Thời trang và Tuổi trẻ - Ngữ Văn 12>
Một lần, ngày 20.11 chúng tôi đến thăm cô giáo chủ nhiệm. Được dịp đi chơi, lũ con gái diện những bộ quần áo thật đẹp, đủ kiểu dáng, màu sắc. Không còn “trước sau như một” trong màu áo đồng phục. Nhìn những đứa học trò trò xinh xắn và rất diện, rất mốt, cô cười.
Bài Làm
Một lần, ngày 20.11 chúng tôi đến thăm cô giáo chủ nhiệm. Được dip đi chơi, lũ con gái diện những bộ quần áo thật đẹp, đủ kiểu dáng, màu sắc. Không còn “ trước sau như một” trong màu áo đồng phục. Nhìn những đứa học trò trò xinh xắn và rất diện, rất mốt, cô cười. Rồi cô kể cho chúng tôi nghe chuyện hơn hai mươi năm về trước, khi cô cũng trạc tuổi chúng tôi bây giờ. Từ quê lên thị xã học cấp ba, “ tài sản” lớn nhất trong goi quần áo của cô là hai bộ đi học. Hai chiếc quần, một lành, một phải đeo phía sau đôi “ ti vi”. Nghĩa là, đã sờn mông và vá bằng cách chần những đường chỉ thành hình chiếc tivi. Nghe cô kể lũ con gái chúng tôi tròn mắt rồi rũ ra cười. Tưởng cô chỉ kể lại cho vui để trêu chọc chúng tôi một tẹo. Tôi đem câu chuyện ấy kể vói mẹ và bà, mẹ bảo ngay "Cô giáo kể thế là đúng còn gì, cô của con còn diện đây, mẹ chẳng bao giờ biết đến quần áo mới, quanh năm mặc thừa..." . Còn bà thì chép miệng: "Bọn trẻ bây giờ sung sướng hơn thế hệ trước, ăn ngon, mặc đẹp hơn rất nhiều. Nhưng có nhiều cô "choai choai" thời trang và thiêu vải quá, khoe hết cả rốn với lưng…”. Mỗi khi nghe "các phụ huynh" nửa khen, nửa chê như thế, ta không khỏi nghĩ "các cụ lạc hậu", lại vừa băn khoăn tự hỏi: Thế nào là ăn mặc hợp thời trang? Thế nào là "biết ăn mặc" đế mình thấy đẹp mà mọi người cũng được vừa mắt?
Vậy thời trang là gì? Hằng ngày ta nghe các cô, các chị bảo nhau, người này "hợp thời trang, sành điệu, mô - đen", người nọ "nhà quê", "không biết ăn mặc",... Trên đường đi học ta thấy cơ man là biểu hiệu thời trang trên phố. Thời trang túi, cặp, thời trang mũ, đồng hồ thời trang, tóc thời trang... Như vậy, theo nghĩa thông dụng nhất, thời trang có nghĩa là phong cách ăn mặc hoặc trang sức đẹp mắt, phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ đương thời, gây thiện cảm với đa số người xung quanh. Người lớn có "thời trang xe hơi", "thời trang “công sờ", "thời trang bà bầu",... Bạn trẻ chúng ta có "thời trang xì tin", ''thời trang 8X", "thời trang 9X", "thời trang điện thoại di động"... Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng sung túc thì nhu cầu thời trang ngày càng mạnh mẽ. Nếu nghe kể hoặc xem phim tài liệu, phim truyện về thời ba cấp ở nước mình, ta sẽ thấy vừa buồn cười vừa thương cho "thời các cụ", ăn mặc tuềnh toàng đơn điệu. Tất cả "đồng phục" kiểu áo sơ mi "kín cổng cao tường" hai gam màu trắng, xanh cơ bản, tóc con gái thì một kiểu tết đuôi dài đã vắt vẻo hai bên vai... Còn thời nay, bọn con gái "ăn diện hết chỗ nói", nga Quốc tế phụ nữ mùng 8 tháng 3, ngày Nhà giáo 20 tháng 11 xuất hiện áo dài trắng thêu đủ sắc màu, tha thướt duyên dáng. Lúc đi dã ngoại lại có các kiểu, áo phông, áo lụa, áo tơ tằm, áo bó, áo chẽn, áo thụng rực rõ khoe dáng. Kiểu tóc còn đa dạng hơn: ngắn có, dài có, tóc tỉa nửa ngắn nửa dài, mái bồng lượt sóng, tóc ép, tóc là, tóc uốn dâu hỏi, tóc uốn lọn vuốt keo... Đây là chưa kể đến "thời trang giày dép" của các chị em ngày nay. Mùa hè thì xăng đan, dép tôn; xỏ ngón, guốc gỗ thời trang, mùa đông nào giày cao gót, giày thể thao, giày lười, giày bệt, cao hơn một chút thì sắm bốt ống cao, thấp, khóa khuy đủ loại… Đặc biệt, mấy năm gần đây, do nhập nhiều phim ảnh Hàn Quốc đã tạo cơ hội làm đẹp cho không ít bạn trẻ. Với tầng lớp xã hội có thu nhập và mức sống cao, thời trang còn là "hàng hiệu", "hàng ngoại xịn", đắt tiền, quý hiếm, thời thượng... Với lứa tuổi học đường, thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta nên quan niệm thế nào là thời trang, sử dụng thời trang ra sao để vừa làm đẹp cho xã hội vừa phù hợp với điều kiện sống cho bản thân?
Có một số bạn thuộc gia đình khá giả, bố mẹ là công chức cao cấp hoặc có công ty kinh doanh phát đạt. Các bạn ấy ăn mặc “sành điệu", ngoài giờ học khóa ở trường, các bạn thường mang những bộ quần áo jean, áo phông ngoại, màu sắc bắt mắt, kiểu dáng khỏe đẹp, trông rất dễ thương. Nhiều bạn khác có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn chỉ biết trầm trồ thán phục trước những "bộ cánh thời trang" làm nổi bật vẻ đẹp trẻ trung của chủ nhân chúng. Nhưng bỗng có một ngày, nhóm bạn khá giả đó muốn nổi bật thêm nữa, họ nhuộm tóc hung, vàng, tím, đỏ, tia tóc tém rồi vuốt keo ngược lên tua tủa như con nhím, bắt chước mây người mẫu - ca sĩ phim Hàn Quốc, phim Mĩ... Bạn bè nhìn ngơ ngác, thầy, cô và nhà trường phản đối, mấy bác lao công lớn tuổi tỏ vẻ bất bình. Phải chăng đó là "thời trang" của tuổi trẻ hiện đại? Rõ ràng những “cách tân thời trang" đó giống như mấy nốt nhạc lạc điệu chói tai xen lẫn vào một bản hòa tấu trữ tình làm cho người thưởng thức bỗng giật mình rồi thất vọng ngao ngán.
Cũng có những bạn mặc giản dị, nhưng sạch sẽ, gọn gàng. Thỉnh thoảng, bị nhóm khá giả chê là "trông nhà quê quá", "ăn mặc như ngố". Nhưng đối lại, các bạn ấy lại luôn là người "thời trang", "mô đen" nhất trong các kì thi. Nghĩa kết quả học tập của các bạn ấy luôn buộc người khác phải trầm trổ thán phục. Bên cạnh đó còn được bạn bè yêu quý bởi thái độ quan tâm, giúp đỡ tận tình đối với những người bạn vượt khó bên mình. Ta nhận thấy, những câu ca , tục ngữ: "Hơn nhau tấm áo manh quần..." hay "người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân" có thể hiểu theo cả hai khía cạnh, một mặt, cha ông ta đề cao sức của thời trang, trang phục hay là cái vỏ bọc vật chất của con người, nhưng mặt khác, cũng là một cách khẳng định vị thế độc lập của giá trị tình không bị che lấp bởi giá trị vật chất. Thực tế cho thấy, khi cái vỏ bọc vật nhất thời mất đi, cái đánh giá còn lại lưu giữ tôn vinh vẻ đẹp con người không đâu khác chính là phẩm chất lương thiện hay nhân cách tốt đẹp.
Như vậy, bạn nghĩ sao, giữa nhóm bạn khá giả và nhóm bạn giản dị kia? Ai là người hợp thời trang hơn, biết ăn mặc hơn? Thiết nghĩ, thời trang và tuổi trẻ chúng ta không chỉ có nghĩa là làm đẹp với hình thức trang phục thời thượng quan trọng hơn chính là thời trang phải phù hợp với hoàn cảnh sống của chính mình. Thời trang sẽ biến thành phản thời trang khi nó đi liền với thói đua học đòi, bắt chước, chạy theo những cái xa lạ với truyền thống cộng đồng hay gia đình. Và ngược lại, cái không thời trang lại khiến người xung quanh có thiện cảm, đánh giá cao khi ẩn giấu phía sau là một tâm hồn đẹp, sáng, biết yêu thương, chia sẻ và tính thần cầu tiến tích cực. Thời trang tóc nhuộm, đầu tém, áo hở rốn, trễ ngực khoe lưng... dù gây xáo động trầm trong "thiên hạ" nhưng chỉ là nhất thời rồi sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi các loại thời trang khác "hoành tráng" hơn. Chỉ thời trang tinh thần lành mạnh sẽ mãi làm ấm lòng và nuôi dưỡng bền bỉ cuộc sống của con người.
Mặc dù vậy, mặc đẹp, làm đẹp để tuổi trẻ và thời trang luôn song hành với nhau góp phần tô điểm cho cuộc sống thêm tươi vui và sinh động, theo tôi vẫn luôn là điều lí tưởng cần hướng tới. Khi đất nước mình giàu, đương nhiên, việc tuổi trẻ sở hữu những trang phục thời trang đa dạng sắc màu kiểu dáng sẽ chứng tỏ thêm sự phồn vinh của đất nước. Và ngay cả khi đó thời trang vẫn cần tuổi trẻ dẫn dắt đi theo những gu thẩm mĩ được chọn lựa sao cho vừa hiện đại, vừa không quá xa lạ với truyền thống văn hóa dân tộc mình.
Loigiaihay.com
- Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục - Ngữ Văn 12
- Nghị luận: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" - Ngữ Văn 12
- Nghị luận: Tình trạng học lệch ôn thi lệch của học sinh hiện nay - Ngữ Văn 12
- “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đối cả thế giới ” (N.Mandela). Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về câu nói trên - Ngữ Văn 12
- Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn nêu lên những suy nghĩ của mình về nạn bạo lực học đường đang thường xuyên xảy ra hôm nay - Ngữ Văn 12
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"