Lý thuyết Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người như sau: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội...
1. Một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người
Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người như sau: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 16); Mọi người đều có quyền sống (Điều 19); Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20); Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21);...
2. Một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
a) Các quyền về chính trị, dân sự
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự như: quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định (Điều 23); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo luật định (Điều 25); quyền bầu cử khi đủ mười tám tuổi trở lên và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân khi đủ hai mươi mốt tuổi trở lên (Điều 27); quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28); quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân khi đủ mười tám tuổi trở lên (Điều 29),...
b) Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội như công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt (Điều 26); quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Điều 35); quyền học tập (Điều 39); quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42);...
c) Nghĩa vụ cơ bản của công dân
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản như: nghĩa vụ học tập (Điều 39); nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43); nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44); nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46); nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47)
- Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
- Lý thuyết Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, cộng nghệ, môi trường Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
- Lý thuyết Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống