Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, giải gdcd 10 kết nối tri thức Chủ đề 8: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt..

Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường


Em hãy chia sẻ một khẩu hiệu về kinh tế hoặc văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường mà em biết.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 103 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy chia sẻ một khẩu hiệu về kinh tế hoặc văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường mà em biết. Theo em, khẩu hiệu đó được sử dụng để làm gì?

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của bản thân và hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

- Về kinh tế: “Viết nên cuộc sống” của hãng bút bi Thiên Long: câu khẩu hiệu trên nhằm mục đích giới thiệu cho người dùng biết đến hãng bút bi Thiên Long, vừa ngắn gọn, mục tiêu rõ ràng hướng đến mục tiêu là giới thiệu bút bi, không gây phản cảm và luôn nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm.

- Văn hóa: “Xếp hàng là văn minh”: câu khẩu hiệu trên nói về văn hóa xếp hàng, mục đích sử dụng của câu nói này nhằm tuyên truyền đến mọi người về việc xếp hàng khi có việc gì liên quan đến việc thứ tự trước sau, không bon chen ồ ạt gây ảnh hưởng đến mọi người và nơi công cộng.

- Giáo dục: “Việc học của bạn, tương lai của đất nước”: dùng để nói lên tầm quan trọng của việc học tập của mỗi cá nhân trên đất nước Việt Nam, việc học giúp nâng cao tri thức, nâng cao dân trí xã hội, góp phần làm cho đất nước phát triển và giàu mạnh.

- Khoa học và công nghệ: “connecting people – Kết nối mọi người”: ý muốn nói khoa học giúp kết nói con người lại với nhau câu khẩu hiệu trên của hãng điện thoại di động nổi tiếng: Nokia

- Môi trường: “Môi trường hôm nay -  cuộc sống ngày mai”: dùng để nói lên tầm quan trọng của môi trường ta đang sống, bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 104 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc đoạn hội thoại, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Em hãy nêu nhận xét về câu trả lời của nhân vật anh trai trong đoạn hội thoại 1.

2. Em hãy phân biệt quyền sở hữu đất đại và quyền sử dụng đất.

Phương pháp giải:

- Đọc đoạn hội thoại 1 và nhận xét về câu trả lời của nhân vật anh trai.

- Đọc trường hợp, phân biệt được quyền sở hữu đất đại và quyền sử dụng đất.

Lời giải chi tiết:

1. Anh trai nói về hình thức kinh doanh của anh trong xã hội hiện tại là loại hình kinh doanh tư nhân.

2. Phân biệt quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất:

- Khi có quyền sử dụng đất được hưởng các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn,... đối với mỗi loại đất việc thực hiện các quyền ở mức độ khác nhau.

- Về chiếm hữu đất đai: Nhà nước các cấp chiếm hữu đất đai thuộc phạm vi lãnh thổ của mình tuyệt đối và không điều kiện, không thời hạn, nhà nước cho phép người sử dụng được quyền chiếm hữu trên những khu đất, thửa đất cụ thể với thời gian có thể là lâu dài nhưng không phải là vĩnh viễn, sự chiếm hữu này chỉ là để sử dụng đúng mục đích được giao theo qui định của pháp luật.

- Quyền sử dụng đất đai: Nhà nước không trực tiếp sử dụng toàn bộ đất đai mà giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân, quyền sử dụng đất đã được nhà nước trao cho người sử dụng đất trên những thửa đất cụ thể.

Khám phá 2

Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 105 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:  

1. Theo em, quy định của Hiến pháp năm 2013 về văn hóa, xã hội được biểu hiện cụ thể như thế nào trong đời sống xã hội?

2. Theo em, nội dung về văn hóa, xã hội của Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước?

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin và nêu lên quy định của Hiến pháp năm 2013 về văn hóa, xã hội được biểu hiện cụ thể trong đời sống xã hội.

- Nêu được ý nghĩa nội dung về văn hóa, xã hội của Hiến pháp đối với đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Lời giải chi tiết:

1. Theo em, quy định của Hiến pháp năm 2013 về văn hóa, xã hội được biểu hiện cụ thể trong đời sống xã hội là: tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động,  chăm lo, phát triển sức khỏe của nhân dân, tạo cơ hội bình đẳng để công dân hưởng thụ phúc lợi xã hội, chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Theo em, nội dung về văn hóa, xã hội của Hiến pháp có  ý nghĩa quan trọng đến đời sống của nhân dân giúp nâng cao quyền và nghĩa vụ của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, làm cho đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, giảm thiểu được tệ nạn xã hội.

Khám phá 3

Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 105 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Theo em, quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục được biểu hiện cụ thể như thế nào trong đời sống xã hội?

2. Theo em, vì sao Hiến pháp năm 2013 lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia?

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin và nêu lên quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục được biểu hiện cụ thể trong đời sống xã hội.

- Giải thích được vì sao Hiến pháp năm 2013 lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia.

Lời giải chi tiết:

 1. Quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục được biểu hiện cụ thể trong đời sống xã hội là:  

Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.

2. Nhà nước ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia vì:

- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.

- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

- Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người

Do đó giáo dục - đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách giáo dục là quốc sách hàng đầu được thể hiện ngay trong Điều 35 của Hiến pháp 1992: “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đến Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 thì sửa thành: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Như vậy, ngay trong quy định của Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tầm quan trọng của giáo dục. Theo quan điểm của nhà nước ta, không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho giáo dục, bởi giáo dục là hoạt động mà qua đó hình thành nên nhân cách của công dân, đào tạo nên những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Khám phá 4

Trả lời câu hỏi Khám phá 4 trang 106 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Quốc gia Khởi nghiệp, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

2. O và D đã có ý tưởng gì trong việc sáng tạo để phát triển khoa học, công nghệ?

3. Theo em, nội dung của Hiến pháp về khoa học, công nghệ có ý nghĩa như thế nào với đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước?

Phương pháp giải:

Đọc các trường hợp, thông tin để tìm câu trả lời phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

1. Quốc gia khởi nghiệp, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Làm cho đất nước phát triển hơn giúp kêu gọi được các nguồn đầu tư của nước ngoài và mua bán ý tưởng kinh doanh.

2. O và D đã có ý tưởng trong việc sáng tạo để phát triển khoa học, công nghệ là:

- Ý tưởng của O là sản xuất một động cơ chạy bằng không khí nén. 

- Ý tưởng của D là công nghệ điện cát (sản xuất điện từ cát).  

3. Phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế -  xã hội của đất nước. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà nước tạo điều kiện cho mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.

Khám phá 5

Trả lời câu hỏi Khám phá 5 trang 107 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Theo em, tại sao Hiến pháp có nội dung về môi trường?

2. Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường.

3. Theo em, nội dung của Hiến pháp về môi trường có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và đời sống xã hội?

Phương pháp giải:

Em đọc các thông tin và dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

1. Hiến pháp có nội dung về môi trường vì: môi trường rất quan trọng đến sự sống và sự phát triển của con người, môi trường bị ảnh hưởng thì con người cũng trục tiếp bị ảnh hưởng theo. Vì vậy Hiến pháp phải có luật bảo vệ môi trường để giúp phát triển sự sống và phát triển của con người.

2. Ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường: Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5-6, học sinh các trường phổ thông trên cả nước đã tích cực thực hiện các biện pháp góp phần bảo vệ môi trường như: trồng nhiều cây xanh ở khu vực trường học và khu sinh sống; cùng người thân thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, hạn chế sử dụng túi nilon,... 

3. Theo em, nội dung của Hiến pháp về môi trường có ý nghĩa quản lí để sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi dưỡng thiệt hại.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 107 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc các ý kiến dựa vào hiểu biết để nói lên suy nghĩ của mình.  

Lời giải chi tiết:

a. Sai. Vì buôn bán mặt hàng cũng cần phải đăng kí giấy phép kinh doanh.

b. Sai vì cần sử dụng có mục đích và phù hợp với quy định pháp luật.

c. Đúng vì góp phần phát triển đất nước.

d. Sai vì bảo vệ môi trường là trách nhiệm mỗi công dân.

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 108 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em có nhận xét gì về hành vi của các nhân vật, tổ chức trong những trường hợp sau?

Phương pháp giải:

Em đọc các trường hợp và tự liên hệ bản thân để nói lên suy nghĩ của mình.  

Lời giải chi tiết:

a. Ông S sai vì đây là việc làm nguy hiểm và mang tính vi phạm pháp luật.

b. Bà H sai vì vi phạm quy định kinh doanh của nhà nước

c. Ông M đúng vì nó không ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người

d. Đúng vì tạo điều kiện cho học sinh được học tập và tham gia phát triển.

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 108 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy xử lí các tình huống sau:  

 

Nếu là Q, em sẽ làm gì?

 

Nếu là H, em sẽ làm gì để bố mẹ đồng ý cho tham dự cuộc thi?

Phương pháp giải:

Em đọc các tình huống và dựa vào kiến thức đã học để xử lí tình huống.

Lời giải chi tiết:

a. Nếu là Q, em sẽ tuyên truyền với mọi người về lợi ích của việc bảo vệ môi trường và cảnh báo mọi người những tác hại môi trường bị ô nhiễm.

b. Nếu là H, em sẽ giải thích cho mẹ hiểu đây cũng là một trong những việc giúp em học hỏi nhiều điều và giúp em phát triển trí tuệ.

Luyện tập 4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 108 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ.

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Nên làm:

- Tham gia các hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ

- Chăm chỉ học tập

Không nên làm: Tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 108 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy thiết kế một khẩu hiệu hoặc vẽ một bức tranh cổ động nhằm tuyên truyền các nội dung của Hiến pháp năm 2013 về văn hóa, giáo dục.    

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 108 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy viết một bài thuyết trình về trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và chia sẻ sản phẩm với cả lớp.    

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập

Lời giải chi tiết:

Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt… xảy ra liên miên, chứng tỏ mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.

Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Một vấn đề nhức nhối khác là nạn “lâm tặc” phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đi sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn… vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.

Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng. Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả.

Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp


Bình chọn:
4 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí