Bài 13. Thực hiện pháp luật>
Em hãy cùng bạn tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”: Kể về các hành vi đúng pháp luật và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 83 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy cùng bạn tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”: Kể về các hành vi đúng pháp luật và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ.
Theo em, việc thực hiện pháp luật giao thông đường bộ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hằng ngày?
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết và cùng các bạn thực hiện trò chơi tại lớp.
Lời giải chi tiết:
Các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ là:
- Vượt đèn đỏ
- Không đội nón bảo hiểm
- Chở quá người quy định
- Đánh võng, lạng lách
- Uống rượu bia khi tham gia giao thông
Việc thực hiện pháp luật giao thông đường bộ có ý nghĩa góp phần giảm tan nạn giao thông, tạo lối sống văn minh cho người dân khi tham gia giao thông.
Khám phá 1
Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 83 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy quan sát sơ tranh để trả lời câu hỏi:
1. Em hãy nhận xét việc làm của các nhân vật trong tranh. Đó có phải là nghĩa vụ của họ không? Vì sao?
2. Thực hiện pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn đời sống?
Phương pháp giải:
- Quan sát tranh và nhân xét việc làm của các nhân vật trong tranh.
- Nêu được ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật trong thực tiễn đời sống.
Lời giải chi tiết:
1. Các nhân vật trong tranh đang nhặt rác thải để bảo vệ môi trường biền. Đó không phải nghĩa vụ của họ. Vì đây là hoạt động tự nguyện không mang tính bắt buộc, nhưng mang ý nghĩa rất lớn đối với môi trường sống của chúng ta.
2. Thực hiện pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn đời sống. Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 84 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và quan sát tranh để trả lời câu hỏi:
1. Theo em, những người tham gia giao thông đã làm gì để tuân thủ Luật Giao thông đường bộ?
2. Vì sao dù rất thích chiếc xe đã chọn nhưng H lại đồng ý với ý kiến của bố?
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh, đọc kĩ các thông tin, trường hợp để chỉ ra những việc làm tuân thủ Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông. Nêu được lí do H đồng ý với ý kiến của bố.
Lời giải chi tiết:
1. Khi tham gia giao thông đường bộ, mỗi người phải chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, tự giác dừng lại đúng vạch, không vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ, đi đúng làn đường..
2. Dù rất thích chiếc xe đã chọn nhưng H lại đồng ý với ý kiến của bố là vì chiếc xe mà H chọn là xe 100 cm3 mà tuổi của H thì chỉ được điều khiển xe có dung tích dưới 50 cm3 .
Khám phá 3
Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 85 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và quan sát tranh để trả lời câu hỏi:
1. Các thanh niên trong tranh đã làm gì để thi hành Luật Nghĩa vụ quân sự?
2. Vì sao Cơ sở sản xuất kinh doanh K được chính quyền địa phương khen thưởng?
Phương pháp giải:
Em đọc các thông tin, trường hợp và dựa vào tranh vẽ để tìm câu trả lời phù hợp.
Lời giải chi tiết:
1. Các thanh niên trong tranh đang nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Cơ sở sản xuất kinh doanh K được chính quyền địa phương khen thưởng vì đã chủ động xây dựng hệ thống thu gom, xử lí các chất thải trong quá trình sản xuất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Khám phá 4
Trả lời câu hỏi Khám phá 4 trang 85 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và quan sát tranh để trả lời câu hỏi:
1. Trong bức tranh trên, người phụ nữ đã sử dụng pháp luật như thế nào để thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình?
2. Ông T đã sử dụng quyền gì theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình mình?
3. Em hãy nêu ví dụ minh họa cho hình thức sử dụng pháp luật.
Phương pháp giải:
- Quan sát tranh để nêu cách thực hiện quyền tự do kinh doanh của người phụ nữ trong tranh.
- Đọc thông tin, trường hợp để nêu quyền mà ông T đã sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình mình.
- Nêu được ví dụ cho hình thức sử dụng pháp luật.
Lời giải chi tiết:
1. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua việc lựa chọn ngành, nghề, hình thức kinh doanh phụ hợp với khả năng, điều kiện của mình. Nên người phụ nữ đã đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
2. Ông T đã sử dụng quyền công dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình mình. Cụ thể, ông T có quyền khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chưa thống nhất về giá đền bù thiệt hại của đất nhà ông mà đã ra quyết định thu hồi.
3. Ví dụ minh hoạ cho hình thức sử dụng pháp luật: Mỗi người dân đi làm cho các cơ quan, công ty,.. thì phải có hợp đồng lao động và được hưởng các quyền lợi của người lao động theo đúng bộ luật lao động đề ra.
Khám phá 5
Trả lời câu hỏi Khám phá 5 trang 86 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc thông tin, tình huống và quan sát tranh để trả lời câu hỏi:
1. Theo em, căn cứ nào để Hội đồng xét xử tuyên một bản án?
2. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông nhằm mục đích gì? Căn cứ nào để họ thực hiện nhiệm vụ đó?
3. Theo em, chủ thể nào có quyền áp dụng pháp luật?
Phương pháp giải:
- Em đọc các thông tin, trường hợp và quan sát tranh để nêu lên căn cứ để Hội đồng xét xử tuyên một bản án.
- Nêu được mục đích và căn cứ của việc xử phạt của cảnh sát giao thông.
- Nêu lên chủ thể có quyền áp dụng luật.
Lời giải chi tiết:
1. Căn cứ để hội đồng xét xử tuyên một bản án: trong quá trình xét xử, toàn án có thẩm quyền ban hành quyết định để xét xử tuyên một bản án.
2. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông nhằm mục đích áp dụng thực hiện pháp luật quy định về luật giao thông xuống người tham gia giao thông.
Căn cứ vào thông tư cuả Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/8/2020 và thay thế Thông tư số 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
3. Chủ thể có quyền áp dụng pháp luật là: Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 86 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy cho biết chủ thể nào trong các trường hợp sau thực hiện đúng hay thực hiện không đúng pháp luật. Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc các trường hợp dựa vào hiểu biết để nói lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
a. Đúng vì căn cứ theo Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC về việc Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định
b. Sai vì ông B đang sử dụng đất trái phép và được ủy ban nhân dân kiểm tra và áp dụng
c. Đúng. Vì buôn bán những mặt hàng đã được qua đăng kí và được nhà nước cấp phép.
d. Sai vì vi phạm Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 20/01/2021
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 87 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy cho biết chủ thể nào tự giác, chưa tự giác thực hiện pháp luật trong các trường hợp sau:
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. A đã ý thức được tính tự giác và thực hiện tốt việc thi hành nghĩa vụ quân sự
b. Gia đình T tự giác tuân thủ đúng quy định pháp luật.
c. Không tự giác thực hiện đúng trách nhiệm nộp thuế theo quy định của pháp luật.
d. Hành động của K là đúng vì hành vi đánh bài ăn tiền là một trong những hành vi vi phạm pháp luật.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 87 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy chỉ ra hình thức thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong những thông tin sau:
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết và kiến thức bài học để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Chị T áp dụng pháp luật. Vì dù là mẹ đơn thân nhưng chị T có quyền được làm khai sinh cho con
b. Chủ thể sử dụng pháp luật. Chủ tịch ủy ban đúng vì người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
c. Chủ thể tuân thủ pháp luật. Vì đó là trách nhiệm mỗi công dân và tổ chức.
d. Chủ thể thi hành pháp luật. Vì sử dụng ma túy vi phạm pháp luật.
Luyện tập 4
Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 87 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy thảo luận cùng các bạn để làm rõ điểm khác nhau về mặt chủ thể khi thực hiện pháp luật theo các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học và thảo luận cùng các bạn để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.
- Thi hành pháp luật là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định.
Luyện tập 5
Trả lời câu hỏi Luyện tập 5 trang 87 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em sẽ làm gì nếu gặp các tình huống sau?
Phương pháp giải:
Em đọc các tình huống và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Khuyên các bạn không nên khắc tên lên các phiến đá mà chúng ta phải biết giữ gìn cảnh quan nơi di tích
b. Khuyên bạn không nên đua xe vì như vậy sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng đồng thời còn là hành vi vi phạm pháp luật
c. Nhờ người lớn giúp đỡ và cảnh báo mọi người xung quanh để bắt kẻ trộm
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 87 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Hãy viết bài luận và chia sẻ với các bạn về bài học rút ra từ việc thực hiện pháp luật theo hình thức sử dụng pháp luật mà em biết
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Em có thể dựa vào gợi ý để hoàn thành bài viết:
- Hình thức sử dụng pháp luật mà em biết là gì?
- Tầm quan trọng của việc thực hiện pháp luật?
- Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật?
- Bài học rút ra:
+ Giữ an ninh trật tự cho xã hội
+ Bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người
+ Rèn luyện đạo đức của mỗi người
+ Giúp giảm các tện nạn xã hội
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 87 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy vẽ tranh tuyên truyền về việc thực hiện “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
- Lý thuyết Bài 13: Thực hiện pháp luật Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 12. Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
- Lý thuyết bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 11. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
- Lý thuyết Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống