Soạn bài Các loài chung sống với nhau như thế nào? SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết>
Soạn bài Các loài chung sống với nhau như thế nào? chi tiết SGK ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Trước khi đọc, Đọc văn bản, Sau khi đọc
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Nội dung chính
Văn bản nêu lên sự đa dạng của sinh vật cũng như cách các loài chung sống với nhau. Đồng thời nhắc đến con người với tư cách chủ thể tác động tới tự nhiên. |
Trước khi đọc 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông, in-tơ-nét cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất? Em suy nghĩ gì về việc chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu nói về sự đa dạng của thế giới tự nhiên?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức em hay xem trên truyền hình, internet để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông, in-tơ-nét cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất:
+ Chương trình Thế giới động vật (kênh VTV2)
+ Animal Plnet (kênh 45): đây là kênh duy nhất dành toàn bộ thời gian để nói về những loài động vật. Thông qua những thước phim tài liệu về thiên nhiên và cuộc sống hoang dã thế giới động vật muôn màu hiện lên đầy chân thực và sống động.
- Chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu để bổ sung kiến thức, sự hiểu biết thực tế về thế giới tự nhiên, về đa dạng sinh học. Từ đó ý thức được vấn đề bảo vệ sự đa dạng sinh học đó.
- Chương trình Thế giới động vật ở VTV2.
- Thường xuyên tìm hiểu để liên tục cập nhật tin tức.
Thế giới động vật trên VTV2
Thế giới hoang dã VTV 2
Khám phá thế giới VTV2
Mười vạn câu hỏi vì sao VTV 3
Trước khi đọc 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trong số những tài liệu, bộ phim kể về các loài sinh vật mà em đã đọc, đã xem, tài liệu, bộ phim để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Nhớ lại các bộ phim em đã xem và trình bày suy nghĩ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trong số những tài liệu, bộ phim kể về các loài sinh vật mà em đã đọc, đã xem, tài liệu, bộ phim để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là King Kong. Em thích bộ phim này nhất vì phim có ý nghĩa sâu sắc về tình bạn giữa con người với các loài động vật hoang dã.
Bộ phim Những chú chó dũng cảm – hành trình của ba thành viên thuộc đoàn nghiên cứu, gồm Jerry Shepard, bạn thân của anh Cooper và một nhà địa chất người Mỹ Davis McClaren (giải cứu động vật).
Trong các chương trình đã xem, em thích nhất là tập Thế giới động vật - Tìm hiểu về đại bàng. Vì tập phim đã rất đầu tư, gắn máy quay vào chân đại bàng, giúp em quan sát được cuộc sống của chúng và biết thêm nhiều thông tin thú vị về loài động vật này.
Đọc văn bản 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trật tự trong cuộc sống của muôn loài được thể hiện như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn này và tìm ý, trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trật tự trong cuộc sống của muôn loài được thể hiện:
- Dựa vào tính chất, phân chia các loài: loài ưu thế, thứ yếu, ngẫu nhiên, chủ chốt, đặc trưng…
- Có thể chia trật tự các loài theo không gian sống chung, theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang.
- Trong quần xã luôn tồn tại một trật tự. Trật tự trong cuộc sống của muôn loài: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt, loài đặc trưng,…
+ Loài ưu thế (như cậy thông trong quần xã rừng thông) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh.
+ Loài chủ chốt (như sư tử ở các đồng cỏ hay cá sấu ở đầm nước châu Phi) đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quần xã.
Trật tự trong cuộc sống của muôn loài được thể hiện như sau:
- Dựa vào tính chất của loài trong quần xã:
- Loài ưu thế (như cậy thông trong quần xã rừng thông) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh
- Loài chủ chốt (như sư tử ở các đồng cỏ hay cá sấu ở đầm nước châu Phi) đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quần xã
- Dựa vào sự phân bố các loài trong không gian sống chung, hoặc theo chiều thẳng đứng (như sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới), hoặc theo chiều ngang (trải ra theo bề rộng của địa hình), để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài có thể sử dụng nguồn sống của môi trường một cách hiệu quả nhất.
Đọc văn bản 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Những bước tiến vượt bậc của nhân loại có ảnh hưởng tới muôn loài không?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Những bước tiến vượt bậc của nhân loại ảnh hưởng sâu sắc tới muôn loài:
- Con người can thiệp vào trật tự của giới tự nhiên.
- Sự cân bằng trong đời sống tự nhiên bị xáo trộn.
- Môi trường chịu tác động xấu.
- Những bước tiến vượt bậc của nhận loại đã có ảnh hưởng đến cuộc sống muôn loài:
+ Sự cân bằng trong đời sống muôn loài ít nhiều bị xáo trộn, phá vỡ.
+ Thêm vào đó những yếu tố vô sinh của môi trường cũng phải chịu những tác động xấu.
Những bước tiến vượt bậc của nhận loại có ảnh hưởng đến cuộc sống muôn loài:
- Sự cân bằng trong đời sống của muôn loài bị xáo trộn, phá vỡ
- Những yếu tố vô sinh của môi trường cũng phải chịu những tác động xấu
Sau khi đọc 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Những con số, dữ liệu nào trong đoạn (2) (Theo ước tính... .lẫn nhau của muôn loài) thể hiện sự phong phú của các loài trên Trái đất?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn 2 và tìm các thông tin chỉ số liệu.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Những con số, dữ liệu trong đoạn (2) thể hiện sự phong phú của các loài trên Trái đất:
+ Trái đất có khoảng trên 10.000.000 loài sinh vật, bao gồm cả thực vật và động vật.
+ Hiện nay, con người mới chỉ biết được khoảng trên 1.400.000 loài. Trong đó, có trên 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật
- Theo ước tính của nhiều nhà khoa học, trên Trái Đất hiện có khoảng: 10.000.000 loài sinh vật.
- Hiện nay con người mới chỉ nhận biết được khoảng 1.400.000 loài, trong đó có hơn 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật.
Những con số, dữ liệu trong đoạn (2) (Theo ước tính... lẫn nhau của muôn loài) thể hiện sự phong phú của các loài trên Trái Đất:
- Trái Đất có Khoảng trên 10.000.000 loài sinh vật
- Con người đã nhận biết khoảng trên 1.400.000 loài, trong đó có hơn 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài thực vật
Sau khi đọc 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Đoạn (3) (Các loài động vật...riêng từng loài) đã nói gì về sự đa dạng của quần xã sinh vật?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn 3, tìm ý về sự đa dạng của quần xã sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đoạn (3) đã nói về sự đa dạng của quần xã sinh vật:
- Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã, trong những bai-ôm khác nhau.
- Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài.
Mỗi quần xã sinh vật là một thế giới riêng không giống với những quần xã khác. Mặt khác, trong nội bộ từng quần xã, có thể nhận thấy cái riêng của rất nhiều loài cùng chung sống với nhau.
Sự đa dạng của các quần xã sinh vật được nói ở đoạn (3):
"Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài"
Sau khi đọc 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Nêu những căn cứ giúp ta hiểu được tính trật tự trong đời sống của muôn loài. Theo em việc thiên nhiên duy trì trật tự ấy có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đọc 4 văn bản, tìm ý trình bày.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Những căn cứ giúp em hiểu được tính trật tự của đời sống muôn loài:
+ Cơ cấu tổ chức của quần xã bao gồm: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài chủ chốt, loài ngẫu nhiên, loài đặc trưng.
+ Mỗi loài có một vai trò khác nhau trong quần xã, góp phần tạo nên và duy trì sự phát triển bền vững của quần xã.
- Theo em, việc thiên nhiên giữ gìn duy trì trật tự ấy có ý nghĩa tạo nên sự đa dạng, phát triển bền vững của các hệ sinh thái trên trái đất như một quy luật sinh thái tự nhiên của sự sống trên hành tinh.
- Trong quần xã luôn tồn tại một trật tự. Trật tự trong cuộc sống của muôn loài: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt, loài đặc trưng,…
+ Loài ưu thế (như cậy thông trong quần xã rừng thông) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh.
- Ngoài những điều kể trên, trật tự này còn được thể hiện ở sự phân bố các loài trong không gian sống chung, hoặc theo chiều thẳng đứng (như sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới), hoặc theo chiều ngang (trải ra theo bề rộng của địa hình), để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài có thể sử dụng nguồn sống của môi trường một cách hiệu quả nhất.
- Những căn cứ giúp ta hiểu được tính trật tự trong đời sống của muôn loài:
- Trật tự trong cuộc sống của muôn loài: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt, loài đặc trưng,…
- Loài ưu thế (như cậy thông trong quần xã rừng thông) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh.
- Loài chủ chốt (như sư tử ở các đồng cỏ hay cá sấu ở đầm nước châu Phi) đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quần xã.
- Trật tự được thể hiện ở sự phân bố các loài trong không gian sống chung, hoặc theo chiều thẳng đứng (như sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới), hoặc theo chiều ngang (trải ra theo bề rộng của địa hình), để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài có thể sử dụng nguồn sống của môi trường một cách hiệu quả nhất.
- Theo em, việc suy trì trật tự ấy giúp cho các loài có cuộc sống ổn định về số lượng và chất lượng, không loài nào phải chịu đói khát hay đối mặt với nạn tuyệt chủng, bởi chúng sinh tồn theo một trật tự nhất định
Sau khi đọc 4
Video hướng dẫn giải
Câu 4 (trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong từng quần xã sinh vật sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn 5, kết hợp với suy luận của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong từng quần xã sinh vật sẽ không thể duy trì.
- Các loài trong quần xã cần quan hệ hỗ trợ để cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ và ràng buộc lẫn nhau để cùng tồn tại, duy trì, tạo nên sự cân bằng tuyệt hảo và nhịp sống ổn định lâu dài trong quần xã.
Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong đời sống của các loài trong 1 quần xã lập tức bị phá vỡ. Ngược lại, nếu quan hệ hỗ trợ luôn cùng tồn tại bên cạnh quan hệ đối kháng thì mọi thứ đạt tới sự cân bằng và vạn vật đều có cơ hội sống (chính câu chuyện giữa hai cha con Mu-pha-sa và Xim-ba được nhắc ở đầu văn bản nói rõ điều này)
Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, thì sẽ dẫn đến những loài sinh vật nhỏ bé, yếu ớt dần bị tuyệt chủng. Các loài vật sẽ dần mất đi nguồn lương thực chính của mình. Từ đó gây nên sự mất cân bằng trong từng quần xã sinh vật do mất đi những mắt xích quan trọng.
Sau khi đọc 5
Video hướng dẫn giải
Câu 5 (trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Theo em, đoạn nào trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các đoạn trong văn bản, chọn đoạn văn nói rõ nhất cách trình bày trên.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đoạn văn thứ bảy thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả "Trên Trái đất... đẹp đẽ này". Đoạn văn trình bày về việc phát triển quá mức của loài người đã dẫn đến những hậu quả về thiên nhiên, trái đất mà con người đang phải gánh chịu.
Theo em, đoạn "Trên Trái Đất... thế giới đẹp đẽ này." trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả.
Đoạn văn thể hiện rõ cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả là:
"Trên Trái Đất, con người cũng chỉ là một loài sinh vật ... với tất cả những gì làm nên thế giới đẹp đẽ này".
Sau khi đọc 6
Video hướng dẫn giải
Câu 6 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có gì đặc sắc?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn mở đầu và kết thúc, chú ý nội dung của hai đoạn này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cách mở đầu và kết thúc của văn bản đều liên quan đến bộ phim hoạt hình Vua sư tử. Đây là cách mở đầu và kết thúc đặc biệt và độc đáo của tác giả để dẫn dắt và kết luận vấn đề nghị luận về sự sống, sự đa dạng cuộc sống sinh vật trên trái đất và những thông điệp về sống hòa hợp với thiên nhiên.
Đoạn mở và kết của văn bản giàu sắc thái cảm xúc, đã làm “mềm” đi sự khô khan thường có của văn bản thông tin, hơn nữa, còn gợi nhiều suy nghĩ, với sự hỗ trợ của tác phẩm nghệ thuật được đưa vào vùng liên tưởng – Vua sư tử.
Văn bản mở đầu và kết thúc bằng các lời thoại của một nhân vật hoạt hình là vua sư tử Mu-pha-sa (Vua sư tử)
→ Tạo nên sự thú vị và biểu cảm cho văn bản, giảm bớt sự khô khan của một văn bản thông tin
Sau khi đọc 7
Video hướng dẫn giải
Câu 7 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Con người có thể làm gì để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân, liệt kê ra những việc tích cực mà con người có thể làm.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Những việc con người có thể làm để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật: Trồng cây gây rừng, bảo vệ các loài động vật quý hiếm và hoang dã, các loại sinh vật biển, cải thiện hồ chứa nước,...
- Bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
- Không săn bắt các loài động thực vật quý hiếm…
Để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật, con người có thể thực hiện các hành động thiết thực như:
- Khai thác các tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí
- Khai thác rừng, những địa hình tự nhiên có kế hoạch để đảm bảo môi trường sống của các loài động vật
- Không săn bắn, nuôi nhốt trái phép những loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài trên bờ vực tuyệt chủng
- Tuyên truyền, giáo dục về việc cần phải bảo vệ và yêu thương các loài động vật, sinh vật sống
Viết kết nối với đọc
Video hướng dẫn giải
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với chủ đề: Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài đều cần thiết cho nhau.
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và sử dụng câu mở đoạn đã cho sẵn.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau. Mỗi loài sống trong một sinh cảnh đều có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với những loài khác. Tất cả những loài đó cùng sinh sống, cùng phát triển, ràng buộc lẫn nhau bởi mối quan hệ đối kháng hay hỗ trợ, kiểm soát lẫn nhau hay cùng nhau hỗ trợ để cùng tồn tại lâu dài. Sự phát triển hay biến mất của một loài đều ít nhiều ảnh hưởng đến những loài xung quanh trong quần xã. Lưới thức ăn, chuỗi thức ăn và các con đường, mối quan hệ sinh thái của các loài bền vững, phát triển theo năm tháng. Tóm lại, trong quần xã và trên hành tinh này, muôn loài đều ràng buộc lẫn nhau để cùng tồn tại, phát triển.
Loigiaihay.com
Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau. Bởi nếu quan hệ hỗ trợ luôn cùng tồn tại bên cạnh quan hệ đối kháng thì mọi thứ đạt tới sự cân bằng và vạn vật đều có cơ hội sống. Do đó chúng ta cần hành động để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật. Trồng cây gây rừng, bảo vệ các loài động vật quý hiếm và hoang dã, các loại sinh vật biển, cải thiện hồ chứa nước,... Tất cả vì một tương lai tốt đẹp!.
Trái Đất là một hành tinh rất đa dạng sự sống với hơn 10 triệu loài sinh vật. Chúng đã phân chia thành các quần xã với đặc điểm và lối sống khác nhau. Dựa vào đó, chúng tự tìm cho mình các khu vực thích hợp để sinh sống, đồng thời giảm bớt sự cạnh tranh và tấn công của các loài khác. Trong cùng một quần xã, sẽ tồn tại cùng lúc hai mối quan hệ gồm hỗ trợ và đối kháng. Hai mối quan hệ đó tồn tại đối lập với nhau giúp duy trì sự cân bằng trong môi trường tự nhiên. Khi sự cân bằng đó bị phá vỡ, thì một giống loài sẽ biến mất hoặc phát triển quá mức.
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Trái Đất SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thảo luận giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Ôn tập Học kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Sáng tạo cùng tác giả. SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Ôn tập Học kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Sáng tạo cùng tác giả. SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết
- Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết