Bài 8. Vương triều Gúp-ta SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo>
Nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên Ấn Độ.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 33 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên Ấn Độ
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1 SGK
Lời giải chi tiết:
Điều kiện tự nhiên Ấn Độ:
- Lãnh thổ Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á.
- Phía bắc là dãy Hi-ma-lay-a
- Ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương, buôn bán.
- Đồng bằng sông Ấn và sông Hằng cung cấp phù sa và nước cho nông nghiệp.
- Phía Nam là cao nguyên Đê-can, cư dân sống chủ yếu bằng nghề chăn thả gia súc.
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 33 SGK Lịch sử và Địa lí 7
- Trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời kì Gúp-ta.
- Xã hội Ấn Độ thời Gúp-ta thể hiện như thế nào qua sự miêu tả của nhà sư Pháp Hiến trong tư liệu 8.5
Phương pháp giải:
- Đọc lại nội dung mục 2 SGK trang 33
- Trình bày kẻ bảng để dễ có cái nhìn tổng quát.
Lời giải chi tiết:
- Nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời kì Gúp-ta:
Chính trị |
Kinh tế |
Xã hội |
- Năm 320, Ấn Độ thống nhất, vương triều Gúp-ta thành lập. - Đầu thế kỉ VI, người Hung Nô tràn vào xâm lược Bắc Ấn. - Năm 535: Vương triều Gúp-ta kết thúc. |
- Phần lớn người dân sống ở nông thôn và làm nghề nông. - Thương mại phát triển ở thành thị, các đồng tiền vàng, bạc được lưu hành rộng rãi. - Nghề luyện kim, luyện sắt, làm trang sức đạt đến đỉnh cao. |
Chế độ đẳng cấp: thể hiện rõ vị trí xã hội và nghề nghiệp mỗi người. |
- Qua sự miêu tả của nhà sư Pháp Hiến trong tư liệu 8.5 ta có thể thấy xã hội Ấn Độ:
+ Người dân sống hạnh phúc
+ Ai canh tác trên đất của hoàng gia mới phải trả một khoản thuế.
+ Đất nước bình yên, không có “chặt đầu hoặc trừng phạt thể xác”.
+ Các quân lính và nhà hầu của nhà vua đều được trả công.
+ Người dân không giết sinh vật sống, không uống rượu say.
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 35 SGK Lịch sử và Địa lí 7
- Kể tên những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ thời Gúp-ta
- Việc Trường Đại học Phật giáo Na-lan-đa (Nalanda) dạy tri thức về Hin-đu giáo thể hiện điều gì?
Phương pháp giải:
B1. Đọc lại nội dung mục 3 trang 35 SGK
B2. Kẻ bảng về các thành tựu của văn hóa Ấn Độ: tôn giáo, văn học, thiên văn học, y học, kiến trúc…
Lời giải chi tiết:
Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ thời Gúp-ta
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Tôn giáo |
Hin-đu giáo: tôn giáo chính ở Ấn Độ Phật giáo: được coi trọng |
Văn học |
Văn thơ chữ Phạn đạt được nhiều thành tựu. Tác phẩm: Sakuntala, Dushyanta, Bharata,… |
Thiên văn học |
Giả thuyết về Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục của nó. |
Y học |
Các thầy thuốc đã biết phẫu thuật và khử trùng vết thương Họ đã biết làm vacxin. |
Kiến trúc và điêu khắc |
Tạo nên một phong cách nghệ thuật điển hình: Phong cách nghệ thuật Gúp-ta Công trình: Chùa hang A-gian-ta, bảo tháp San-chi, đền tháp Ellora.. |
Luyện tập
Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 36 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Hoàn thành bảng: Khái quát về tình hình Ấn Độ thời kì vương triều Gúp ta, theo mẫu sau:
Phương pháp giải:
Đọc lại toàn bộ nội dung mục 1,2 SGK
Lời giải chi tiết:
Nội dung |
Thời gian |
Tình hình chính trị |
Tình hình kinh tế |
Tình hình xã hội |
Thành tựu văn hóa |
Vương triều Gúp-ta |
Năm 320-535 |
- Đầu thế kỉ VI, người Hung Nô tràn vào xâm lược Bắc Ấn. - Năm 535: Vương triều Gúp-ta kết thúc. |
- Phần lớn người dân sống ở nông thôn và làm thông. - Thương mại khá phát triển ở thành thị - Lưu hành các đồng tiền vàng, bạc - Nghề luyện kim, đặc biệt là nghề làm sắt và đồ trang sức đạt đến đỉnh cao |
Người dân sống trong hạnh phúc, yên vui |
Tôn giáo: Hin-đu giáo, Phật giáo Văn học: Sakuntala, Dushyanta, Bharata, … Biết phẫu thuật, điều chế vacxin |
Vận dụng
Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 36 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Thành tựu văn hóa nào của Ấn Độ thời Gúp-ta còn ảnh hưởng đến ngày nay?
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế thông qua sách báo internet.
Lời giải chi tiết:
Thành tựu văn hóa của Ấn Độ thời Gúp-ta còn ảnh hưởng đến ngày nay:
- Các tác phẩm văn học của nhà văn Kalidasa: Sakuntala, Dushyanta, Bharata, …
- Các thành tựu về y học như phẫu thuật, điều chế vacxin
- Các công trình kiến trúc nổi tiếng như: chùa hang Ajanta, bảo tháp Sanchi, Đền Dashavatara)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục