Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện lớp 4>
1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện em muốn kể Em chọn một trong hai cách: - Cách 1: Giới thiệu tên câu chuyện, tên nhân vật, thời gian, địa điểm diễn ra,… - Cách 2: Nêu một vấn đề có liên quan để dẫn vào câu chuyện.
Dàn bài chung
1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện em muốn kể
Em chọn một trong hai cách:
- Cách 1: Giới thiệu tên câu chuyện, tên nhân vật, thời gian, địa điểm diễn ra,…
- Cách 2: Nêu một vấn đề có liên quan để dẫn vào câu chuyện.
2. Thân bài: Kể lại câu chuyện
- Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian hoặc không gian.
- Mỗi hoạt động cần nêu cụ thể:
+ Sự việc diễn ra khi nào? Ở đâu?
+ Chuyện gì xảy ra với nhân vật?
+ Nhân vật có những hành động gì?
- Kết hợp các chi tiết miêu tả (ngoại hình, cảm xúc, hành động của nhân vật) khi kể
- Kết hợp các chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của em đối với sự kiện được kể (bất ngờ, hồi hộp, thích thú, xúc động...).
3. Kết bài:
Em chọn một trong hai cách sau:
- Nêu kết thúc của câu chuyện và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động.
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện và mong muốn sau khi đọc câu chuyện hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.
Ví dụ minh hoạ
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu
1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em muốn kể lại
- "Ba lưỡi rìu" là câu chuyện dân gian nổi tiếng.
- Nhân vật chính là chàng tiều phu nghèo nhưng rất chăm chỉ.
2. Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu” theo trình tự thời gian:
- Một anh tiều phu nghèo, cả gia tài chỉ có một cây rìu cũ một hôm đến đốn củi ở bờ sông.
- Lưỡi rìu của anh bị rơi xuống sông, nhưng nước sông rất sâu nên không lội xuống tìm được.
- Bỗng có một ông Bụt xuất hiện ở giữa hồ. Sau khi hỏi chuyện anh tiều phu thì ông hứa sẽ giúp anh tìm lại lưỡi rìu.
- Lần thứ nhất, ông xuất hiện với một lười rìu vàng, nhưng anh tiều phu bảo đó không phải lưỡi rìu của mình.
- Lần thứ hai, ông xuất hiện với một lười rìu bạc, nhưng anh tiều phu bảo đó không phải lưỡi rìu của mình.
- Lần thứ ba, ông xuất hiện với một lười rìu bằng sắt đã cũ kĩ, lúc này anh tiều phu mới vui mừng nhận lấy nó.
- Thấy vậy, ông Bụt liền hóa phép cho xuất hiện lại hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc lúc nãy, đem tặng cho anh tiều phu để làm phần thưởng cho lòng trung thực của anh.
3. Kết bài:
- Nêu ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện: Người trung thực, thật thà, chăm chỉ làm việc sẽ gặp được những điều tốt đẹp.
- Nêu suy nghĩ, cảm nhận: Em thấy rất cảm phục sự trung thực của chàng tiều phu.
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người
1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện
- Tên truyện: Bét-tô-ven và bản Xô-nát Ánh trăng.
- Câu chuyện ý nghĩa về tình người, và khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ.
2. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian:
- Trong một đêm trăng sáng, Bét-tô-ven đang say sưa với cảnh vật lung linh, diễm lệ trên cây cầu bắc ngang dòng sông Đa-nuýp.
- Ông phát hiện ra nơi phát ra tiếng dương cầm ở một ngôi nhà nhỏ trong khu phố lao động.
- Bét-tô-ven tiến lại gần, và cùng người cha thưởng thức cô gái nhỏ bị mù đang chơi đàn.
- Người cha chia sẻ với Bét-tô-ven về con gái và ao ước được ngắm cảnh đêm trăng trên dòng Đa-nuýp thơ mộng của cô.
- Ông ngẫu hứng sáng tác, các nốt nhạc hóa thân thành ánh trăng lả lướt, thành con sóng trên sông Đa-nuýp, khiến cô gái được nhìn ngắm dòng sông bằng đôi tai của mình.
- Bản Xô-nát Ánh trăng huyền thoại ra đời.
3. Kết bài:
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động: Em rất xúc động trước tình người ấm áp và kính nể và trân trọng trước khả năng sáng tạo tuyệt vời của nhà soạn nhạc Bét-tô-ven.
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em muốn kể lại
- Tên câu chuyện: "Cây tre trăm đốt".
- Từ nhỏ, em đã được bà kể cho nghe rất nhiều những câu chuyện cổ tích. Nào là Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa… Nhưng em thích nhất vẫn là truyện Cây tre trăm đốt..
2. Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc trong câu chuyện “Cây tre trăm đốt” theo trình tự thời gian:
- Anh nông dân chăm chỉ, hiền lành đến làm thuê cho nhà phú ông.
- Thấy anh làm việc giỏi, ông hứa nếu ở lại và làm cho nhà ông 3 năm không lấy tiền công thì sẽ gả con gái cho.
- Sau ba năm, anh nông dân đã giúp phú ông có thêm nhiều của cải.
- Đến hẹn, anh xin phú ông cưới con gái nhưng bị lão tìm cớ để lừa gạt.
- Phú ông đòi sính lễ là một cây tre có trăm đốt.
- Anh nông dân lên rừng tìm mãi nhưng không có cây tre nào đủ 100 đốt.
- Ở nhà, phú ông tổ chức đám cưới cho con gái mình với con trai của một phú hộ khác.
- Nhờ có bụt giúp đỡ, dạy cho 2 câu thần chú để gắn 100 đốt tre rời thành một cây tre, anh nông dân liền chạy về để cưới vợ.
- Nhìn thấy đám cưới đang tổ chức linh đình, anh phát hiện mình bị lừa nên rất tức giận.
- Anh dùng câu thần chú Khắc nhập, khắc nhập, dính lão phú ông vào thân tre trăm đốt, lão nhà giàu kia muốn cứu ông ta nên cũng dính vào.
- Mãi khi lão phú ông chịu thực hiện lời hứa ba năm trước, anh mới thả ra.
- Thế là, anh nông dân hiền lành cưới được vợ như mong ước và sống cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
3. Kết bài:
- Nêu ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện: không được tham lam, lừa dối người khác, phải biết làm việc chăm chỉ, trung thực. Như vậy mới được mọi người yêu quý, tin tưởng.
- Nêu suy nghĩ, cảm nhận: Em rất yêu thích nhân vật anh nông dân.


Các bài khác cùng chuyên mục
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện lớp 4
- Tổng hợp mở bài và kết bài cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc đã nghe nói về lòng trung thực hoặc nhân hậu lớp 4
- Tổng hợp mở bài và kết bài cho bài văn kể lại câu chuyện Lọ Lem lớp 4
- Viết bài văn thuật lại một lần em cùng bố mẹ (hoặc người lớn trong gia đình) đi chơi (hoặc đi thăm ông bà, cô bác,…) lớp 4
- Viết bài văn thuật lại một cuộc thi thể thao hoặc buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem lớp 4
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện lớp 4
- Tổng hợp mở bài và kết bài cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc đã nghe nói về lòng trung thực hoặc nhân hậu lớp 4
- Tổng hợp mở bài và kết bài cho bài văn kể lại câu chuyện Lọ Lem lớp 4
- Viết bài văn thuật lại một lần em cùng bố mẹ (hoặc người lớn trong gia đình) đi chơi (hoặc đi thăm ông bà, cô bác,…) lớp 4
- Viết bài văn thuật lại một cuộc thi thể thao hoặc buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem lớp 4