Đề thi học kì 1 Địa lí 9 - Đề số 4

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Nhân tố nào sau đây không tác động đến tỉ số giới tính của nước ta?

  • A.

    Chiến tranh.

  • B.

    Sự hòa bình, ổn định.

  • C.

    Quy mô dân số.

  • D.

    Các luồng xuất cư, nhập cư.

Câu 2 :

Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là

  • A.

    Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

  • B.

    Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

  • C.

    Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

  • D.

    Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3 :

Người Ê- đê, Gia – rai phân bố chủ yếu ở khu vực

  • A.

    Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  • B.

    Trường sơn – Tây Nguyên.

  • C.

    Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

  • D.

    Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4 :

Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A.

    Chăn nuôi lợn và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

  • B.

    Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

  • C.

    Chăn nuôi bò và trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

  • D.

    Chăn nuôi bò và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Câu 5 :

Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu của vùng đồng bằng ven biển phía đông Bắc Trung Bộ là

  • A.

    Đem lại lượng mưa lớn vào đầu mùa hạ.

  • B.

    Gây hiệu ứng phơn khô nóng vào đầu mùa hạ.

  • C.

    Đem lại một mùa đông lạnh, ít mưa.

  • D.

    Phân hóa mưa – khô sâu sắc giữa lãnh thổ phía bắc và phía nam.

Câu 6 :

Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở

  • A.

    đồng bằng.

  • B.

    ven biển.

  • C.

    miền núi.

  • D.

    thành phố lớn.

Câu 7 :

Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là

  • A.

    tăng tỉ trọng cây công nghiệp thấp nhất và có xu hướng giảm.

  • B.

    tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực.

  • C.

    tăng tỉ trọng cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.

  • D.

    tỉ trọng cây lương thực cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.

Câu 8 :

Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta trở nên đa dạng và linh hoạt hơn là do

  • A.

    chính sách của Nhà nước.

  • B.

    giải quyết việc làm.

  • C.

    sức ép của thị trường.

  • D.

    tác động của công nghệ.

Câu 9 :

Ngành công nghiệp nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

  • A.

    Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp.

  • B.

    Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao.

  • C.

    Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa đồng bộ.

  • D.

    Cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển đồng đều khắp lãnh thổ.

Câu 10 :

Các loại cây công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là:

  • A.

    cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.

  • B.

    cà phê, cao su, hồ tiêu, bông.

  • C.

    cà phê, dừa, cao su, điều.

  • D.

    cà phê, hồ tiêu, thuốc lá, bông.

Câu 11 :

Việc trồng rừng nguyên liệu giấy ở nước ta có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là

  • A.

    cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

  • B.

    tạo việc làm và thu nhập cho lao động.

  • C.

    sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở đồi núi.

  • D.

    ngăn xói mòn, bảo vệ môi trường.

Câu 12 :

Ranh giới tự nhiên ở phía Nam của vùng với Duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A.

    dãy Tam Điệp.

  • B.

    dãy Bạch Mã.

  • C.

    đèo Ngang.

  • D.

    sông Bến Hải.

Câu 13 :

Nội dung nào sau đây không thể hiện chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao

  • A.

    thu nhập bình quân đầu người tăng.

  • B.

    các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.

  • C.

    tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.

  • D.

    nhóm tuổi dưới 15 ngày càng giảm.

Câu 14 :

Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?

  • A.

    Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, lạm phát gia tăng.

  • B.

    Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động.

  • C.

    Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài, gia tăng lạm phát.

  • D.

    Thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

Câu 15 :

Hoạt động nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ sản xuất?

  • A.

    Quản lí nhà nước.

  • B.

    Khách sạn, nhà hàng.

  • C.

    Tài chính, tín dụng.

  • D.

    Y tế, văn hóa, thể thao.

Câu 16 :

Sự phân bố của ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào

  • A.

    lao động trình độ cao.

  • B.

    tài nguyên thiên nhiên.

  • C.

    đường lối chính sách.

  • D.

    phân bố dân cư.

Câu 17 :

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ở nước ta hiện nay?

  • A.

    Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

  • B.

    Góp phần bảo vệ môi trường, tận dụng tài nguyên.

  • C.

    Tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

  • D.

    Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Câu 18 :

Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với khu vực nào sau đây?

  • A.

    Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  • B.

    Vịnh Bắc Bộ.

  • C.

    Duyên hải Nam Trung Bộ.

  • D.

    Bắc Trung Bộ.

Câu 19 :

Bình quân sản lượng lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do

  • A.

    sản lượng lương thực ít.

  • B.

    năng suất lúa thấp.

  • C.

    dân số quá đông.

  • D.

    diện tích lúa bị thu hẹp.

Câu 20 :

Đâu không phải là tác động tích cực của công nghiệp chế biến đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta?

  • A.

    Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.

  • B.

    Nâng cao hiệu quả sản xuất.

  • C.

    Tăng sức cạnh trang hàng nông sản.

  • D.

    Thay đổi cơ cấu mùa vụ.

Câu 21 :

Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải

  • A.

    góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

  • B.

    kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.

  • C.

    phát triển du lịch.

  • D.

    nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Câu 22 :

Loại thiên tai không thường xuyên xảy ra ở Bắc Trung Bộ là

  • A.

    Hạn hán.

  • B.

    Bão.

  • C.

    Động đất.

  • D.

    Lũ quét.

Câu 23 :

Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

  • A.

    Bắc Trung Bộ.

  • B.

    Đồng bằng sông Hồng.

  • C.

    Đông Nam Bộ.

  • D.

    Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 24 :

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc

  • A.

    Kinh.

  • B.

    Tày.

  • C.

    Thái.

  • D.

    Chăm.

Câu 25 :

Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?

  • A.

    Dân cư phân bố không đồng đều theo lãnh thổ.

  • B.

    Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay.

  • C.

    Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

  • D.

    Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng cao.

Câu 26 :

Mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là:

  • A.

    máy móc thiết bị.

  • B.

    nguyên liệu, nhiên liệu.

  • C.

    hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.

  • D.

    lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Câu 27 :

Khó khăn của tài nguyên đất ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A.

    đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

  • B.

    diện tích đất trống, đồi núi trọc nhiều.

  • C.

    quỹ đất nông nghiệp hạn chế.

  • D.

    vùng đồng bằng độ dốc lớn.

Câu 28 :

Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?

  • A.

    Chuyển dịch cơ cấu ngành.

  • B.

    Chuyển dịch cơ cấu thành phần.

  • C.

    Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

  • D.

    Chuyển dịch cơ cấu theo tuổi.

Câu 29 :

Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ PHÂN THEO NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: %)

Để thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị nông thôn giai đoạn 1996-2016, dạng biểu đồ thích hợp nhất là

  • A.

    biều đồ tròn.

  • B.

    biều đồ cột ghép.

  • C.

    biều đồ cột chồng.

  • D.

    biều đồ miền.

Câu 30 :

Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ

  • A.

    Nông, lâm, ngư nghiệp có vị trí không quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

  • B.

    Nước ta đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • C.

    Nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp.

  • D.

    Nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Câu 31 :

Cho bảng số liệu:

Số lượt hành khách vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta

giai đoạn 2005 – 2014

(Đơn vị: triệu lượt người)

Nhận xét nào sau đây không đúng:

  • A.

    Đường bộ có số lượt hành khách vận chuyển lớn nhất, gấp nhiều lần các loại hình vận tải còn lại.

  • B.

    Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ và đường hàng không có xu hướng tăng.

  • C.

    Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ tăng nhanh hơn đường hàng không.

  • D.

    Đường sắt và đường thủy có số lượng hành khách vận chuyển còn biến động.

Câu 32 :

Những loại hình vận tải nào sau đây phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta?

  • A.

    Vận tải đường bộ và đường biển.

  • B.

    Vận tải đường sắt và đường biển.

  • C.

    Vận tải đường hàng không và đường sắt.

  • D.

    Vận tải đường hàng không và đường biển.

Câu 33 :

Hoạt động thương mại có mức độ tập trung khác nhau giữa các vùng trong nước, nguyên nhân do

  • A.

    Chất lượng cuộc sống người dân nhìn chung còn thấp và có sự chênh lệch giữa các vùng.

  • B.

    Dân cư nước ta phân bố không đều, trình độ phát triển kinh tế chênh lệch giữa các vùng.

  • C.

    Tài nguyên thiên nhiên nước ta phân bố không đều, chỉ tập trung ở những vùng nhất định.

  • D.

    Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển chưa đồng bộ trên cả nước.

Câu 34 :

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ bị suy thoái là

  • A.

    Hiện tượng cháy rừng.

  • B.

    Đất đai bị suy thoái, thiếu nước vào mùa khô.

  • C.

    Phát triển thủy điện.

  • D.

    Nạn du canh, du cư.

Câu 35 :

Nội dung nào sau đây không thể hiện việc vai trò của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng 

  • A.

    Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt vào mùa mưa bão.

  • B.

    Bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm cho vùng đất trong đê.

  • C.

    Giữ gìn và phát triển các di lịch sử, giá trị văn hóa.

  • D.

    Là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông của vùng.

Câu 36 :

Hiện nay vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ có vai trò hết sức quan trọng, chủ yếu vì

  • A.

    rừng cung cấp nhiều nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

  • B.

    mang lại nguồn thu nhập lớn, nâng cao đời sông người dân.

  • C.

    rừng bảo vệ nước ngầm, hạn chế nguy cơ hoang mạc hóa; các thiên tai sạt lở đất, lũ lụt.

  • D.

    có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng.

Câu 37 :

Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?

  • A.

    Góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện.

  • B.

    Hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.

  • C.

    Bảo vệ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.

  • D.

    Đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất giấy.

Câu 38 :

Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ dân nông thôn, tăng tỉ lệ dân thành thị, nguyên nhân chủ yếu do:

  • A.

    vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, tài nguyên cạn kiệt.

  • B.

    kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

  • C.

    chính sách chuyển cư của Nhà nước.

  • D.

    kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Câu 39 :

Để phát triển công nghiệp hóa, ngành công nghiệp nào sau đây cần đi trước một bước so với các ngành khác

  • A.

    Công nghiệp điện tử.

  • B.

    Công nghiệp hóa chất.

  • C.

    Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm.

  • D.

    Công nghiệp năng lượng.

Câu 40 :

Hai tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng Tây Nguyên về giá trị sản xuất nông nghiệp vì

  • A.

    Có cơ cấu nông nghiệp đa dạng nhất so với các tỉnh còn lại.

  • B.

    Có diện tích đât sản xuất nông nghiệp lớn nhất so với các tỉnh còn lại.

  • C.

    Đẩy mạnh thâm canh, sản xuất hàng hóa, đem lại nguồn nông sản xuất khẩu lớn và có giá trị.

  • D.

    Lao động đông, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhân tố nào sau đây không tác động đến tỉ số giới tính của nước ta?

  • A.

    Chiến tranh.

  • B.

    Sự hòa bình, ổn định.

  • C.

    Quy mô dân số.

  • D.

    Các luồng xuất cư, nhập cư.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức về sự thay đổi tỉ số giới tính của nước ta.

Lời giải chi tiết :

Tỉ số giới tính của nước ta có sự thay đổi trong thời gian qua và chịu tác động của nhiều nhân tố:
- Trước đây, tỉ số giới tính nước ta mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.

- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư: thấp ở các luồng xuất cư (đồng bằng sông Hồng có tỉ số giới tính thấp do các luồng di dân nông nghiệp trong nhiều năm), tỉ số giới tính cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước

=> Nhận xét A, B, D đúng.

- Quy mô dân số không ảnh hưởng đến tỉ số giới tính của nước ta.

Câu 2 :

Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là

  • A.

    Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

  • B.

    Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

  • C.

    Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

  • D.

    Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Câu 3 :

Người Ê- đê, Gia – rai phân bố chủ yếu ở khu vực

  • A.

    Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  • B.

    Trường sơn – Tây Nguyên.

  • C.

    Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

  • D.

    Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên:  có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê, Gia-rai, Cơ –ho…)

Câu 4 :

Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A.

    Chăn nuôi lợn và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

  • B.

    Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

  • C.

    Chăn nuôi bò và trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

  • D.

    Chăn nuôi bò và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là chăn nuôi bò và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Câu 5 :

Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu của vùng đồng bằng ven biển phía đông Bắc Trung Bộ là

  • A.

    Đem lại lượng mưa lớn vào đầu mùa hạ.

  • B.

    Gây hiệu ứng phơn khô nóng vào đầu mùa hạ.

  • C.

    Đem lại một mùa đông lạnh, ít mưa.

  • D.

    Phân hóa mưa – khô sâu sắc giữa lãnh thổ phía bắc và phía nam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dãy Trường Sơn Bắc tạo nên bức chắn địa hình đối với các luồng gió hướng Tây, Tây Nam.

Lời giải chi tiết :

Vào đầu mùa hạ, gió mùa tây nam thổi vào nước ta gặp bức chắn địa hình là dãy Trường Sơn Bắc, gió này bị chặn lại ở sườn phía Tây và gây mưa lớn, sau khi vượt qua dãy Trường Sơn Bắc và xuống đồng bằng phía đông gió bị biến tính (do mất đi lượng ẩm sau khi gây mưa ở sườn tây) trở nên khô nóng => tạo nên hiệu ứng phơn khô nóng ở Bắc Trung Bộ.

Câu 6 :

Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở

  • A.

    đồng bằng.

  • B.

    ven biển.

  • C.

    miền núi.

  • D.

    thành phố lớn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).

Câu 7 :

Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là

  • A.

    tăng tỉ trọng cây công nghiệp thấp nhất và có xu hướng giảm.

  • B.

    tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực.

  • C.

    tăng tỉ trọng cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.

  • D.

    tỉ trọng cây lương thực cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực.

Câu 8 :

Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta trở nên đa dạng và linh hoạt hơn là do

  • A.

    chính sách của Nhà nước.

  • B.

    giải quyết việc làm.

  • C.

    sức ép của thị trường.

  • D.

    tác động của công nghệ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu ngành công nghiệp nước ta trở nên đa dạng và linh hoạt hơn.

Câu 9 :

Ngành công nghiệp nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

  • A.

    Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp.

  • B.

    Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao.

  • C.

    Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa đồng bộ.

  • D.

    Cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển đồng đều khắp lãnh thổ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Ngành công nghiệp nước ta có trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng. Cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, thông tin liên lạc...) phát triển còn chưa hợp lí, đồng bộ: các vùng núi xa xôi cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn và đang từng bươc cải thiện, vùng thành thị, đồng bằng cơ sở hạ tầng phát triển hoàn thiện hơn.

=> Nhận xét: Cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển đồng đều khắp lãnh thổ là không đúng.

Câu 10 :

Các loại cây công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là:

  • A.

    cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.

  • B.

    cà phê, cao su, hồ tiêu, bông.

  • C.

    cà phê, dừa, cao su, điều.

  • D.

    cà phê, hồ tiêu, thuốc lá, bông.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các loại cây công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.

Câu 11 :

Việc trồng rừng nguyên liệu giấy ở nước ta có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là

  • A.

    cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

  • B.

    tạo việc làm và thu nhập cho lao động.

  • C.

    sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở đồi núi.

  • D.

    ngăn xói mòn, bảo vệ môi trường.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác đinh từ khóa: ý nghĩa xã hội

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa xã hội của rừng nguyên liệu giấy thông qua hoạt động trồng rừng, khai thác rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu =>  tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Câu 12 :

Ranh giới tự nhiên ở phía Nam của vùng với Duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A.

    dãy Tam Điệp.

  • B.

    dãy Bạch Mã.

  • C.

    đèo Ngang.

  • D.

    sông Bến Hải.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ranh giới tự nhiên ở phía Nam của vùng với Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy Bạch Mã.

Câu 13 :

Nội dung nào sau đây không thể hiện chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao

  • A.

    thu nhập bình quân đầu người tăng.

  • B.

    các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.

  • C.

    tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.

  • D.

    nhóm tuổi dưới 15 ngày càng giảm.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện, thể hiện ở: . thu nhập bình quân đầu người tăng, các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.

=> Loại đáp án A, B, C

- Nhóm tuổi dưới 15 giảm là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi, cho thấy dân số nước ta đang già hóa. Đây không phải là nội dung thể hiện chất lượng cuộc sống đang được nâng cao.

Câu 14 :

Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?

  • A.

    Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, lạm phát gia tăng.

  • B.

    Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động.

  • C.

    Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài, gia tăng lạm phát.

  • D.

    Thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Công cuộc Đổi mới nền kinh tế đã giúp nước ta thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

Câu 15 :

Hoạt động nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ sản xuất?

  • A.

    Quản lí nhà nước.

  • B.

    Khách sạn, nhà hàng.

  • C.

    Tài chính, tín dụng.

  • D.

    Y tế, văn hóa, thể thao.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hoạt động  tài chính, ngân hàng thuộc nhóm dịch vụ sản xuất.

Câu 16 :

Sự phân bố của ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào

  • A.

    lao động trình độ cao.

  • B.

    tài nguyên thiên nhiên.

  • C.

    đường lối chính sách.

  • D.

    phân bố dân cư.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.

Câu 17 :

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ở nước ta hiện nay?

  • A.

    Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

  • B.

    Góp phần bảo vệ môi trường, tận dụng tài nguyên.

  • C.

    Tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

  • D.

    Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ  kiến thức về vai trò của cây công nghiệp.

Lời giải chi tiết :

Cây công nghiệp có vai trò:

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...).

- Phát triển cây công nghiệp lâu năm với mô hình nông – lâm kết hợp.. cũng góp phần phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, hạn chế xói mòn sạt lở đất, giữ nước ngầm..=> góp phần bải vệ môi trường.

=> Loại đáp án A, B, C

- Cây công nghiệp lâu năm không đóng vai trò đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

 (đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là vai trò của ngành sản xuất lương thực ở nước ta.

Câu 18 :

Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với khu vực nào sau đây?

  • A.

    Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  • B.

    Vịnh Bắc Bộ.

  • C.

    Duyên hải Nam Trung Bộ.

  • D.

    Bắc Trung Bộ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vị trí tiếp giáp của Đồng bằng sông Hồng là:
- Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Phía Tây giáp Tây Bắc

- Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ

- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

=> Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 19 :

Bình quân sản lượng lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do

  • A.

    sản lượng lương thực ít.

  • B.

    năng suất lúa thấp.

  • C.

    dân số quá đông.

  • D.

    diện tích lúa bị thu hẹp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bình quân sản lượng lương thực = sản lượng / dân số (kg/ người)

Lời giải chi tiết :

- Bình quân sản lượng lương thực = Sản lượng / dân số (kg/ người) =>  Khi sản lượng lớn nhưng dân số đông và tăng quá nhanh thì bình quân lương thực vẫn giảm.

- Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lương thực đứng thứ 2 cả nước (chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long) nhưng bình quân lương thực lại thấp => nguyên nhân là do dân số quá đông.

Câu 20 :

Đâu không phải là tác động tích cực của công nghiệp chế biến đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta?

  • A.

    Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.

  • B.

    Nâng cao hiệu quả sản xuất.

  • C.

    Tăng sức cạnh trang hàng nông sản.

  • D.

    Thay đổi cơ cấu mùa vụ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp chế biến nước ta sử dụng nguyên liệu chủ yếu của ngành nông nghiệp vì vậy sẽ giúp ổn định và phát triển các vùng chuyên canh, việc áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ vào quy trình sản xuất, chế biễn sẽ tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị, nâng cao chất lượng nông sản => nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh hàng nông sản.

=> Nhận xét A, B, C đúng

-  Việc thay đổi cơ cấu mùa vụ phụ thuộc chủ yếu vào sự phân hóa khí hậu và các điều kiện đất trồng. Công nghiệp chế biến không ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ,

Câu 21 :

Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải

  • A.

    góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

  • B.

    kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.

  • C.

    phát triển du lịch.

  • D.

    nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ vai trò của các nhà máy điện và các hồ thủy điện trên sông.

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

- Cung cấp điện thắp sáng và cho các hoạt động công nghiệp -> góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Các hồ thủy điện có vai trò tích nước vào mùa lũ sẽ kiểm soát lũ cho vùng hạ lưu ở đồng bằng sông Hồng.

- Các nhà máy thủy điện, hồ chứa là những điểm du lịch tham quan hấp dẫn (thủy điện Hòa Bình).

- Ngoài ra có thể phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở các hồ chứa nước

=> Nhận xét nuôi trồng thủy sản nước mặn là không đúng (do nước trong hồ là nước tích trên các dòng sông hoặc nước mưa nên đây là nguồn nước ngọt chứ không phải nước mặn)

Câu 22 :

Loại thiên tai không thường xuyên xảy ra ở Bắc Trung Bộ là

  • A.

    Hạn hán.

  • B.

    Bão.

  • C.

    Động đất.

  • D.

    Lũ quét.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khí hậu Bắc Trung mang tính chất nhiệt đới có mùa đông lạnh, thiên tai bão lũ thường xảy ra, gió phơn khô nóng gây hạn hán hàng năm. Động đất không thường xuyên xảy ra ở Bắc Trung Bộ

Câu 23 :

Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

  • A.

    Bắc Trung Bộ.

  • B.

    Đồng bằng sông Hồng.

  • C.

    Đông Nam Bộ.

  • D.

    Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2 năm 2003).

Câu 24 :

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc

  • A.

    Kinh.

  • B.

    Tày.

  • C.

    Thái.

  • D.

    Chăm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc Kinh (86,2%).

Câu 25 :

Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?

  • A.

    Dân cư phân bố không đồng đều theo lãnh thổ.

  • B.

    Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay.

  • C.

    Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

  • D.

    Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng cao.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm phân bố dân cư nước ta

Lời giải chi tiết :

Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ, dân cư sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn (hơn 79%), Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta hiện nay, ti lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng lên.

=> Nhận xét A, C, D đúng.:

     Nhận xét B. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay là không đúng.

Câu 26 :

Mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là:

  • A.

    máy móc thiết bị.

  • B.

    nguyên liệu, nhiên liệu.

  • C.

    hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.

  • D.

    lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là : hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thủy sản.

Câu 27 :

Khó khăn của tài nguyên đất ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A.

    đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

  • B.

    diện tích đất trống, đồi núi trọc nhiều.

  • C.

    quỹ đất nông nghiệp hạn chế.

  • D.

    vùng đồng bằng độ dốc lớn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quỹ đất nông nghiệp hạn chế (do diện tích đất hẹp, đất xấu) ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 28 :

Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?

  • A.

    Chuyển dịch cơ cấu ngành.

  • B.

    Chuyển dịch cơ cấu thành phần.

  • C.

    Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

  • D.

    Chuyển dịch cơ cấu theo tuổi.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện ở 3 mặt: chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu theo tuổi là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số, không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 29 :

Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ PHÂN THEO NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: %)

Để thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị nông thôn giai đoạn 1996-2016, dạng biểu đồ thích hợp nhất là

  • A.

    biều đồ tròn.

  • B.

    biều đồ cột ghép.

  • C.

    biều đồ cột chồng.

  • D.

    biều đồ miền.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ miền thường thể hiện cơ cấu hoặc sự chuyển dịch cơ cấu, trong thời gian từ 4 năm trở lên.

Lời giải chi tiết :

Đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu dân số, trong giai đoạn 1996 – 2016 (5 năm)

 => Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị nông thôn giai đoạn 1996-2016 là biểu đồ miền

Câu 30 :

Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ

  • A.

    Nông, lâm, ngư nghiệp có vị trí không quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

  • B.

    Nước ta đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • C.

    Nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp.

  • D.

    Nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch ngày càng rõ nét theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Lời giải chi tiết :

- Với chính sách Đổi mới kinh tế năm 1986, nước ta đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng nông  - lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

=> Quá trình này đã đáp ứng yêu cầu của mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp. Đến nay, nước ta vẫn đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

- Tuy nông nghiệp có giảm tỉ trọng nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đáp ứng nhu cầu lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.

Câu 31 :

Cho bảng số liệu:

Số lượt hành khách vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta

giai đoạn 2005 – 2014

(Đơn vị: triệu lượt người)

Nhận xét nào sau đây không đúng:

  • A.

    Đường bộ có số lượt hành khách vận chuyển lớn nhất, gấp nhiều lần các loại hình vận tải còn lại.

  • B.

    Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ và đường hàng không có xu hướng tăng.

  • C.

    Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ tăng nhanh hơn đường hàng không.

  • D.

    Đường sắt và đường thủy có số lượng hành khách vận chuyển còn biến động.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu:

- Nhận xét lần lượt các đối tượng: tăng hay giảm, nhanh hay chậm, liên tục hay không liên tục (dẫn chứng số liệu).

- Nếu có biến động nêu rõ giai đoạn biến động và lấy dẫn chứng.

=> Đối tượng nào tăng nhanh nhất/ chậm nhất.

Lời giải chi tiết :

- Đường bộ có số lượt hành khách vận chuyển lớn nhất,  gấp nhiều lần các loại hình vận tải còn lại (gấp: 2 863,5 / 12,0 = 238,6 lần đường sắt; gấp 2 863,5 / 24,4 = 117,4 lần đường hàng không).

=> Nhận xét A đúng.

- Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ và đường hàng không có xu hướng tăng.

+ Đường bộ tăng từ: 1 173,4 lên 2 863,5 (triệu lượt khách), tăng gấp 2,4 lần.

+ Đường hàng không tăng từ 6,5 lên 24,4 (triệu lượt khách), tăng gấp 3,8 lần.

=> Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ tăng chậm hơn đường hàng không (2,4 < 3,8).

=> Nhận xét B đúng, nhận xét C không đúng.

- Đường sắt và đường thủy có số lượng hành khách vận chuyển còn biến động.

+ Đường sắt: giai đoạn 2005 – 2010 giảm từ  12,8 xuống 11,2 (triệu lượt người) sau đó giảm tăng lên 12 triệu lượt khách năm 2014.

+ Đường thủy: giai đoạn 2005 – 2010 giảm từ  156,9 xuống 157,5 (triệu lượt người) sau đó giảm còn 156,9 triệu lượt khách năm 2014.

=> Nhận xét D đúng

Câu 32 :

Những loại hình vận tải nào sau đây phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta?

  • A.

    Vận tải đường bộ và đường biển.

  • B.

    Vận tải đường sắt và đường biển.

  • C.

    Vận tải đường hàng không và đường sắt.

  • D.

    Vận tải đường hàng không và đường biển.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đây là những loại hình vận tải có ưu điểm vận chuyển hàng hóa, con người trên những tuyến đường quốc tế, thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các nước.

Lời giải chi tiết :

- Đường hàng không có ưu điểm là vận chuyển hàng hóa, hành khách trên những tuyến bay quốc tế một cách nhanh chóng và hiện đại. Thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác phát triển giữa nước ta với các quốc gia khác trong thời kì nền kinh tế tri thức và khoa học - công nghệ hiện đại.

- Đường biển có ưu điểm là chuyên chở được khối lượng hàng hóa lớn, cồng kềnh, trên những tuyến đường dài với giá cả hợp lí => phù hợp để vận chuyển hàng hóa quôc tế, đảm bảo tốt nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta với các nước trên thế giới. Nước ta có nhiều cảng biển lớn đảm nhận khối lượng hàng hóa bốc dỡ lớn như cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Câu 33 :

Hoạt động thương mại có mức độ tập trung khác nhau giữa các vùng trong nước, nguyên nhân do

  • A.

    Chất lượng cuộc sống người dân nhìn chung còn thấp và có sự chênh lệch giữa các vùng.

  • B.

    Dân cư nước ta phân bố không đều, trình độ phát triển kinh tế chênh lệch giữa các vùng.

  • C.

    Tài nguyên thiên nhiên nước ta phân bố không đều, chỉ tập trung ở những vùng nhất định.

  • D.

    Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển chưa đồng bộ trên cả nước.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hoạt động thương mại là sự trao đổi mua bán hàng hóa giữa người bán và người mua => do đó thương mại phát triển hay không sẽ phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế (tạo ra hàng hóa) và nhu cầu trao đổi, sử dụng hàng hóa của con người (người bán, người mua).

Lời giải chi tiết :

- Sự phân bố của các hoạt động thương mại phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và trình độ phát triển các ngành kinh tế. Quy mô dân số và trình độ phát triển kinh tế khác nhau sẽ dẫn đến mức độ tập trung của các hoạt động thương mại khác nhau giữa các vùng.

+ Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành kinh tế phát triển cũng là nơi hoạt động dịch vụ phát triển và tập trung với mật độ cao.

+ Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, các ngành kinh tế kém phát triển nên các hoạt động thương mại nghèo nàn.

Câu 34 :

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ bị suy thoái là

  • A.

    Hiện tượng cháy rừng.

  • B.

    Đất đai bị suy thoái, thiếu nước vào mùa khô.

  • C.

    Phát triển thủy điện.

  • D.

    Nạn du canh, du cư.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Rừng nước ta bị suy giảm chủ yếu do khai thác bừa bãi, quá mức.

- Du canh du cư là hiện tượng người dân thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cuộc sống nay đây mai đó.

Lời giải chi tiết :

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người, có tập quán sản xuất chủ yếu là du canh, du cư. Tập quán du canh du cư là hiện tượng người dân thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cứ mỗi lần di chuyển nơi ở người dân lại tìm kiếm một vùng đất mới và tiến hành phá rừng lấy đất làm nương rẫy canh tác. Cùng với tập quán sản xuất lạc hậu khiến đất đai dễ bị suy thoái bạc màu, sau một thời gian ngắn các dân tộc lại tìm kiếm vùng đất mới, bỏ lại các đồi trống, đất hoang hóa bạc màu => Vòng tròn này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến diện tích rừng bị chặt phá ngày càng nghiêm trọng hơn.

Câu 35 :

Nội dung nào sau đây không thể hiện việc vai trò của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng 

  • A.

    Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt vào mùa mưa bão.

  • B.

    Bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm cho vùng đất trong đê.

  • C.

    Giữ gìn và phát triển các di lịch sử, giá trị văn hóa.

  • D.

    Là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông của vùng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hệ thống đê điều dày đặc tạo thành nhiều ô vuông, ngăn cách tạo nên sự khác biệt trong quá trình bồi đắp phù sa giữa vùng đất trong và ngoài đê.

Lời giải chi tiết :

- Vai trò của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng là: tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt vào mùa mưa bão; giữ gìn và phát triển các di lịch sử, giá trị văn hóa của vùng (từ thời các vị vua nhà Lý, Nhà Lê sơ, nhà Nguyễn, Tự Đức); ngày nay đê sông Hồng cũng là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông của vùng.

- Tuy nhiên hệ thống đê dày đặc đã chia cắt đồng bằng thành nhiều ô vuông -> vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm, cùng với quá trình canh tác lâu năm đã bị thoái hóa, bạc màu.

=> Nhận xét B không đúng.

Câu 36 :

Hiện nay vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ có vai trò hết sức quan trọng, chủ yếu vì

  • A.

    rừng cung cấp nhiều nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

  • B.

    mang lại nguồn thu nhập lớn, nâng cao đời sông người dân.

  • C.

    rừng bảo vệ nước ngầm, hạn chế nguy cơ hoang mạc hóa; các thiên tai sạt lở đất, lũ lụt.

  • D.

    có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vấn đề khí hậu đang nổi lên ở khu vực các tỉnh cực Nam Trung Bộ hiện nay -> liên hệ về vai trò quan trọng của tự nhiên ở miền núi phía tây với đồng bằng ven biển phía đông.

Lời giải chi tiết :

Hiện nay, hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) -> trong điều kiện khí hậu thời tiết khô hạn kéo dài, nguồn nước ngầm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực này. Việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ có vai trò bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế hạn chế nguy cơ hoang mạc hóa mở rộng; đồng thời rừng cũng đóng vai trò hạn chế các thiên tai sạt lở đất vùng núi, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng.

Câu 37 :

Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?

  • A.

    Góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện.

  • B.

    Hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.

  • C.

    Bảo vệ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.

  • D.

    Đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất giấy.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa: ý nghĩa môi trường

Lời giải chi tiết :

Xác định từ khóa: ý nghĩa môi trường

=> Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên là hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu đồng thời bảo vệ môi trường sống cho động vật hoang dã…

Câu 38 :

Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ dân nông thôn, tăng tỉ lệ dân thành thị, nguyên nhân chủ yếu do:

  • A.

    vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, tài nguyên cạn kiệt.

  • B.

    kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

  • C.

    chính sách chuyển cư của Nhà nước.

  • D.

    kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ sự phát triển kinh tế ở nông thôn và thành thị.

Lời giải chi tiết :

Công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã thúc đẩy sự chuyển dịch nền kinh tế ở các thành phố, đô thị. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước….tạo nên một khu vực kinh tế  phát triển năng động, đa dạng; hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển tạo ra nhiều việc làm =>  thu hút đông đảo dân cư từ các vùng nông thôn về thành phố để học tập, làm việc -> tỉ lệ dân thành thị tăng lên.

- Trong khi vùng nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, hiệu quả kinh tế thấp cùng với thời gian nông nhàn lớn -> người dân di chuyển lên thành phố tìm kiếm việc làm.

Câu 39 :

Để phát triển công nghiệp hóa, ngành công nghiệp nào sau đây cần đi trước một bước so với các ngành khác

  • A.

    Công nghiệp điện tử.

  • B.

    Công nghiệp hóa chất.

  • C.

    Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm.

  • D.

    Công nghiệp năng lượng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ vai trò quan trọng các ngành công nghiệp.

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp năng lượng là ngành kinh tế cơ bản và quan trọng của một quốc gia, nó là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật, là tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của một đất nước. Các ngành sản xuất khác chỉ có thể phát triển được khi có sự tồn tại của cơ sở năng lượng.

=> Do đó để tiến hành công nghiệp hóa, phát triển kinh tế đất nước thì công nghiệp năng lượng cần đi trước một bước.

Câu 40 :

Hai tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng Tây Nguyên về giá trị sản xuất nông nghiệp vì

  • A.

    Có cơ cấu nông nghiệp đa dạng nhất so với các tỉnh còn lại.

  • B.

    Có diện tích đât sản xuất nông nghiệp lớn nhất so với các tỉnh còn lại.

  • C.

    Đẩy mạnh thâm canh, sản xuất hàng hóa, đem lại nguồn nông sản xuất khẩu lớn và có giá trị.

  • D.

    Lao động đông, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hai tỉnh này đã phát huy tối đa các thế mạnh về điều kiện tự nhiên để tạo ra các mặt hàng nông sản có chất lượng tốt, giá trị cao.

Lời giải chi tiết :

Hai tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất nông nghiệp vì:

- Hai tỉnh này có cơ cấu nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, phát huy tối đa những lợi thế về các điều kiện tự nhiên (đặc biệt là khí hậu và đất) để tạo ra nguồn nông sản có giá trị xuất khẩu lớn.

+ Đăk Lăk nổi bật nhất là cây cà phê với sản lượng cà phê dẫn đầu cả nước, là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của tỉnh, đem lại giá trị lớn.

+ Lâm Đồng nhờ có điều kiện khí hậu cận nhiệt (ở độ cao trên 1000m) đã hình thành vùng chuyên canh chè lớn nhất cả nước, xây dựng được thương hiệu chè nổi tiếng, mang lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao. Ngoài ra, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) còn nổi tiếng về trồng hoa, rau quả ôn đới đem lại nguồn thu vô cùng lớn.

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.