Kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 Địa lí 9 - Đề số 2
Đề bài
Nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta phát triển thuận lợi ở các vùng nào?
-
A.
Hệ thống sông, suối, ao hồ.
-
B.
Vũng, vịnh và vùng biển ven các đảo.
-
C.
Các ngư trường trọng điểm.
-
D.
Bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn.
Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là
-
A.
tiếp thu khoa học nhanh.
-
B.
có phẩm chất cần cù.
-
C.
dồi dào, tăng nhanh.
-
D.
nhiều kinh nghiệm sản xuất.
Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta là
-
A.
Xây dựng hệ thống đê điều.
-
B.
Phát triển hệ thống thủy lợi, hồ chứa.
-
C.
Trồng rừng.
-
D.
Trồng các giống cây chịu hạn, ưa đất khô.
Đâu không phải là tác động tiêu cực của tập quán du canh, du cư ở khu vực miền núi nước ta là
-
A.
Làm suy giảm diện tích rừng.
-
B.
Gia tăng diện tích đất hoang hóa và đồi núi trọc ở vùng núi.
-
C.
Mở rộng diện tích đất sản xuất góp phần nâng cao độ phì của đất.
-
D.
Làm mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.
Rừng phòng hộ ở nước ta không bao gồm
-
A.
rừng đầu nguồn các con sông.
-
B.
dải rừng ngập mặn ven biển.
-
C.
rừng chắn cát ven biển miền Trung.
-
D.
rừng nguyên liệu giấy.
Đâu không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm?
-
A.
Đòi hỏi nguồn lao động có trình độ kĩ thuật rất cao.
-
B.
Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp.
-
C.
Phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên, lao động.
-
D.
Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh thuộc
-
A.
Đồng bằng sông Hồng.
-
B.
Đông Nam Bộ.
-
C.
Tây Nguyên.
-
D.
Duyên hải Nam Trung Bộ.
Sự kiện lớn diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XXI, đánh dấu thành công to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là
-
A.
Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
-
B.
Gia nhập ASEAN.
-
C.
Gia nhập WTO.
-
D.
Trở thành thành viên của liên hiệp quốc.
Ở thị trường trong nước, hàng công nghiệp nước ta bị cạnh tranh quyết liệt nhất bởi hàng ngoại nhập của quốc gia nào sau đây?
-
A.
Thái Lan.
-
B.
Trung Quốc.
-
C.
Lào.
-
D.
Nhật Bản.
Ở nước ta, chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu do
-
A.
Nước ta có khí hậu thất thường, nhiều thiên tai nên chăn nuôi khó phát triển.
-
B.
Không có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn còn thiếu.
-
C.
Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng thấp.
-
D.
Cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém.
Lời giải và đáp án
Nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta phát triển thuận lợi ở các vùng nào?
-
A.
Hệ thống sông, suối, ao hồ.
-
B.
Vũng, vịnh và vùng biển ven các đảo.
-
C.
Các ngư trường trọng điểm.
-
D.
Bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn.
Đáp án : D
Nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta phát triển thuận lợi ở các vùng bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn.
Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là
-
A.
tiếp thu khoa học nhanh.
-
B.
có phẩm chất cần cù.
-
C.
dồi dào, tăng nhanh.
-
D.
nhiều kinh nghiệm sản xuất.
Đáp án : C
Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta là
-
A.
Xây dựng hệ thống đê điều.
-
B.
Phát triển hệ thống thủy lợi, hồ chứa.
-
C.
Trồng rừng.
-
D.
Trồng các giống cây chịu hạn, ưa đất khô.
Đáp án : B
Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta là phát triển hệ thống thủy lợi, hồ chứa để trữ nước trong mùa mưa và cung cấp nước tưới trong mùa khô.
Đâu không phải là tác động tiêu cực của tập quán du canh, du cư ở khu vực miền núi nước ta là
-
A.
Làm suy giảm diện tích rừng.
-
B.
Gia tăng diện tích đất hoang hóa và đồi núi trọc ở vùng núi.
-
C.
Mở rộng diện tích đất sản xuất góp phần nâng cao độ phì của đất.
-
D.
Làm mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.
Đáp án : C
Du canh du cư là hiện tượng người dân thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, chủ yếu diễn ra ở các dân tộc ít người. Hoạt động du canh du cư bao gồm việc: đốt rừng làm nương => tiến hành định cư và gieo trồng một số vụ mùa => sau một thời gian tiếp tục di cư đến một khu rừng mới và tiếp tục phá rừng làm nương để canh tác trên khu đất mới.
Hoạt động du canh du cư bao gồm việc: đốt rừng làm nương -> tiến hành định cư và gieo trồng một số vụ mùa -> sau một thời gian tiếp tục di cư đến một khu rừng mới và tiếp tục phá rừng làm nương để canh tác trên khu đất mới.
=> Như vậy, tiến hành du canh du cư sẽ khiến:
+ Diện tích rừng bị suy giảm (do đốt rừng làm nương rẫy).
+ Gia tăng diện tích đất hoang hóa và đồi núi trọc (do đất rừng sau khi đốt sẽ giảm chất dinh dưỡng cùng với kĩ thuật canh tác thấp khiến đất nhanh chóng bị thoái hóa, bạc màu, cây cối sinh trưởng kém).
+ Mất rừng cũng đồng nghĩa với việc mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.
=> Nhận xét A, B, D đúng; nhận xét C không đúng.
Rừng phòng hộ ở nước ta không bao gồm
-
A.
rừng đầu nguồn các con sông.
-
B.
dải rừng ngập mặn ven biển.
-
C.
rừng chắn cát ven biển miền Trung.
-
D.
rừng nguyên liệu giấy.
Đáp án : D
Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…=> vì vậy rừng phòng hộ không bao gồm rừng nguyên liệu giấy.
Đâu không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm?
-
A.
Đòi hỏi nguồn lao động có trình độ kĩ thuật rất cao.
-
B.
Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp.
-
C.
Phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên, lao động.
-
D.
Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án : A
Các ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, sự phát triển của các ngành này có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Đòi hỏi nguồn lao động có trình độ kĩ thuật rất cao không phải là đặc điểm nằm trong tiêu chí đánh giá của các ngành công nghiệp trọng điểm.
Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh thuộc
-
A.
Đồng bằng sông Hồng.
-
B.
Đông Nam Bộ.
-
C.
Tây Nguyên.
-
D.
Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án : A
Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi liên tục nhiều năm có các luồng di dân nông nghiệp tới các địa phương Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Sự kiện lớn diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XXI, đánh dấu thành công to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là
-
A.
Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
-
B.
Gia nhập ASEAN.
-
C.
Gia nhập WTO.
-
D.
Trở thành thành viên của liên hiệp quốc.
Đáp án : C
Đây là tổ chức liên kết về kinh tế.
Tháng 4/ 2007, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Sự kiện này đã đánh dấu thành công lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mang lại nhiều cơ hội (về thị trường, vốn, khoa học công nghệ…) đồng thời cũng là thử thách lớn đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất để có thể cạnh tranh và phát triển.
Ở thị trường trong nước, hàng công nghiệp nước ta bị cạnh tranh quyết liệt nhất bởi hàng ngoại nhập của quốc gia nào sau đây?
-
A.
Thái Lan.
-
B.
Trung Quốc.
-
C.
Lào.
-
D.
Nhật Bản.
Đáp án : B
Đây là quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc nước ta.
Ở thị trường nội địa, các mặt hàng công nghiệp của nước ta bị cạnh tranh quyết liệt nhất bởi hàng ngoại nhập của Trung Quốc. Theo số liệu thống kê cho thấy, trong cơ cấu hàng nhập vào nước ta, hàng Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất, chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép, hàng điện tử, thực phẩm (hoa quả, bánh kẹo….). Các mặt hàng của Trung Quốc ở nước ta phần lớn có chất lượng kém, đặc biệt là hàng thực phẩm (tẩm chất bảo quản, hóa chất, hàng ôi thiu…) nhưng có giá rẻ, mẫu mã đẹp và đa dạng nên vẫn được nhiều người dân ưa chuộng.
Ở nước ta, chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu do
-
A.
Nước ta có khí hậu thất thường, nhiều thiên tai nên chăn nuôi khó phát triển.
-
B.
Không có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn còn thiếu.
-
C.
Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng thấp.
-
D.
Cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém.
Đáp án : C
Liên hệ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp ở nước ta.
Ở nước ta, do trình độ khoa học kĩ thuật ngành nông nghiệp chưa phát triển mạnh, việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong chăn nuôi còn hạn chế nên giống gia súc gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng tốt còn thấp (đặc biệt là cho yêu cầu xuất khẩu). Do vậy hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao -> chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp.