Lý thuyết thiên nhiên châu Phi


Lý thuyết thiên nhiên châu Phi

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Bài 9. Thiên nhiên châu Phi

1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi

- Vị trí địa lí:

+ Châu Phi có vị trí nằm ở trên cả 4 bán cầu.

+ Tiếp giáp: 

Phía đông: Ấn Độ Dượng.

Phía tây: Đại Tây Dương.

Phía bắc: giáp với châu Âu qua Địa Trung Hải.

Phía đông bắc: giáp châu Á qua Biển Đỏ và bán đảo Xi-nai.

- Lãnh thổ:

+ Diện tích: 30 triệu km2, lớn thứ 3 thế giới.

+ Lãnh thổ có hình dạng khối khổng lồ, đường bờ biển ít bị chia cắt.

2. Đặc điểm tự nhiên

a. Địa hình và khoáng sản

- Địa hình: bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 750 m so với mực nước biển.

+ Hướng nghiêng: cao ở đông nam, thấp dần về tây bắc.

+ Các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp, đồng bằng.

+ Sơn nguyên phân bố chủ yếu ở khu vực phía đông và nam như: sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a, sơn nguyên Đông Phi,...

+ Các bồn địa xen giữa các vùng đất cao: bồn địa Công-gô, Ca-la-ha-ri,...

+ Có những hoang mạc có diện tích rộng lớn: Xa-ha-ra, Na-míp,...

+ Một số dãy núi nằm ở phía bắc và nam: Át-lát, Drê-ken-béc,...

- Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản: vàng, kim cương, dầu mỏ, khí tự nhiên, crôm,... Khoáng sản phân bố không đồng đều, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một số quốc gia.

b. Khí hậu: phần lớn diện tích lãnh thổ nằm trong đới nóng, có các đới:

- Đới khí hậu xích đạo

+ Nhiệt độ trung bình năm cao (khoảng 25 độ C)

+ Mưa quanh năm, lượng mưa lớn

- Đới khí hậu cận xích đạo

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C

+ Lượng mưa khá lớn, giảm dần về phía hai chí tuyến

- Đới khí hậu nhiệt đới.

+ Mang tính chất lục địa nóng, khô và thay đổi theo mùa

+ Lượng mưa rất ít, có nơi cả năm không mưa

- Đới khí hậu cận nhiệt.

+ Nhiệt độ chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ khá lớn

+ Lượng mưa trung bình khoảng 500mm/năm, số ngày mưa ít

c. Sông, hồ

- Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố không đều.

- Nguồn cấp nước chính: nước mưa, chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa.

- Hệ thống sông lớn: Công-gô, Nin, Dăm-be,di, Ni-giê,...

- Các hồ lớn: chủ yếu phân bố ở Đông Phi như: hồ Vic-to-ri-a, hồ Tan-ga-ni-ca,... Các hồ có giá trị cung cấp nước ngọt và nguồn thủy sản quan trọng cho người dân trong vùng.

d. Các môi trường tự nhiên

- Môi trường xích đạo: gồm bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê. Sinh vật phát triển, đặc trưng là rừng thường xanh, mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, đất màu mỡ nên thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.

- Môi trường nhiệt đới: phân bố hai bên môi trường xích đạo. Cảnh quan chuyển từ kiểu rừng sang đồng cỏ cao khi về phía chí tuyến. Sông ngòi có lưu lượng nước lớn, thay đổi theo mùa. Đất đỏ vàng là chủ yếu.

- Môi trường hoang mạc: chiếm diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến, sông ngòi, sinh vật kém phát triển.

- Môi trường cận nhiệt: chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích, nằm ở phía bắc và phía nam châu Phi. Thực vật chủ yếu là cây lá cứng, mạng lưới sông ít phát triển.


Bình chọn:
4.2 trên 6 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí