Mục I, II - Phần A - Trang 59, 60 Vở bài tập Vật lí 8>
Giải trang 59, 60 VBT vật lí 8 Mục I - Khi nào có công cơ học, Mục II - Công thức tính công (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 13
I - KHI NÀO CÓ CÔNG CƠ HỌC?
1. Nhận xét
C1 - C2
C1.
Công cơ học xuất hiện khi .....
Lời giải chi tiết:
C1.
Công cơ học xuất hiện khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.
2. Kết luận
C2. Chỉ có “công cơ học” khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
3. Vận dụng
C3 - C4
C3.
Những trường hợp có công cơ học là:
Lời giải chi tiết:
C3.
Những trường hợp có công cơ học là:
a) Người thợ mỏ đang đẩy cho xe goòng chở than chuyển động.
c) Máy xúc đất đang làm việc.
d) Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao (có lực tác dụng vào và làm vật chuyển dời).
C4.
Những lực thực hiện công cơ học:
a) Lực kéo của đầu tàu hỏa.
b) Lực hút của Trái Đất (trọng lực), làm quả bưởi rơi xuống.
c) Lực kéo của người công nhân.
II - CÔNG THỨC TÍNH CÔNG
2. Vận dụng
C5.
Công của lực kéo của đầu tàu:
Lời giải chi tiết:
Công của lực kéo của đầu tàu:
\(A = F.s = 5000.1000 = 5 000 000 J = 5 000 kJ\).
C6.
Trọng lượng của quả dừa:
Công của trọng lực:
Lời giải chi tiết:
Trọng lượng của quả dừa: \(P = 10.m = 10.2 = 20 (N)\)
Công của trọng lực: \(A= F.s = P.s = 20. 6 = 120 (J)\)
C7*.
Không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang vì .......
Lời giải chi tiết:
Không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang vì khi hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang, trọng lực có phương thẳng đứng, vuông góc với phương chuyển động của vật, nên không có công cơ học của trọng lực.
Ghi nhớ:
- Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng làm vật chuyển dời.
- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển
- Công thức tính công cơ học khi lực F làm dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực : \(A = F. s\)
Đơn vị của công là Jun, (kí hiệu là J). \(1 J= 1N. 1 m = 1Nm\).
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Câu 15, 16 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 141 Vở bài tập Vật lý lớp 8
- Câu 13, 14 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 140, 141 Vở bài tập Vật lý lớp 8
- Câu 10, 11, 12 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 140 Vở bài tập Vật lý lớp 8
- Câu 6, 7, 8, 9 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 139 Vở bài tập Vật lý lớp 8
- Câu 1, 2, 3, 4,5 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 138, 139 Vở bài tập vật lí 8
- Câu 5, 6, 7, 8, 9 bài tự kiểm tra chương I - Cơ học - Trang 92 Vở bài tập Vật lý 8
- Câu 15, 16 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 141 Vở bài tập Vật lý lớp 8
- Câu 13, 14 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 140, 141 Vở bài tập Vật lý lớp 8
- Câu 10, 11, 12 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 140 Vở bài tập Vật lý lớp 8
- Câu 6, 7, 8, 9 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 139 Vở bài tập Vật lý lớp 8