Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá (chi tiết)


Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá trang 118 SGK ngữ văn 8. 1. Ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

ND chính

Video hướng dẫn giải

Nạn nghiện thuốc lá dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người; gây tác hại nhiều mặt với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ông dịch được không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

- Thuốc lá ở đây chính là tệ nạn nghiện thuốc lá. Tác giả so sánh tệ nghiện này với ôn dịch là xác đáng vì tệ nạn nghiện thuốc lá cũng rất dễ lây lan.

- Ngoài ra từ ôn dịch là một từ thường dùng làm tiếng chửi rủa như "Đồ ôn dịch!". Dấu phẩy ngăn cách giữa “ôn dịch” và thuốc lá là nhằm nhấn mạnh sắc thái biếu cảm thế hiện sự căm tức là ghê tởm, một lời nguyền rủa: Thuốc lá! Đồ ôn dịch!

- Vẫn có thể sửa tên nhan đề thành "ôn dịch thuốc lá" hoặc "thuốc lá là một loại ôn dịch" tuy nhiên sẽ giảm tính biểu đạt, biểu cảm của tên nhan đề.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 121 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?

Lời giải chi tiết:

- Trước khi phân tích tác hại của thuốc lá, tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc: “Nếu đánh giặc như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.”

- Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo:

+ Lấy lối so sánh của nhà quân sự đại tài nói tới vấn nạn thuốc lá

+ Tạo sự liên tưởng bằng lối lập luận sắc bén.

+ Thuốc lá cũng là một loại giặc cần chống

+ Giặc thuốc lá không đánh như vũ bão, nó "gặm nhấm như tằm ăn dâu"

+ Tác hại của thuốc lá không nhìn thấy ngay nên mức độ nguy hiểm khôn lường.

⟹ Đây là so sánh sáng tạo, làm cho lập luận chặt chẽ, tạo liên tưởng thú vị.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Vì sao tác giả đặt giả định "Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?

Lời giải chi tiết:

- Đặt giả định "tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" để phủ định, bác bỏ:

+ Thực tế, nhiều người coi thường sức khỏe người thân, người xung quanh nên mặc sức hút thuốc lá.

+ Họ ngụy biện bằng cách vin vào quyền tự do cá nhân, tuyên bố tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

+ Tác giả phản bác vì người hút thuốc không chỉ hủy hoại sức khỏe bản thân mà còn hủy hoại sức khỏe của những người xung quanh.

+ Hút thuốc là quyền cá nhân, nhưng không thể sử dụng quyền đó làm ảnh hưởng tới không khí người khác.

⟹ Tác giả dùng chính quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

C âu 4 (trang 122 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?

Lời giải chi tiết:

- So sánh tình hình hút thuốc ở nước ta ngang với các thành phố lớn ở Âu - Mĩ:

+ Dù nước ta nghèo hơn các nước Âu - Mĩ nhưng tỉ lệ hút thuốc ngang với họ ⟶ điều đáng báo động

+ Các nước phát triển ở Âu - Mĩ cấm, có chiến dịch chống hút thuốc mạnh mẽ, còn nước ta chưa có biện pháp quyết liệt.

+ Nước ta còn quá nhiều bệnh dịch cần thanh toán thế mà chúng ta lại rước về nhiều thứ bệnh dịch nguy hiểm và tốn kém.

- Sự so sánh là rất cần thiết vì nó cảnh báo mạnh mẽ vấn nạn hút thuốc lá đang trở nên phổ biến ở nước ta, cần đưa ra các biện pháp khắc phục.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 122 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Tìm hiểu tình trạng hút thuốc lá ở một số người thân hoặc bạn bè quen biết. Dựa vào cách lập bảng thống kê của bài đọc thêm số 1 để phân loại nguyên nhân.

Trả lời:

Lứa tuổi 11 - 15 16 - 20
Số đối tượng thân thiết, quen biết 25 15
- Vui bạn, nể bạn 60% 40%
- Bắt chước 30% 50%
- Tỏ vẻ người lớn 15% 10%
- Giải buồn 5% 10%


Câu 2 (trang 122 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Dùng 5 dòng để ghi lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị trích in ở bài đọc thêm số 2.

Trả lời:

   Bài viết trên báo tiếp thị Sài Gòn ghi lại chân thực cái chết của tỉ phú trẻ Rốt-sin khi chơi bạch phiến quá liều. Đó cũng là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho thế hệ trẻ cần ý thức rõ về bản thân và cần kiên quyết nói “không” với tệ nạn xã hội. Đối với các bậc phụ huynh cũng cần có những biện pháp giáo dục, nâng cao hiểu biết và kĩ năng sống cho con trẻ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Như vậy cuộc sống càng phát triển càng kéo theo nhiều cám dỗ khiến con người dễ lầm lạc. Các bạn trẻ trong thời đại ngày nay cần ý thức được mục đích sống của mình, nâng cao hiểu biết bằng trải nghiệm, tránh xa tệ nạn xã hội để sống cuộc đời ý nghĩa.


Bình chọn:
4.7 trên 74 phiếu
  • Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) (chi tiết)

    Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) trang 123 SGK Ngữ văn 8 tập 1. Câu 2. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy nêu thêm quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu. Cho ví dụ minh họa.

  • Soạn bài Phương pháp thuyết minh (chi tiết)

    Soạn bài Phương pháp thuyết minh trang 126 SGK Ngữ văn 8 tập 1. Câu 1: Tác giả bài Ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu, tìm hiểu rất kĩ để nên lên yêu cầu chống nạn thuốc lá. Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí