Nêu suy nghĩ của em vể chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì?>
Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ.
Dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)
- Giới thiệu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
- Nhân vật con ếch: con vật nhỏ bé, hiểu biết hạn hẹp nhưng lại kiêu ngạo.
II. Thân bài
1. Ếch khi ở trong giếng
- Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng, xung quang chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ
- Ếch tưởng trời chỉ bằng cái vung còn mình là một vị chúa tể.
→ Thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại chủ quan, huênh hoang
2. Ếch khi ra khỏi giếng
- Môi trường sống thay đổi sau một trận mưa lớn: rộng lớn, nhiều thứ mới lạ
- Thái độ của ếch: nhâng nháo, không thèm đế ý đến xung quanh, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp
- Kết quả: ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp
→ Chủ quan, kiêu ngạo nên bị trả giá quá đắt
3. Bài học rút ra
- Môi trường nhỏ bé, hạn hẹp sẽ hạn chế tầm hiểu biết. Khi sống lâu ở môi trường ấy, không mở rộng thì hiểu biết trở nên nông cạn.
- Sự kiêu ngạo, chủ quan sẽ phải trả giá.
- Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, tầm nhìn.
- Khi thay đổi môi trường sống cần thận trọng, khiêm tốn để thích nghi.
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện
+ Nội dung: phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
+ Nghệ thuật: mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, xây dựng hình tượng gần gũi, quen thuộc…
- Bài học cho bản thân: không được chủ quan, kiêu căng, phải luôn cố gắng học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân…
Bài mẫu
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.
Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ, nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều to lớn là phải!
Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không, nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó. Vậy nên nó đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá mà ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu dẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.
Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh.
Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.
Loigiaihay.com
- Viết đoạn văn chỉ ra những nét riêng về nghệ thuật miêu tả trong hai văn bản Sông nước Cà Mau và Vượt thác.
- Dựa vào văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới, em viết một bài văn ngắn trình bày những cảm nghĩ về cây tre Việt Nam.
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đêm nay… Hồ Chí Minh ( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ )
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ"(Vượt thác - Võ Quảng).
- Cho đoạn thơ sau: Chú bé…đường vàng ( Lượm – Tố Hữu ). Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ trên và dụng ý nghệ thuật của việc lặp lại những câu thơ trên ở cuối bài thơ.
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về động Phong Nha
- Viết đoạn văn cảm nhận về vấn đề được đặt ra trong văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ"
- Viết đoạn văn 6 đến 8 dòng nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản Lao xao
- Từ văn bản Lao xao, viết một đoạn văn tả khu vườn vào buổi sáng
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về động Phong Nha
- Viết đoạn văn cảm nhận về vấn đề được đặt ra trong văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ"
- Viết đoạn văn 6 đến 8 dòng nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản Lao xao
- Từ văn bản Lao xao, viết một đoạn văn tả khu vườn vào buổi sáng