Kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 Địa lí 9 - Đề số 3
Đề bài
Nội dung nào sau đây không biểu hiện chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở nước ta?
-
A.
Tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
-
B.
Phát triển các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ.
-
C.
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.
-
D.
Hình thành các vùng chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp.
Hình thức chăn nuôi đang được mở rộng phát triển ở nhiều địa phương nước ta là
-
A.
Chăn nuôi chăn thả.
-
B.
Chăn nuôi công nghiệp.
-
C.
Chăn nuôi truồng trại.
-
D.
Chăn nuôi nửa truồng trại.
Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở
-
A.
vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
-
B.
ven các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ.
-
C.
vùng thềm lục địa phía Nam.
-
D.
vùng biển ven các đảo, quần đảo.
Ngành công nghiệp nào sau đây phụ thuộc nhiều nhất vào tài nguyên thiên nhiên?
-
A.
Khai thác khoáng sản.
-
B.
Sản xuất hàng tiêu dùng.
-
C.
Điện tử - tin học.
-
D.
Công nghiệp hóa chất.
Nội dung nào sau đây không thể hiện chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao
-
A.
thu nhập bình quân đầu người tăng.
-
B.
các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.
-
C.
tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.
-
D.
nhóm tuổi dưới 15 ngày càng giảm.
Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở
-
A.
đồng bằng.
-
B.
ven biển.
-
C.
miền núi.
-
D.
thành phố lớn.
Đâu không phải là vai trò của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc ở vùng miền núi nước ta:
-
A.
Nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc ở miền núi.
-
B.
Tăng cường hoạt động du canh, du cư của các dân tộc ít người.
-
C.
Củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới.
-
D.
Bảo vệ rừng và làm giảm diện tích đất hoang đồi núi trọc.
Vùng nông nghiệp nào sau đây của nước ta chịu thiệt hại nặng nề nhất do bão gây ra
-
A.
Bắc Trung Bộ.
-
B.
Đồng bằng sông Cửu Long.
-
C.
Tây Nguyên.
-
D.
Đông Nam Bộ.
Lợi thế lớn nhất của ngành nuôi trồng thủy sản so với đánh bắt thủy sản ở nước ta là
-
A.
Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng hơn đánh bắt.
-
B.
Nuôi trồng thủy sản đòi hỏi vốn đầu tư ít và ít rủi ro hơn.
-
C.
Nuôi trồng chủ động được nguồn hàng, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, đánh bắt phụ thuộc vào tự nhiên.
-
D.
Nuôi trồng cung cấp các mặt hàng thủy sản phong phú, đa dạng hơn đánh bắt.
Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh, nguyên nhân chủ yếu do
-
A.
Hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực.
-
B.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
-
C.
Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
-
D.
Chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Lời giải và đáp án
Nội dung nào sau đây không biểu hiện chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở nước ta?
-
A.
Tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
-
B.
Phát triển các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ.
-
C.
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.
-
D.
Hình thành các vùng chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp.
Đáp án : C
- Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ là việc hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
=> Loại đáp án A, B, D
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp là biện pháp phát triển trong ngành nông nghiệp nước ta. Đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.
Hình thức chăn nuôi đang được mở rộng phát triển ở nhiều địa phương nước ta là
-
A.
Chăn nuôi chăn thả.
-
B.
Chăn nuôi công nghiệp.
-
C.
Chăn nuôi truồng trại.
-
D.
Chăn nuôi nửa truồng trại.
Đáp án : B
Chăn nuôi công nghiệp đang được mở rộng phát triển ở nhiều địa phương nước ta.
Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở
-
A.
vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
-
B.
ven các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ.
-
C.
vùng thềm lục địa phía Nam.
-
D.
vùng biển ven các đảo, quần đảo.
Đáp án : C
Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam
Ngành công nghiệp nào sau đây phụ thuộc nhiều nhất vào tài nguyên thiên nhiên?
-
A.
Khai thác khoáng sản.
-
B.
Sản xuất hàng tiêu dùng.
-
C.
Điện tử - tin học.
-
D.
Công nghiệp hóa chất.
Đáp án : A
Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu, số lượng, chất lượng của sản phẩm của ngành công nghiệp này.
Công nghiệp khai thác khoáng sản trực tiếp hoạt động, khai thác tại các mỏ khoáng sản (than, quặng) => sản phẩm thu về là các nguyên liệu thô (than, quặng sắt, apatit, sét, đá vôi…). Cơ cấu các loại khoáng sản, quy mô, trữ lượng, chất lượng các mỏ có ảnh hưởng đến cơ cấu, số lượng, chất lượng của sản phẩm nguyên nhiên liệu thu được.
Nội dung nào sau đây không thể hiện chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao
-
A.
thu nhập bình quân đầu người tăng.
-
B.
các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.
-
C.
tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.
-
D.
nhóm tuổi dưới 15 ngày càng giảm.
Đáp án : D
Chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện, thể hiện ở: . thu nhập bình quân đầu người tăng, các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.
=> Loại đáp án A, B, C
- Nhóm tuổi dưới 15 giảm là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi, cho thấy dân số nước ta đang già hóa. Đây không phải là nội dung thể hiện chất lượng cuộc sống đang được nâng cao.
Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở
-
A.
đồng bằng.
-
B.
ven biển.
-
C.
miền núi.
-
D.
thành phố lớn.
Đáp án : C
Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).
Đâu không phải là vai trò của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc ở vùng miền núi nước ta:
-
A.
Nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc ở miền núi.
-
B.
Tăng cường hoạt động du canh, du cư của các dân tộc ít người.
-
C.
Củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới.
-
D.
Bảo vệ rừng và làm giảm diện tích đất hoang đồi núi trọc.
Đáp án : B
- Khái niệm du canh – du cư: là sự thay đổi
- Liên hệ các đặc điểm về trình độ phát triển kinh tế, mặt bằng dân trí, phương thức sản xuất chủ yếu của các dân tộc ít người ở vùng miền núi nước ta
=> Từ đó chỉ ra được việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội sẽ mang lại những thay đổi tích cực gì đối với các dân tộc ít người ở khu vực này.
Các dân tộc ít người ở vùng miền núi nước ta có trình độ phát triển kinh tế còn kém; mặt bằng dân trí thấp; phương thức sản xuất lạc hậu, chủ yếu là hoạt động du canh du cư.
=> Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội: thực hiện vận động định canh - định cư gắn với xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa hoạt động kinh tế, phát triển các vùng chuyên canh…. sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống người dân, từ đó nâng cao trình độ dân trí cho các đồng bào dân tộc ít người, củng cố an ninh quốc phòng; hạn chế nạn du canh du cư -> giúp giảm tình trạng chặt phá rừng bừa bãi cũng như diện tích đất hoang đồi núi trọc.
=> Nhận xét: A, C, D đúng
Nhận xét: B. Tăng cường hoạt động du canh, du cư của các dân tộc ít người là không đúng.
Vùng nông nghiệp nào sau đây của nước ta chịu thiệt hại nặng nề nhất do bão gây ra
-
A.
Bắc Trung Bộ.
-
B.
Đồng bằng sông Cửu Long.
-
C.
Tây Nguyên.
-
D.
Đông Nam Bộ.
Đáp án : A
Liên hệ vùng có hoạt động của bão nhiều nhất ở nước ta.
Bão nước ta hoạt động với tần suất nhiều nhất và cường độ lớn nhất ở vùng duyên hải Bắc Trung Bộ (bão mạnh nhất vào tháng 9 – 10)
=> Bão kèm theo mưa to gió lớn gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
Lợi thế lớn nhất của ngành nuôi trồng thủy sản so với đánh bắt thủy sản ở nước ta là
-
A.
Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng hơn đánh bắt.
-
B.
Nuôi trồng thủy sản đòi hỏi vốn đầu tư ít và ít rủi ro hơn.
-
C.
Nuôi trồng chủ động được nguồn hàng, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, đánh bắt phụ thuộc vào tự nhiên.
-
D.
Nuôi trồng cung cấp các mặt hàng thủy sản phong phú, đa dạng hơn đánh bắt.
Đáp án : C
Liên hệ về điều kiện nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
- Nuôi trồng thủy sản không phụ thuộc tự nhiên, con người chủ động về con giống và nguồn thức ăn, từ khâu nuôi cấy cho đến đánh bắt thu hoạch => vì vậy có lợi thế trong việc chủ động được nguồn hàng, linh hoạt theo biến động của thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nhờ nguồn hàng có hình thức đẹp mắt, đồng đều....
- Ngược lại đánh bắt phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (bão, sóng biển, môi trường biển...) => không chủ động được nguồn hàng, sản phẩm không đồng đều về hình thức (con bé, con lớn...).
Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh, nguyên nhân chủ yếu do
-
A.
Hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực.
-
B.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
-
C.
Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
-
D.
Chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Đáp án : A
Liên hệ tới xu hướng phát triển chung của nền các kinh tế trên thế giới hiện nay.
Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, nước ta thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như (đặc biệt là vốn FDI từ các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Sin-ga-po..) => hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất…vớ tạo nhiều việc làm cho người dân.
=> Do vậy lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh.