Bài 23. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân>
Em hãy chia sẻ một số hoạt động của Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi em sinh sống và cho biết ý nghĩa của hoạt động đó.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 146 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy chia sẻ một số hoạt động của Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi em sinh sống và cho biết ý nghĩa của hoạt động đó.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ địa phương em để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Hoạt động: Tại kỳ họp thứ 3 (tháng 12/2021) của HĐND thành phố Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh cần tiếp tục tiêm vaccine, nhất là cho các đối tượng học sinh theo khuyến cáo của ngành y tế; các kịch bản cho học sinh đến trường và không để dịch bệnh làm tụt hậu đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô.
- Ý nghĩa: đóng góp tíc cực cho công cuộc phòng – chống dịch bệnh Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.
Khám phá 1
Trả lời câu hỏi trang 146 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Hội đồng nhân dân thành phố X đã thực hiện chức năng như thế nào?
2. Từ thông tin trên, em hãy cho biết Hội đồng nhân dân có chức năng gì. Em hiểu như thế nào về chức năng này.
Phương pháp giải:
Đọc các thông tin và nêu lên chức năng của Hội đồng nhân dân.
Lời giải chi tiết:
1. Hội đồng nhân dân thành phố X đã thực hiện chức năng:
- Xem xét về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng 6 tháng đầu năm để quyết định phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi, ngân sách 6 tháng cuối năm 2020 của thành phố.
- Xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố.
2. Chức năng của Hội đồng nhân dân là: quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương như:
- Các biện pháp để phát triền kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền;
- Biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn, và thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của cấp trên.
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi trang 147 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Dựa vào sơ đồ 1, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
Phương pháp giải:
Quan sát sơ đồ và nêu được cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
Lời giải chi tiết:
Hội đồng nhân dân được tổ chức gồm: Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân.
- Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và uỷ viên.
- Các ban của Hội đồng nhân dân gồm: trưởng ban, phó trưởng ban và ủy viên
Khám phá 3
Trả lời câu hỏi trang 148 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Hội đồng nhân dân hoạt động theo hình thức nào? Hình thức hoạt động đó thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Phương pháp giải:
Đọc các thông tin để tìm câu trả lời phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Hội đồng nhân dân họp mỗi năm hai kì chính và tổ chức các cuộc họp chuyên đề khi có việc phát sinh đột xuất.
- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
- Hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khám phá 4
Trả lời câu hỏi trang 148 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh X đã thực hiện chức năng của mình như thế nào?
2. Từ thông tin trên, em hãy cho biết Uỷ ban nhân dân có chức năng gì. Em hiểu như thế nào về chức năng này?
Phương pháp giải:
Đọc các thông tin và dựa vào hiểu biết để tìm hiểu về chức năng của Ủy ban nhân dân.
Lời giải chi tiết:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh X đã yêu cầu các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và đề nghị các cơ quan Đảng, đoàn thể trên địa bàn kịp thời phổ biến, quán triệt, triển khia nội dung của Nghị quyết.
2. Chức năng của Ủy ban nhân dân là:
- Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;
- Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Khám phá 5
Trả lời câu hỏi trang 149 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
1. Dựa vào sơ đồ 2, em hãy nêu cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân.
2. Kể tên một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương em.
Phương pháp giải:
Em quan sát sơ đồ và nêu cơ cấu tổ chức của Ủy bản nhân dân. Liên hệ địa phương em để nêu được một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.
Lời giải chi tiết:
1. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Các uỷ viên gồm: Ủy viên phụ trách cơ quan chuyên môn, Uỷ viên phụ trách công an, Uỷ viên phụ trách quân sự.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương em là: Ban Tư pháp, Ban Tài chính - Kế hoạch, Ban Tài nguyên và Môi trường, Ban Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Văn hoá và Thông tin....
Khám phá 6
Trả lời câu hỏi trang 150 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Ủy ban nhân dân hoạt động theo hình thức nào? Nêu ví dụ minh họa.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin và nêu hiểu biết của em về hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân.
Lời giải chi tiết:
- Hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân là:
+ Mỗi tháng Ủy ban nhân dân họp một lần và có thể tổ chức họp chuyên đề khi có công việc phát sinh đột xuất
+ Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
- Ví dụ: ngày 27/2/2022, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã chủ trì cuộc họp bàn về phòng – chống dịch Covid-19 tại Thủ đô Hà Nội.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi trang 150 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc các ý kiến dựa vào hiểu biết để nói lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
a. Đúng. Vì Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cung cấp bầu ra và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
b. Sai. Vì Hội đồng nhân dân ở các địa phương có cơ cấu tổ chức giống nhau nhưng số lượng thành viên khác nhau, tuỳ vào đặc trưng từng vùng.
c. Đúng. Vì nhân dân bỏ phiếu bầu ra các đại biểu Hội đồng nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân.
d. Sai. Vì khi quyết định các vấn đề quan trọng của cơ quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải thông qua ý kiến của tập thể.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi trang 139 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em đồng tình hay không đồng tình với các hành vi nào sau đây? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc các tình huống và nói lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
a. Không đồng tình với hành vi của anh T, vì anh T chưa thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và phát triển bộ máy nhà nước.
b. Đồng tình với việc làm của các cán bộ thuộc Uỷ ban nhân dân xã A vì đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân địa phương.
c. Đồng tình với hành vi của ông H vì ông đã tôn trọng và chấp hành pháp luật, không lợi dụng chức vụ để giải quyết việc riêng.
d. Đồng tình với việc làm của M vì M phát huy tinh thần làm chủ, phát huy trách nhiệm của học sinh trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến bản thân tại địa phương.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi trang 151 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy xử lí các tình huống sau:
Nếu là T, em sẽ làm gì để mẹ thay đổi quyết định?
Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H lựa chọn như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc các tình huống và dựa vào kiến thức đã học để xử lí tình huống.
Lời giải chi tiết:
a. Nếu là T, em sẽ thuyết phục mẹ hướng dẫn em tự tới Uỷ ban nhân dân xã để thực hiện các thủ tục hành chính khỉ cần để rèn luyện thêm kĩ năng, bổ sung thêm kiến thức phục vụ cho học tập và cuộc sống.
b. Nếu là bạn của H, em sẽ giải thích cho H hiểu tầm quan trọng của việc trẻ em được tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng các chương trình, chính sách cho trẻ em ở địa phương, khuyên H nên tham gia cuộc họp để nói lên tâm tư, nguyện vọng của bản thân để đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân cũng như những trẻ em khác.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi trang 151 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ nguyện vọng của bản thân về quyền trẻ em để gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi em đang sinh sống.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Em có thể dựa vào gợi ý để hoàn thành bài viết:
- Nguyện vọng của em là gì? (Quyền học tập, quyền vui chơi,...)
- Bày tỏ suy nghĩ của em về quyền trẻ em (Quyền học tập, quyền vui chơi,...)
- Lí do em mong muốn thực hiện nguyện vọng này?
- Em hi vọng đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ làm gì để thực hiện nguyện vọng?
- Bày tỏ cảm xúc, thái độ của em với nguyện vọng của mình đến Hội đồng nhân dân.
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi trang 151 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy tìm hiểu và viết bài luận về việc thực hiện thủ tục hành chính một cửa ở Uỷ ban nhân dân xã/ phường nơi em sinh sống.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết và liên hệ địa phương em để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Ở địa phương em, Uỷ ban nhân dân phường, xã tổ chức bộ phận một cửa do Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phụ trách và tuyển chọn các thành viên là những cán bộ có năng lực của Văn phòng Ủy ban, Tư pháp – Địa chính và xây dựng chi tiết phương án cải cách hành chính, xây dựng phòng làm việc, nơi giao dịch, đầu tư phương tiện để giải quyết tốt các thủ tục hành chính...
- Do được chuẩn bị chu đáo nên việc giải quyết công việc ở 5 lĩnh vực có chuyển biến rõ rệt. Việc tổ chức và hoạt động của bộ phận một cửa đúng nguyên tắc, thủ tục; Giải quyết công việc cho dân minh bạch, rõ ràng; Việc tiếp nhận, hoàn trả hồ sơ đúng hẹn, ít tồn đọng. Một số thủ tục như khai sinh, chứng thực hồ sơ... đã rút ngắn thời gian giải quyết. Trách nhiệm và thái độ phục vụ của công chức được nhân dân đánh giá cao, hạn chế tiêu cực.
- Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân địa phương em thường xuyên giám sát kiểm tra và tổ chức rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình giải quyết công việc.
- Lý thuyết Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 22. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
- Lý thuyết Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 21. Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống