Bài 5. Ngân sách nhà nước>
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 26 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Ngân sách nhà nước góp phân cho sự phát triển của các tỉnh miền núi như thế nào?
2. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về ngân sách nhà nước.
Phương pháp giải:
Em đọc thông tin và dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Ngân sách nhà nước góp phần cho sự phát triển của các tỉnh miền núi: Các địa phương này đã sử dụng vào việc mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông; kéo điện lưới điện quốc gia về các bản vùng sâu; xây dựng, tu bổ, nâng cấp trường học, cơ sở y tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; phát triển mô hình rừng trang trại, vườn rừng… nhờ đó, các tỉnh miền núi từng bước khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
2. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, ra đời từ rất sớm cùng với sự hình thành của nhà nước. Ngân sách nhà nước vừa là nguồn lực để duy trì bộ máy nhà nước vừa là công cụ hữu ích để nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế quốc dân và giải quyết các vấn đề xã hội.
Khám phá 1
Trả lời câu hỏi trang 27 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy quan sát sơ đồ sau để trả lời câu hỏi:
1. Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu, chi gì?
2. Ai được quyền quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?
Phương pháp giải:
- Quan sát kĩ sơ đồ để chỉ ra các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước.
- Dựa vào hiểu biết, nêu ra được người quyết định các khoản thu, chi đó.
Lời giải chi tiết:
1. Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu, chi là:
- Các khoản thu: Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ, thu từ dầu thô và thu nội địa.
- Các khoản chi: Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách nhà nước, chi cải cách tiền lương, tính giãn biên chế, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, chi thường xuyên.
2. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi trang 28 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Mục đích của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì?
2. Kể tên một số quỹ trong ngân sách nhà nước và chia sẻ hiểu biết của em về quỹ đó.
3. Người dân đóng góp vào ngân sách nhà nước có được hoàn trả trực tiếp không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc các thông tin để hoàn thành bài tập.
- Chỉ ra được mục đích của việc thu, chi ngân sách nhà nước.
- Dựa vào hiểu biết của em nêu lên một số quỹ trong ngân sách nhà nước.
Lời giải chi tiết:
1. Mục đích của việc thu, chi ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
2. Một số quỹ trong ngân sách nhà nước mà em biết là:
Có 8 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trong đó có 3/8 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là các quỹ có vốn bảo toàn để quay vòng, hoạt động hàng năm; 03 quỹ không bảo toàn vốn (Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, Quỹ Bảo trì đường bộ; Quỹ phòng chống tội phạm); riêng Quỹ Bảo trì đường bộ; Quỹ phòng chống tội phạm hoạt động không độc lập với ngân sách nhà nước theo Khoản 19 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước, hoạt động thường xuyên của quỹ hàng năm phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo
- Quỹ giải quyết việc làm
- Quỹ hỗ trợ nông dân
- Quỹ hợp tác xã
- Quỹ bảo trì đường bộ
- Quỹ bảo vệ phát triển rừng
- Quỹ phát triển đất
- Quỹ phòng chống tội phạm
3. Người dân đóng góp vào ngân sách nhà nước không được hoàn trả trực tiếp vì: ngân sách Nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.
Khám phá 3
Trả lời câu hỏi trang 29 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy quan sát sơ đồi, đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Trong sơ đồ 2, khoản chi nào dành cho hoạt động của bộ máy nhà nước?
2. Thông tin 1 cho biết ngân sách nhà nước góp phần định hướng phát triển sản xuất để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí như thế nào?
3. Thông tin 2 cho biết ngân sách nhà nước góp phần điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát như thế nào?
4. Thông tin 3 cho biết gia đình anh T đã được hỗ trợ từ quỹ phúc lợi của ngân sách nhà nước như thế nào?
Phương pháp giải:
Quan sát sơ đồ và đọc các thông tin để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Trong sơ đồ 2, khoản chi dành cho hoạt động của bộ máy nhà nước là: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên.
2. Chính phủ đã ban hành Nghị định về quản lí, phát triển. Đầu từ ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, thực hiện các chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp. Góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
3. Chính phủ đã dùng quỹ dự trữ quốc gia của ngân sách nhà nước với các gói hỗ trợ hàng chục nghìn đồng, cung ứng kịp thời, đây đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu, trợ cấp tiền cho nhân dân, đặc biệt đối với người nghẻo, người có hoản cảnh khó khăn, người mắt việc do dịch bệnh...
4. Gia đình anh T đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như: Các con anh đều được đi học ở trường dân tộc nội trú tỉnh do Nhà nước hỗ trợ kinh phi, mọi người trong gia đình đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí... Ngoài ra, gia đình anh còn được nhận tiền hỗ trợ từ ngân sách tạo điều kiện chuyển đổi mô hình sản xuất để thoát nghèo.
Khám phá 4
Trả lời câu hỏi trang 30 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Thông tin 2 cho biết Nhà nước đã đảm bảo quyền gì của công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước?
2. Ngư dân xã Q được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước?
Phương pháp giải:
- Em đọc các thông tin và chỉ ra quyền mà công dân được đảm bảo trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước.
- Nêu được những quyền và nghĩa vụ của ngư dân xã Q theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.
Lời giải chi tiết:
1. Nhà nước đã đảm bảo sự công khai, minh bạch, người dân được thực hiện quyền kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước: cung cấp đữ liệu, thông tin cần thiết để giúp họ nắm bắt các vấn đề liên quan đến tài chinh ngân sách quốc gia, qua đó thể hiện sự quan tâm và tăng cường sự giám sát của xã hội.
2. Ngư dân xã Q rất phấn khởi vì được vay vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Mọi người cùng nghiên cứu kĩ chính sách, xây dựng dự án đóng tàu phù hợp, hiệu quả và phương án trả nợ để được xét duyệt vay tiền, cam kết sử dụng tiền đúng mục đích, thực hiện đúng tiến độ dự án, trả nợ vay và đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi trang 31 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy cho biết ý kiến nào sau đây là đúng hoặc không đúng. Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc các ý kiến và nêu lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
a. Đúng: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Có các trường hợp các khoản thu chi này kéo dài hơn 1 năm, ví dụ ngân sách nhà nước trung hạn là các khoản thu chi của nhà nước trong 3 năm.
b. Đúng: Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí công chứng…)
c. Đúng: Nhóm chi thường xuyên được hiểu đơn giản là khoản chi nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, ví dụ như lương thưởng, công tác, hội họp, thiết bị văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng (điện, nước…), công tác phí, chi sửa chữa thường xuyên máy móc, văn phòng…
d. Sai: vì phải có tính rõ ràng minh bạch vì ngân sách nhà nước một phần cũng là do nhân dân đóng góp vào.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi trang 31 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Theo em, trong các tình huống sau, ai thực hiện đúng, ai vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các tình huống và đưa ra nhận xét của mình về việc làm của các chủ thể.
Lời giải chi tiết:
a. Ông M thực hiện sai: vì đã không hỗ trợ đúng người cần hỗ trợ mà đã đưa người thân của mình chiếm phần hỗ trợ của người có hoàn cảnh khó khăn.
Ông N thực hiện đúng vì đã nhận thấy mình không phải gia đình có hoàn cảnh khó khăn để nhận hỗ trợ nên đã từ chối và nhường cơ hội đó cho người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
b. Cán bộ xã X làm sai: vì đã thu những khoảng không đúng trong ngân sách nhà nước và không giám công khai, minh bạch cho người dân.
c. Tỉnh A đúng vì đã tiết kiệm ngân sách nhà nước thông qua việc giảm chi phí trong các dịp đưa nhân viên đi tham quan, du lịch.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi trang 32 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy giải đáp thắc mắc giúp các bạn trong những tình huống sau:
Phương pháp giải:
Em đọc các tình huống và liên hệ bản thân để nói lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
a. H băn khoăn: "Nhà nước lấy đâu ra tiên để trợ cấp cho các cụ nhỉ?".
=> Tiền trợ cấp cho các cụ được lấy ra từ ngân sách nhà nước trong khoản hỗ trợ Quỹ hỗ trợ người nông dân.
b. Qua trạm thu phí trên đường cao tốc, bố trả tiền cho nhân viên thu phí. Tùng thắc mắc: "Bố ơi, sao mình phải trả tiền cho họ ạ?".
=> Vì nhà nước phải thu để làm chi phí bảo trì đường bộ (thuộc quỹ bảo trì đường bộ), thu nhằm mục đích xây mới hoặc sửa chữa những tuyến đường hư hại để phục vụ việc đi lại cho người dân.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi trang 32 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết về một công trình sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương em và ý nghĩa của công trình đó.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức bài học và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài viết.
Lời giải chi tiết:
Em có thể dựa vào gợi ý để hoàn thành bài viết:
- Công trình sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương em là công trình gì?
- Quy mô của công trình?
- Mô tả khái quát về công trình?
- Tầm quan trọng của công trình đối với địa phương em?
- Ý nghĩa của công trình đối với địa phương em?
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi trang 32 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Gia đình em đã thực hiện nghĩa vụ gì và được hưởng những quyền lợi gì từ ngân sách nhà nước? Hãy thống kê theo mẫu sau:
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Nghĩa vụ:
- Nộp thuế
- Chấp hành các quy tắc sinh hoạt cộng đồng
- Tuân theo kỉ luật lao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội.
- Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng, nghĩa vụ đóng thuế theo pháp luật.
Quyền lợi
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Quyền được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
- Quyền được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
- Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống