Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc lớp 4


1. Mở bài: Giới thiệu sự việc Em chọn một trong hai cách: - Cách 1: Giới thiệu thời gian, địa điểm,… diễn ra sự việc. - Cách 2: Liên hệ từ một vấn đề khác có liên quan để giới thiệu sự việc.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn bài chung

1. Mở bài: Giới thiệu sự việc

Em chọn một trong hai cách:

- Cách 1: Giới thiệu thời gian, địa điểm,… diễn ra sự việc.

- Cách 2: Liên hệ từ một vấn đề khác có liên quan để giới thiệu sự việc.

2. Thân bài: Kể lại sự việc

- Kể lần lượt các hoạt động theo trình tự thời gian (sử dụng các từ ngữ: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, trong khi đó, bên cạnh đó, cuối cùng,…).

- Mỗi hoạt động cần nêu cụ thể (hoạt động diễn ra trong bao lâu, ở địa điểm nào, em tham gia cùng với ai,…).

- Có thể kết hợp nêu nhận xét, đánh giá về hoạt động (hoạt động ấn tượng nhất, thú vị nhất,…).

3. Kết bài: Nêu kết quả và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc

- Nêu kết quả của hoạt động.

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động.

Ví dụ minh họa

Đề bài: Thuật lại hoạt động trường em tổ chức cuộc thi “Gói bánh chưng xanh”

1. Mở bài: Giới thiệu hoạt động trường em tổ chức:

- Tên hoạt động: Trường em tổ chức cuộc thi “Gói bánh chưng xanh”.

- Thời gian: Vào gần dịp Tết Nguyên Đán.

- Địa điểm: Tại sân trường em.

2. Thân bài:

- Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh và bắt đầu cuộc thi:

+ Đúng 8 giờ sáng, các lớp tập trung tại sân trường.

+ Mỗi lớp nhận một phần nguyên liệu gồm gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, lá dong, dây buộc và bảng hướng dẫn.

+ Giám khảo của cuộc thi là các thầy cô giáo trong trường.

+ Khi hiệu lệnh bắt đầu, không khí sân trường trở nên nhộn nhịp, các bạn học sinh khẩn trương vào công việc.

- Các lớp bắt tay vào gói bánh chưng:

+ Các bạn nữ trong lớp chuẩn bị lá dong, lau sạch và cắt gọn gàng.

+ Các bạn nam chuẩn bị các nguyên liệu như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn.

+ Các bạn lần lượt xếp lá dong, cho gạo, đỗ, thịt vào, gói lại chắc chắn, rồi buộc dây thật chặt.

+ Các thầy cô đi qua từng nhóm, động viên và kiểm tra bánh.

=> Không khí cuộc thi rất nhộn nhịp và hào hứng.

- Đánh giá và kết thúc cuộc thi:

+ Các giám khảo đánh giá các chiếc bánh dựa trên việc gói chắc chắn, vuông vắn và đẹp mắt.

+ Lớp em không đạt giải Nhất, nhưng rất vui vì đã làm việc cùng nhau và học hỏi được nhiều điều bổ ích.

3. Kết bài:

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động: Em cảm thấy tự hào và hạnh phúc vì chiếc bánh chưng mà lớp em đã làm.

- Ý nghĩa của hoạt động: Đã để lại cho em những kỉ niệm đáng nhớ về mùa xuân ấm áp, đầy ý nghĩa.

Đề bài: Thuật lại hoạt động lớp em đến chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27 tháng 7

1. Mở bài:

- Tên hoạt động: Chuyến thăm và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.

- Thời gian: Ngày 27 tháng 7, nhân dịp kỉ niệm ngày Thương binh  - Liệt sĩ.

- Địa điểm: Nghĩa trang liệt sĩ.

2. Thân bài:

- Chia nhóm và thực hiện chăm sóc các phần mộ:

+ Lau dọn bia mộ, quét dọn xung quanh nghĩa trang, mua hoa tươi để đặt lên các phần mộ.

+ Mỗi công việc đều được phân công cụ thể, tất cả mọi người đều nhiệt tình tham gia.

=> Chúng em đều cảm thấy vui vẻ vì biết rằng mình đang làm một việc ý nghĩa, giúp tưởng nhớ những anh hùng đã hi sinh.

- Lễ tưởng niệm các liệt sĩ:

+ Không khí trang nghiêm, thầy giáo chủ nhiệm thay mặt lớp dâng hương và thắp nén nhang lên từng phần mộ.

+ Chúng em đứng lặng im trong một phút mặc niệm, tưởng nhớ công lao của các anh hùng.

=> Cảm giác lúc đó thật thiêng liêng và xúc động.

- Đặt hoa tươi và tri ân các liệt sĩ:

+ Một số bạn trong lớp đã chuẩn bị bó hoa tươi thắm để đặt lên các phần mộ của các liệt sĩ.

+ Mỗi bó hoa là một sự tưởng nhớ chân thành, là cách để chúng em gửi gắm lòng biết ơn đến các anh hùng đã hi sinh vì đất nước.

=> Hoạt động này thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

- Chụp ảnh kỉ niệm: Cả lớp cùng nhau chụp ảnh kỷ niệm tại nghĩa trang liệt sĩ.

3. Kết bài:

- Kết quả của hoạt động: Giúp em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ.

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động: Em cảm thấy rất tự hào và xúc động khi được tham gia hoạt động này.

Đề bài: Thuật lại một lần em tham gia lễ hội mùa xuân ở quê em

1. Mở bài:

- Tên hoạt động: Lễ hội mùa xuân ở quê em.

- Thời gian tổ chức: Vào ngày mồng Bảy Tết.

- Địa điểm: Lễ hội được tổ chức tại đình làng.

2. Thân bài:

- Lễ dâng hương cầu bình an:

+ Diễn ra từ sáng sớm, tại đình làng.

+ Người dân tụ tập để tham gia lễ dâng hương cầu bình an cho năm mới.

+ Em và gia đình thắp hương, cầu mong cho năm mới mọi điều suôn sẻ.

+ Không khí trang nghiệm, tạo cảm giác linh thiêng.

- Tổ chức các trò chơi dân gian:

+ Các trò chơi được tổ chức ngay tại sân đình.

+ Kéo co: Từ trẻ em đến người lớn đều tham gia.

Đẩy gậy: Các anh trong làng thi đấu với nhau, thu hút nhiều sự chú ý.

Ném còn: Trò chơi truyền thống đặc sắc, không thể thiếu trong lễ hội mùa xuân.

+ Không khí vui vẻ, sôi động với tiếng cổ vũ từ mọi người.

- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ:

+ Các tiết mục: Hát dân ca, múa lân.

+ Những vũ công múa lân biểu diễn đẹp mắt, âm nhạc du dương, các điệu múa rực rỡ.

+ Những màn múa lân khiến em trầm trồ và cảm thấy không khí lễ hội càng thêm náo nhiệt, vui tươi.

- Hội diễn đốt lửa trại:

+ Được tổ chức vào buổi tối.

+ Mọi người cùng tham gia đốt lửa trại, tạo nên không gian huyền ảo với những ngọn lửa sáng rực.

+ Khung cảnh thật đẹp và lộng lẫy.

3. Kết bài:

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động:

+ Em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương.

+ Em mong rằng những lễ hội như thế này sẽ được duy trì mãi mãi.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí