Lý thuyết đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu - CTST>
Lý thuyết đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Bài 2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
1. Đặc điểm dân cư châu Âu
a. Quy mô và gia tăng dân số
- Dân số châu Âu đạt 747,6 triệu người (2020).
=> Chiếm gần 10% dân số thế giới và xếp T4 trong các châu lục.
- Tỉ số gia tăng dân số tự nhiên thấp, có năm xuống đến giá trị âm (- 0,1% năm 2020).
=> Những năm gần đây, dân số tăng chủ yếu do nhập cư.
b. Cơ cấu dân cư
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:
+ Cơ cấu dân số già, tỉ lệ dân số trên 65 tuổi trở lên ngày càng tăng.
+ Nguyên nhân: tỉ lệ sinh giảm, tuổi thọ trung bình của dân cư tăng.
- Cơ cấu dân số theo giới tính:
+ Giai đoạn 1950 – 2020, tỉ lệ nữ cao hơn nam và đang có sự thay đổi.
+ Nguyên nhân: ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội, vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
- Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn:
+ Dân cư có trình độ học vấn cao.
+ Năm 2019, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên là 11,8 năm (thuộc nhóm cao trên thế giới).
=> Thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia châu Âu.
2. Di cư ở châu Âu
- Từ thế kỉ XV, với các cuộc phát kiến địa lí, người châu Âu đã di cư đến khai phá các vùng đất mới ở châu Mỹ.
- Từ giữa thế kỉ XX – nay, người nhập cư vào châu Âu tăng mạnh, chủ yếu là người lao động đến từ các khu vực của châu Á và Bắc Phi.
- Trong nội bộ các quốc gia châu Âu, lao động di chuyển chủ yếu từ khu vực Nam Âu và Đông Âu đến Tây Âu để làm việc.
=> Ảnh hưởng của người nhập cư đến châu Âu đến sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Tích cực:
+ Góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động.
+ Tăng nhu cầu các sản phẩm và dịch vụ.
- Tiêu cực: nhập cư trái phép gây khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự đối với các quốc gia.
3. Đô thị hóa ở châu Âu
- Dân cư phân bố không đều.
- Quá trình đô thị hóa bắt đầu từ những đô thị xuất hiện ở thời cổ đại và phát triển trong thời kì trung đại => nửa cuối XVIII, đô thị hóa phát triển mạnh => Các đô thị không ngừng gia tăng quy mô, nhiều đô thị mới được hình thành.
- Mức độ đô thị hóa cao với 75% dân số sống trong các đô thị (2020).
- Mạng lưới đô thị phát triển rộng với nhiều thành phố đông dân và hiện đại, các đô thị vệ tinh xuất hiện ngày càng nhiều.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục