Đề thi cuối học kì 2 Địa lí 9 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A.

    Chăn nuôi lợn và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

  • B.

    Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

  • C.

    Chăn nuôi bò và trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

  • D.

    Chăn nuôi bò và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Câu 2 :

Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ là

  • A.

    Các bãi triều, đầm phá ven biển.

  • B.

    Các bãi tôm, bãi cá lớn.

  • C.

    Nhiều sông ngòi, ao hồ.

  • D.

    Các cánh rừng ngập mặn ven biển.

Câu 3 :

Các dạng địa hình từ tây sang đông của vùng Bắc Trung Bộ là

  • A.

    núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, hải đảo.

  • B.

    núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo.

  • C.

    biển, đồng bằng, gò đồi, núi, hải đảo.

  • D.

    biển, đồng bằng, núi, gò đồi, hải đảo.

Câu 4 :

Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do có

  • A.

    nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng nước lớn.

  • B.

    địa hình cao nguyên xếp tầng và nhiều sông lớn.

  • C.

    lượng mưa dồi dào, mùa mưa phân hóa sâu sắc.

  • D.

    địa hình núi cao đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước.

Câu 5 :

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A.

    Trình độ dân trí thấp.

  • B.

    Nơi cư trú của người Chăm, Khơ-me, Hoa.

  • C.

    Dân cư đông, thị trường tiêu thụ lớn.

  • D.

    Tỉ lệ dân thành thị cao.

Câu 6 :

Đặc điểm dân cư – xã hội không đúng với Đông Nam Bộ là

  • A.

    là vùng đông dân.

  • B.

    mật độ dân số cao nhất cả nước.

  • C.

    người dân năng động, sáng tạo.

  • D.

    có nhiều di tích lịch sử, văn hóa.

Câu 7 :

Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải

  • A.

    góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

  • B.

    kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.

  • C.

    phát triển du lịch.

  • D.

    nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Câu 8 :

Loại khoáng sản nào ở Tây Nguyên có trữ lượng lớn nhất nước ta?

  • A.

    Đồng.

  • B.

    Bô- xít.

  • C.

    Sắt.

  • D.

    Chì – kẽm.

Câu 9 :

Tài nguyên khoáng sản giàu có ở vùng thềm lục địa phía nam của Đông Nam Bộ là

  • A.

    titan.

  • B.

    cát thủy tinh.

  • C.

    muối khoáng.

  • D.

    dầu khí.

Câu 10 :

Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh

  • A.

    chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.

  • B.

    chăn nuôi lợn, trâu, bò, nuôi trồng thủy sản.

  • C.

    chăn nuôi lợn, gia cầm, đánh bắt thủy sản, bò sữa.

  • D.

    nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi lợn, bò thịt.

Câu 11 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến đàn vịt phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là

  • A.

    Nguồn thức ăn từ ngành trồng trọt lớn, dịch vụ thú y phát triển

  • B.

    Mặt nước nuôi thả và nguồn thức ăn từ trồng trọt, thủy sản lớn.

  • C.

    Khí hậu thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

  • D.

    Nguồn thức ăn công nghiệp lớn và kinh nghiệm của người dân.

Câu 12 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây nằm trên sông Xê – xan?

  • A.

    Yaly.

  • B.

    Buôn Kuôp.

  • C.

    Xrê Pôk.

  • D.

    Đrây Hling.

Câu 13 :

Nông sản nổi tiếng ở Đà Lạt là

  • A.

    hoa, cà phê.

  • B.

    cà phê và chè.

  • C.

    rau ôn đới và cây ăn quả.

  • D.

    hoa và rau quả ôn đới.

Câu 14 :

Nhân tố chủ yếu tạo nên tính đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là

  • A.

    Sự phân hóa của địa hình giữa hai tiểu vùng Tây Bắc, Đông Bắc.

  • B.

    Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.

  • C.

    Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.

  • D.

    Người dân có kinh nghiệm canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau.

Câu 15 :

Đâu không phải là khó khăn trong phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?

  • A.

    Mùa khô kéo dài sâu săc thiếu nước nghiêm trọng.

  • B.

    Lao động trong nông nghiệp ít và không có nhiều kinh nghiệm.

  • C.

    Công nghiệp chế biến chưa phát triển.

  • D.

    Thị trường nông sản thiếu ổn định.

Câu 16 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết tỉnh duy nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển là

  • A.

    Quảng Ninh.

  • B.

    Phú Thọ.

  • C.

    Thái Nguyên.

  • D.

    Lạng Sơn.

Câu 17 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ là

  • A.

    Bà Rịa.

  • B.

    Thủ Đức.

  • C.

    Cà Mau.

  • D.

    Phú Mỹ.

Câu 18 :

Đâu không phải là thế mạnh của nguồn lao động ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A.

    Nguồn lao động dồi dào.

  • B.

    Có trình độ kĩ thuật cao.

  • C.

    Giàu kinh nghiệm sản xuất và phòng chống thiên tai.

  • D.

    Đức tính cần cù, kiên cường.

Câu 19 :

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

  • A.

    Hải Dương.

  • B.

    Hưng Yên.

  • C.

    Vĩnh Phúc.

  • D.

    Nam Định.

Câu 20 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tỉnh nào sau đây nằm giữa ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia ?

  • A.

    Gia Lai.

  • B.

    Đăk Lăk.

  • C.

    Kon Tum.

  • D.

    Lâm Đồng.

Câu 21 :

Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng làm cho

  • A.

    nền văn hóa Việt Nam phong phú và giàu bản sắc.

  • B.

    kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

  • C.

    người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

  • D.

    người Kinh phân bố rộng khắp cả nước.

Câu 22 :

Cho bảng số liệu sau:

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta trong giai đoạn trên là

  • A.

    Biểu đồ tròn.

  • B.

    Biểu đồ miền.

  • C.

    Biểu đồ cột.

  • D.

    Biểu đồ đường.

Câu 23 :

Cho bảng số liệu:

            Số lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014

(Đơn vị: nghìn người)

             Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005    và năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là

  • A.

    Biểu đồ miền.

  • B.

    Biểu đồ cột.

  • C.

    Biểu đồ tròn.

  • D.

    Biểu đồ cột chồng.

Câu 24 :

Nội dung nào sau đây không thể hiện việc vai trò của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng 

  • A.

    Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt vào mùa mưa bão.

  • B.

    Bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm cho vùng đất trong đê.

  • C.

    Giữ gìn và phát triển các di lịch sử, giá trị văn hóa.

  • D.

    Là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông của vùng.

Câu 25 :

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là do

  • A.

    Tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

  • B.

    Tác động của quá trình đô thị hóa.

  • C.

    Vùng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

  • D.

    Cơ sở vật chất kĩ thuật cho phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và đồng bộ.

Câu 26 :

Lũ ở vùng Bắc Trung Bộ thường lên rất nhanh chủ yếu do:

  • A.

    nhiều con sông lớn, lương mưa lớn quanh năm.

  • B.

    sông ngòi ngắn, dốc kết hợp mưa lớn tập trung.

  • C.

    vùng đồng bằng có địa hình thấp trũng, khó thoát nước.

  • D.

    sông ngòi có dạng lông chim nên nước ở các nhánh sông tập trung nhanh.

Câu 27 :

Việc trồng rừng ở vùng gò đồi phía tây Bắc Trung Bộ không thể hiện vai trò nào sau đây?

  • A.

    Phòng chống thiên tai lũ quét, sạt lở đất.

  • B.

    Nuôi trồng thủy sản.

  • C.

    Đem lại thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

  • D.

    Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến.

Câu 28 :

Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản khai thác của các tỉnh/thành phố vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2014

Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình khai thác thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ:

  • A.

    Tất cả các tỉnh đều phát triển đánh bắt hải sản nhưng sản lượng không đều.

  • B.

    Các tỉnh có sản lượng thủy sản trên 100 nghìn tấn là: Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận.

  • C.

    Phú Yên có sản lượng thủy sản khai thác thấp nhất.

  • D.

    Sản lượng thủy sản khai thác của Bình Thuận gấp 6,1 lần Đà Nẵng.

Câu 29 :

Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?

  • A.

    Góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện.

  • B.

    Hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.

  • C.

    Bảo vệ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.

  • D.

    Đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất giấy.

Câu 30 :

Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2015

Nhận xét nào sau đây không đúng:

  • A.

    Số dân thành thị đông, tăng nhanh và liên tục.

  • B.

    Tỉ lệ dân thành thị cao trên 80% và tăng liên tục.

  • C.

    Tỉ lệ dân thành thị có sự biến động nhẹ.

  • D.

    Giai đoạn 2000 – 2005, tỉ lệ dân thành thị tăng lên, giai đoạn sau giảm.

Câu 31 :

Cho bảng số liệu:

  Tỉ trọng một số tiêu chí dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước (cả nước =100%)

Nhận xét không đúng về một số tiêu chí dịch vụ của Đông Nam Bộ so với cả nước là:

  • A.

    Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/2 so với cả nước và tăng lên.

  • B.

    Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/3 so với cả nước và giảm nhẹ.

  • C.

    Số lượng hành khách vận chuyển của vùng chiếm gần 1/3 cả nước và giảm nhẹ.

  • D.

    Khối lượng hàng hóa vận chuyển chiếm tỉ trọng khá lớn, nhìn chung có xu hướng giảm.

Câu 32 :

Ý nghĩa lớn nhất về mặt kinh tế của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A.

    cung cấp gỗ và chất đốt.

  • B.

    bảo tồn nguồn gen sinh vật.

  • C.

    chắn sóng, chắn gió, giữ đất.

  • D.

    phát triển du lịch sinh thái.

Câu 33 :

Ý nghĩa của việc phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long không phải

  • A.

    Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh củ nông sản, tăng khả năng xuất khẩu.

  • B.

    Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

  • C.

    Tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng.

  • D.

    Tăng thời gian sử dụng và bảo quản sản phẩm.

Câu 34 :

Để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng gò đồi phía Tây của Bắc Trung Bộ, trước hết cần

  • A.

    Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.

  • B.

    Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

  • C.

    Xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt giao thông vận tải.

  • D.

    Phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.

Câu 35 :

Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A.

    Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao

  • B.

    Khoáng sản phân bố rải rác.

  • C.

    Địa hình dốc, giao thông khó khăn.

  • D.

    Khí hậu diễn biến thất thường.

Câu 36 :

Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp của Đông Nam Bộ là

  • A.

    Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng.

  • B.

    Tiếp tục tăng cường vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước.

  • C.

    Đầu tư theo chiều sâu, có sự liên kết trên toàn vùng, kết hợp với bảo vệ môi trường.

  • D.

    Mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Câu 37 :

Trong thời gian tới Đông Nam Bộ cần mở mang công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn, nguyên nhân chủ yếu vì

  • A.

    Vấn đề quản lí hành chính quá tải, không thể phát triển thêm sản xuất công nghiệp.

  • B.

    Cần cân đối sự phát triển công nghiệp, phát huy vai trò lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm.

  • C.

    Tài nguyên thiên nhiên các vùng trung tâm đã cạn kiệt.

  • D.

    Phân tán một phần dân cư đô thị ra các vùng xung quanh, giảm sức ép của đô thị hóa.

Câu 38 :

Khó khăn của việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay không phải

  • A.

    Địa hình miền núi hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn.

  • B.

    Cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn yếu kém.

  • C.

    Mâu thuẫn, tranh chấp ở vùng biên giới phía Bắc diễn ra liên tục.

  • D.

    Tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Câu 39 :

Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng hiện nay là

  • A.

    Thiếu tài nguyên thiên nhiên.

  • B.

    Thiếu lao động có kĩ thuật.

  • C.

    Dân số đông trong khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

  • D.

    Nhiều vùng đất bị thoái hóa, bạc màu.

Câu 40 :

Đâu không phải nguyên nhân làm cho cuộc sống của các dân tộc ít người gặp nhiều khó khăn dù khu vực miền núi có nhiều tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nguồn thủy năng, lâm sản,…)?

  • A.

    Địa hình hiểm trở, giao thông không thuận tiện.

  • B.

    Thường xảy ra thiên tai: lũ quét, sạt lở đất.

  • C.

    Tài nguyên phân bố ở những nơi khó khai thác.

  • D.

    Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A.

    Chăn nuôi lợn và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

  • B.

    Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

  • C.

    Chăn nuôi bò và trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

  • D.

    Chăn nuôi bò và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là chăn nuôi bò và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Câu 2 :

Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ là

  • A.

    Các bãi triều, đầm phá ven biển.

  • B.

    Các bãi tôm, bãi cá lớn.

  • C.

    Nhiều sông ngòi, ao hồ.

  • D.

    Các cánh rừng ngập mặn ven biển.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa: điều kiện thuận lợi nhất, để đánh bắt thủy sản.

Lời giải chi tiết :

Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều điểu kiện thuận lợi cho đánh bắt thủy sản: vùng biển rộng lớn (các tỉnh đều giáp biển), ven biển có nhiều bãi tôm bãi cá lớn => mang lại nguồn lợi thủy hải sản phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn -> phát triển mạnh ngành đánh bắt thủy hải sản.

Câu 3 :

Các dạng địa hình từ tây sang đông của vùng Bắc Trung Bộ là

  • A.

    núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, hải đảo.

  • B.

    núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo.

  • C.

    biển, đồng bằng, gò đồi, núi, hải đảo.

  • D.

    biển, đồng bằng, núi, gò đồi, hải đảo.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở Bắc Trung Bộ, từ tây sang đông tỉnh nào cũng có: núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo -> mỗi dạng địa hình mang lại những thế mạnh kinh tế khác nhau cho vùng.

Câu 4 :

Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do có

  • A.

    nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng nước lớn.

  • B.

    địa hình cao nguyên xếp tầng và nhiều sông lớn.

  • C.

    lượng mưa dồi dào, mùa mưa phân hóa sâu sắc.

  • D.

    địa hình núi cao đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thủy năng sông ngòi phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm địa hình nơi chúng chảy qua.

Lời giải chi tiết :

Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn, nguồn nước dồi dào, sông chảy qua khu vực địa hình là các cao nguyên xếp tầng với độ cao khác nhau.=>  Do vậy tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn -> mang lại nguồn thủy năng dồi dào.

Câu 5 :

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A.

    Trình độ dân trí thấp.

  • B.

    Nơi cư trú của người Chăm, Khơ-me, Hoa.

  • C.

    Dân cư đông, thị trường tiêu thụ lớn.

  • D.

    Tỉ lệ dân thành thị cao.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Đặc điểm dân cư - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long là:

+ Đông dân, chỉ đứng sau đồng bằng sông Hồng

+ Trong thành phần dân tộc ngoài người Kinh còn có người Chăm, Khơ –me, Hoa.

+ Trình độ dân trí thấp.

=> nhận xét A, B, C đúng.

 - Tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị của vùng còn thấp (17,1% năm 2002).

=> Nhận xét D. Tỉ lệ dân thành thị cao là không đúng

Câu 6 :

Đặc điểm dân cư – xã hội không đúng với Đông Nam Bộ là

  • A.

    là vùng đông dân.

  • B.

    mật độ dân số cao nhất cả nước.

  • C.

    người dân năng động, sáng tạo.

  • D.

    có nhiều di tích lịch sử, văn hóa.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm dân cư – xã hội Đông Nam Bộ:

-  Đông Nam Bộ là vùng đông dân (TP.Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước).  => nhận xét A đúng

- Mật độ dân số khá cao (434 người/km2) => nhận xét: vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước là không đúng (Đông bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhât nước) => nhận xét B không đúng.

- Vùng có nguồn lao động dồi dào, người dân năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn cao.

- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng.

=> Nhận xét C, D đúng.

Câu 7 :

Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải

  • A.

    góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

  • B.

    kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.

  • C.

    phát triển du lịch.

  • D.

    nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ vai trò của các nhà máy điện và các hồ thủy điện trên sông.

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

- Cung cấp điện thắp sáng và cho các hoạt động công nghiệp -> góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Các hồ thủy điện có vai trò tích nước vào mùa lũ sẽ kiểm soát lũ cho vùng hạ lưu ở đồng bằng sông Hồng.

- Các nhà máy thủy điện, hồ chứa là những điểm du lịch tham quan hấp dẫn (thủy điện Hòa Bình).

- Ngoài ra có thể phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở các hồ chứa nước

=> Nhận xét nuôi trồng thủy sản nước mặn là không đúng (do nước trong hồ là nước tích trên các dòng sông hoặc nước mưa nên đây là nguồn nước ngọt chứ không phải nước mặn)

Câu 8 :

Loại khoáng sản nào ở Tây Nguyên có trữ lượng lớn nhất nước ta?

  • A.

    Đồng.

  • B.

    Bô- xít.

  • C.

    Sắt.

  • D.

    Chì – kẽm.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Loại khoáng sản nào ở Tây Nguyên có trữ lượng lớn nhất nước ta là bô- xít (hơn 3 tỉ tấn).

Câu 9 :

Tài nguyên khoáng sản giàu có ở vùng thềm lục địa phía nam của Đông Nam Bộ là

  • A.

    titan.

  • B.

    cát thủy tinh.

  • C.

    muối khoáng.

  • D.

    dầu khí.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tài nguyên khoáng sản giàu có ở vùng thềm lục địa phía nam của Đông Nam Bộ là dầu khí.

Câu 10 :

Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh

  • A.

    chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.

  • B.

    chăn nuôi lợn, trâu, bò, nuôi trồng thủy sản.

  • C.

    chăn nuôi lợn, gia cầm, đánh bắt thủy sản, bò sữa.

  • D.

    nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi lợn, bò thịt.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh chăn nuôi lợn (đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước), chăn nuôi bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.

Câu 11 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến đàn vịt phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là

  • A.

    Nguồn thức ăn từ ngành trồng trọt lớn, dịch vụ thú y phát triển

  • B.

    Mặt nước nuôi thả và nguồn thức ăn từ trồng trọt, thủy sản lớn.

  • C.

    Khí hậu thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

  • D.

    Nguồn thức ăn công nghiệp lớn và kinh nghiệm của người dân.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ nguồn thức ăn và hình thức chăn nuôi đàn vịt.

Lời giải chi tiết :

Chăn nuôi vịt chiếm ưu thế ở đồng bằng sông Cửu Long vì nguồn thức ăn có sẵn từ lương thực, sản phẩm phụ của ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Mặt khác, đàn vịt thích hợp với hình thức chăn thả ở các vũng nước => vì vậy nguồn thức ăn từ tự nhiên cùng với diện tích mặt nước nuôi thả lớn từ mạng lưới sông ngòi, kênh rạch đóng vai trò quan trọng trọng phát triển đàn vịt của vùng.

Câu 12 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây nằm trên sông Xê – xan?

  • A.

    Yaly.

  • B.

    Buôn Kuôp.

  • C.

    Xrê Pôk.

  • D.

    Đrây Hling.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam.

B1. Nhận dạng kí hiệu nhà máy thủy điện và sông ở Atlat Địa lí trang 3.

B2. Xác định vị trí sông Xê Xan -> đọc tên nhà máy thủy điện trên sông Xê Xan.

Lời giải chi tiết :

B1. Nhận dạng kí hiệu nhà máy thủy điện và sông ở Atlat Địa lí trang 3.

B2. Xác định vị trí sông Xê Xan -> đọc tên nhà máy thủy điện trên sông Xê Xan.

=> Xác định được nhà máy thủy điện Yaly nằm trên sông Xê Xan.

Câu 13 :

Nông sản nổi tiếng ở Đà Lạt là

  • A.

    hoa, cà phê.

  • B.

    cà phê và chè.

  • C.

    rau ôn đới và cây ăn quả.

  • D.

    hoa và rau quả ôn đới.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đà Lạt có khí hậu ôn đới mát mẻ, nổi tiếng với các loại hoa và rau quả ôn đới.

Câu 14 :

Nhân tố chủ yếu tạo nên tính đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là

  • A.

    Sự phân hóa của địa hình giữa hai tiểu vùng Tây Bắc, Đông Bắc.

  • B.

    Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.

  • C.

    Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.

  • D.

    Người dân có kinh nghiệm canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Câu 15 :

Đâu không phải là khó khăn trong phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?

  • A.

    Mùa khô kéo dài sâu săc thiếu nước nghiêm trọng.

  • B.

    Lao động trong nông nghiệp ít và không có nhiều kinh nghiệm.

  • C.

    Công nghiệp chế biến chưa phát triển.

  • D.

    Thị trường nông sản thiếu ổn định.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khó khăn trong phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là:

-  Mùa khô kéo dài sâu sắc gây thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp.

- Các cơ sở công nghiệp chế biến chưa phát triển.

- Đặc biệt là thị trường giá cả nông sản thiếu ổn định làm tăng tính rủi rỏ của nông nghiệp

=> Loại đáp án A, C, D

- Tây Nguyên có nguồn lao động chủ yếu hoạt động trong ngành nông nghiệp, đặc biệt đây là khu vực nhập cư nhiều lao động di chuyển từ vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Băc Bộ đến với nhiều kinh nghiệm sản xuất.

=> Nhận xét: B. Lao động trong nông nghiệp ít và không có nhiều kinh nghiệm sản xuất => B không đúng

Câu 16 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết tỉnh duy nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển là

  • A.

    Quảng Ninh.

  • B.

    Phú Thọ.

  • C.

    Thái Nguyên.

  • D.

    Lạng Sơn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam.

- B1. Xác định khu vực tiếp giáp biển của Trung du miền núi Bắc Bộ.

- B2. Đọc tên tỉnh tiếp giáp với vùng biển.

Lời giải chi tiết :

- B1. Xác định khu vực tiếp giáp biển của Trung du miền núi Bắc Bộ.

- B2. Xác định được Quảng Ninh là tỉnh duy nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển

Câu 17 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ là

  • A.

    Bà Rịa.

  • B.

    Thủ Đức.

  • C.

    Cà Mau.

  • D.

    Phú Mỹ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam

B1. Nhận dạng kí hiệu nhà máy nhiệt điện.

B2. Nhận diện công suất của các nhà máy nhiệt điện thông qua kích thước kí hiệu ngôi sao

-> chỉ ra được nhà máy nhiệt điện có công suất  lớn nhất.

Lời giải chi tiết :

B1. Nhận dạng kí hiệu nhà máy nhiệt điện: hình ngôi sau màu đỏ.

B2. Nhận diện công suất của các nhà máy nhiệt điện thông qua kích thước kí hiệu ngôi sao: công suất trên 1000MW (ngôi sao lớn) và dưới 1000MW (ngôi sao nhỏ).

=> Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ được kí hiệu ngôi sao màu đỏ lớn -> có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ (trên 1000MW)

Câu 18 :

Đâu không phải là thế mạnh của nguồn lao động ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A.

    Nguồn lao động dồi dào.

  • B.

    Có trình độ kĩ thuật cao.

  • C.

    Giàu kinh nghiệm sản xuất và phòng chống thiên tai.

  • D.

    Đức tính cần cù, kiên cường.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thế mạnh của lao động ở Duyên hải Nam Trung Bộ là: nguồn lao động dồi dào, có đức tính cần cù, giàu kinh nghiệm trong sản xuất và chống thiên tai, kiên cường trong đấu tranh chống ngoaị xâm.

=> Lao động có trình độ kĩ thuật cao không phải là thế mạnh của lao động vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 19 :

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

  • A.

    Hải Dương.

  • B.

    Hưng Yên.

  • C.

    Vĩnh Phúc.

  • D.

    Nam Định.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (Hà Tây đã sát nhập vào Hà Nội).

=> Như vậy, Nam Định không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Câu 20 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tỉnh nào sau đây nằm giữa ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia ?

  • A.

    Gia Lai.

  • B.

    Đăk Lăk.

  • C.

    Kon Tum.

  • D.

    Lâm Đồng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam

- B1. Nhận dạng kí hiệu đường biên giới quốc gia trên Atlat Địa lí trang 3.

- B2. Chỉ ra được khu vực nơi tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia

=> Đọc tên tỉnh nằm ở khu vực ngã ba biên giới, vừa tiếp giáp Lào vừa tiếp giáp Cam-pu-chia.

Lời giải chi tiết :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam

B1. Nhận dạng kí hiệu đường biên giới quốc gia trên Atlat Địa lí trang 3.

=> Chỉ ra được khu vực nơi tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia

B2. Đọc tên tỉnh nằm ở khu vực ngã ba biên giới, vừa tiếp giáp Lào vừa tiếp giáp Cam-pu-chia.

=> Tỉnh Kon Tum có chung đường biên giới với nước Lào và Campuchia ở phía Tây-> nằm giữa ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia

Câu 21 :

Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng làm cho

  • A.

    nền văn hóa Việt Nam phong phú và giàu bản sắc.

  • B.

    kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

  • C.

    người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

  • D.

    người Kinh phân bố rộng khắp cả nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

54 dân tộc, các dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,…

Lời giải chi tiết :

Nước ta có 54 dân tộc, các dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,… làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc.

Câu 22 :

Cho bảng số liệu sau:

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta trong giai đoạn trên là

  • A.

    Biểu đồ tròn.

  • B.

    Biểu đồ miền.

  • C.

    Biểu đồ cột.

  • D.

    Biểu đồ đường.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận dạng biểu đồ: Biểu đồ miền thường thể hiện sự thay đổi (chuyển dịch) cơ cấu của đối tượng địa lí, trong thời gian từ 4 năm trở lên.

Lời giải chi tiết :

Đề bài yêu cầu: thể hiện sự thay đổi cơ cấu, trong 5 năm.

=> Dựa vào dấu hiệu nhiện dạng biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta trong giai đoạn trên là biểu đồ miền

(Lưu ý: Cần tính toán xử lí số liệu ra % trước khi vẽ)

Câu 23 :

Cho bảng số liệu:

            Số lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014

(Đơn vị: nghìn người)

             Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005    và năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là

  • A.

    Biểu đồ miền.

  • B.

    Biểu đồ cột.

  • C.

    Biểu đồ tròn.

  • D.

    Biểu đồ cột chồng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ tròn thường thể hiện quy mô và cơ cấu, trong thời gian 1 - 3 năm hoặc của 1 – 3 đối tượng.

Lời giải chi tiết :

Đề bài yêu cầu: thể hiện quy mô và cơ cấu, trong thời gian 2 năm

=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, biểu đô thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014 là biểu đồ tròn.

Câu 24 :

Nội dung nào sau đây không thể hiện việc vai trò của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng 

  • A.

    Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt vào mùa mưa bão.

  • B.

    Bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm cho vùng đất trong đê.

  • C.

    Giữ gìn và phát triển các di lịch sử, giá trị văn hóa.

  • D.

    Là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông của vùng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hệ thống đê điều dày đặc tạo thành nhiều ô vuông, ngăn cách tạo nên sự khác biệt trong quá trình bồi đắp phù sa giữa vùng đất trong và ngoài đê.

Lời giải chi tiết :

- Vai trò của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng là: tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt vào mùa mưa bão; giữ gìn và phát triển các di lịch sử, giá trị văn hóa của vùng (từ thời các vị vua nhà Lý, Nhà Lê sơ, nhà Nguyễn, Tự Đức); ngày nay đê sông Hồng cũng là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông của vùng.

- Tuy nhiên hệ thống đê dày đặc đã chia cắt đồng bằng thành nhiều ô vuông -> vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm, cùng với quá trình canh tác lâu năm đã bị thoái hóa, bạc màu.

=> Nhận xét B không đúng.

Câu 25 :

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là do

  • A.

    Tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

  • B.

    Tác động của quá trình đô thị hóa.

  • C.

    Vùng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

  • D.

    Cơ sở vật chất kĩ thuật cho phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và đồng bộ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ đến chính sách phát triển kinh tế của nước ta từ thời kì Đổi mới đến nay.

Lời giải chi tiết :

Chính sách phát triển kinh tế của nước ta từ thời kì Đổi mới đến nay là tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Cụ thể là chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế (theo ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế), thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế.

=> Để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng bằng sông Hồng đã tiến hành giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

Câu 26 :

Lũ ở vùng Bắc Trung Bộ thường lên rất nhanh chủ yếu do:

  • A.

    nhiều con sông lớn, lương mưa lớn quanh năm.

  • B.

    sông ngòi ngắn, dốc kết hợp mưa lớn tập trung.

  • C.

    vùng đồng bằng có địa hình thấp trũng, khó thoát nước.

  • D.

    sông ngòi có dạng lông chim nên nước ở các nhánh sông tập trung nhanh.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm chủ yếu của các con sông và khí hậu ở Bắc Trung Bộ

Lời giải chi tiết :

Sông ngòi Bắc Trung Bộ chủ yếu ngắn, dốc kết hợp với mưa lớn tập trung (chủ yếu vào thu đông) -> nước từ trên cao chảy xuống với tốc độ nhanh gây ra lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.

Câu 27 :

Việc trồng rừng ở vùng gò đồi phía tây Bắc Trung Bộ không thể hiện vai trò nào sau đây?

  • A.

    Phòng chống thiên tai lũ quét, sạt lở đất.

  • B.

    Nuôi trồng thủy sản.

  • C.

    Đem lại thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

  • D.

    Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa: trồng rừng ở vùng gò đồi phía Tây

Lời giải chi tiết :

- Việc trồng rừng ở vùng gò đồi phía tây Bắc Trung Bộ có vai trò: phòng chống thiên tai lũ quét, sạt lở đất trên các sườn núi, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống người dân.

- Các cánh rừng ở vùng gò đồi không có vai trò nuôi trồng thủy sản như cánh rừng ngập mặn ven biển. => Nhận xét B không đúng

Câu 28 :

Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản khai thác của các tỉnh/thành phố vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2014

Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình khai thác thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ:

  • A.

    Tất cả các tỉnh đều phát triển đánh bắt hải sản nhưng sản lượng không đều.

  • B.

    Các tỉnh có sản lượng thủy sản trên 100 nghìn tấn là: Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận.

  • C.

    Phú Yên có sản lượng thủy sản khai thác thấp nhất.

  • D.

    Sản lượng thủy sản khai thác của Bình Thuận gấp 6,1 lần Đà Nẵng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét biểu đồ:

- Nhận xét chung: nhìn chung quy mô các đối tượng có sự khác biệt, không đồng đều hay gần bằng nhau.

- Nhận xét riêng:                       
+ Các đối tượng có quy mô cao vượt trội (so với mốc trung bình): kể tên (dẫn chứng).

+ Đối tượng nào có quy mô lớn nhất/ tháp nhất (dẫn chứng).

+ So sánh sản lượng của đối tượng có quy mô lớn nhất và thấp nhất (gấp bao nhiêu lần).

Lời giải chi tiết :

-  Tất cả các tỉnh của Duyên hải Nam Trung Bộ đều phát triển đánh bắt hải sản nhưng quy mô sản lượng thủy sản không đều. => nhận xét A đúng

- Các tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác trên 100 nghìn tấn là: Quảng Ngãi (150,6 nghìn tấn), Bình Định (190,3 nghìn tấn), Bình Thuận (195,7 nghìn tấn) => nhận xét B đúng

- Bình Thuận có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất (195,7 nghìn tấn), Đà Nẵng có sản lượng thủy sản khai thác thấp nhất (32,3 nghìn tấn) => nhận xét C: Phú Yên có sản lượng thủy sản khai thác thấp nhấtkhông đúng.

- Sản lượng thủy sản của Bình Thuận gấp: 195,7 / 32,3 = 6,1 lần Đà Nẵng => nhận xét D đúng.

Câu 29 :

Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?

  • A.

    Góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện.

  • B.

    Hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.

  • C.

    Bảo vệ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.

  • D.

    Đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất giấy.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa: ý nghĩa môi trường

Lời giải chi tiết :

Xác định từ khóa: ý nghĩa môi trường

=> Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên là hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu đồng thời bảo vệ môi trường sống cho động vật hoang dã…

Câu 30 :

Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2015

Nhận xét nào sau đây không đúng:

  • A.

    Số dân thành thị đông, tăng nhanh và liên tục.

  • B.

    Tỉ lệ dân thành thị cao trên 80% và tăng liên tục.

  • C.

    Tỉ lệ dân thành thị có sự biến động nhẹ.

  • D.

    Giai đoạn 2000 – 2005, tỉ lệ dân thành thị tăng lên, giai đoạn sau giảm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét biểu đồ

- Nhận xét lần lượt các đối tượng: tăng hay giảm, nhanh hay chậm, liên tục hay không liên tục (dẫn chứng).

- Nếu có biến động: chỉ ra giai đoạn biến động (nêu dẫn chứng)

Lời giải chi tiết :

Nhận xét:

- Số dân thành thị đông, tăng nhanh và liên tục, từ 4380,7 nghìn ha (năm2000) lên 6730,7 nghìn ha (năm 2015).

- Tỉ lệ dân thành thị cao trên 80% (năm 2000: 83,8%; năm 2015: 81,6%).

- Tỉ lệ dân thành thị có sự biến động nhẹ.

+ Giai đoạn 2000 – 2005, tỉ lệ dân thành thị tăng lên.

+ Giai đoạn 2005 – 2015 tỉ lệ dân thành thị có xu hướng giảm.

=> Nhận xét B: Tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục là không đúng; các nhận xét A, C, D đúng.

Câu 31 :

Cho bảng số liệu:

  Tỉ trọng một số tiêu chí dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước (cả nước =100%)

Nhận xét không đúng về một số tiêu chí dịch vụ của Đông Nam Bộ so với cả nước là:

  • A.

    Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/2 so với cả nước và tăng lên.

  • B.

    Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/3 so với cả nước và giảm nhẹ.

  • C.

    Số lượng hành khách vận chuyển của vùng chiếm gần 1/3 cả nước và giảm nhẹ.

  • D.

    Khối lượng hàng hóa vận chuyển chiếm tỉ trọng khá lớn, nhìn chung có xu hướng giảm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu

Nhận xét lần lượt các đối tượng: về quy mô so với cả nước và sự thay đổi tỉ trọng theo thời gian.

+ Về quy mô so với cả nước: lớn hay nhỏ (dẫn chứng).

+ Về sự thay đổi: có xu hướng tăng hay giảm (dẫn chứng), nếu có biển động cần chỉ rõ mốc biến động (dẫn chứng).

Lời giải chi tiết :

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/3 so với cả nước (33,1% năm 2002) và có xu hướng giảm nhẹ, từ 35,8% (1995) xuống 33,1% (2002).

=> nhận xét A. Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/2 so với cả nước và tăng lên là không đúng, nhận xét B đúng

- Số lượng hành khách vận chuyển của vùng  cũng chiếm tỉ trọng cao so với cả nước, gần 1/3 cả nước (30,3%) và giảm nhẹ từ 31,3%  (1995) xuống 30,3% (2002).

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển chiếm 15,9 % so với cả nước, có xu hướng giảm từ 17,1% (1995) xuống còn 15,9% (2002).

=> Nhận xét C, D đúng

Câu 32 :

Ý nghĩa lớn nhất về mặt kinh tế của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A.

    cung cấp gỗ và chất đốt.

  • B.

    bảo tồn nguồn gen sinh vật.

  • C.

    chắn sóng, chắn gió, giữ đất.

  • D.

    phát triển du lịch sinh thái.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa: ý nghĩa kinh tế lớn nhất.

Lời giải chi tiết :

Xác định từ khóa "ý nghĩa lớn nhất",  "kinh tế"

=> Ý nghĩa lớn nhất về mặt kinh tế của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là: phát triển du lịch sinh thái. Phát triển du lịch sinh thái mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch của vùng,  địa điểm du lịch sinh thái rừng ngập mặn nổi tiếng của vùng là: Vườn quốc gia Đất Mũi (Cà Mau).

Câu 33 :

Ý nghĩa của việc phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long không phải

  • A.

    Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh củ nông sản, tăng khả năng xuất khẩu.

  • B.

    Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

  • C.

    Tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng.

  • D.

    Tăng thời gian sử dụng và bảo quản sản phẩm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ các mặt hàng nông sản thô => thông qua khâu chế biến sẽ góp phần thay đổi giá trị nông sản, tạo ra nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn (như bánh kẹo, nước uống, đồ hộp…) => liên hệ để chỉ rõ hơn vai trò của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Thông qua khâu chế biến để tạo ra các sản phẩm (thủy sản đông lạnh, rau quả hộp, đường, bánh kẹo….) sẽ góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn. Đồng thời, góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.

- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, từ đó kích thích sản xuất, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa => làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

=> Nhận xét A, B, D đúng => Loại đáp án A, B, D

- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành sản xuất công nghiệp, không phải là dịch vụ giao thông vận tải => vì vậy nó không có vai trò tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất và giữa sản xuất – tiêu dùng => nhận xét C không đúng

Câu 34 :

Để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng gò đồi phía Tây của Bắc Trung Bộ, trước hết cần

  • A.

    Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.

  • B.

    Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

  • C.

    Xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt giao thông vận tải.

  • D.

    Phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Miền núi có hạn chế rất lớn về vị trí địa lý và điều kiện địa hình giao thông đi lại-> gây cản trở sự giao, lưu trao đổi kinh tế với bên ngoài cũng như rất khó khăn để đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật, thành tựu văn hóa đến với người dân ở vùng miền này.

=> Liên hệ nhân tố quan trọng nhất để khắc phục khó khăn này.

Lời giải chi tiết :

Để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng gò đồi phía Tây của Bắc Trung Bộ, trước hết cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải vì:

- Cơ sở hạ tầng như điện, nước, thông tin liên lạc…đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng này theo hướng tăng cường trao đổi với bên ngoài, phá bỏ nền kinh tế “tự cấp, tự túc”.

- Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường -> tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, đẩy nhanh sự phát triển của công nghiệp, đô thị, đồng thời thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.

=> Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển, trình độ dân trí người dân được nâng cao….

Câu 35 :

Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A.

    Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao

  • B.

    Khoáng sản phân bố rải rác.

  • C.

    Địa hình dốc, giao thông khó khăn.

  • D.

    Khí hậu diễn biến thất thường.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ về đặc điểm trữ lượng các mỏ khoáng sản và vị trí phân bố của chúng -> chỉ ra khó khăn lớn nhất.

Lời giải chi tiết :

Trung du miền núi Bắc Bộ khoáng sản đa dạng nhiều chủng loại và phân bố khá tập trung nhưng các mỏ có trữ lượng nhỏ nằm sâu trong lòng đất, lại phân bố chủ yếu ở khu vực có địa hình miền núi hiểm trở => do vậy công đoạn tiếp cận và khai thác các mỏ khoáng sản rất khó khăn, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao mới có thể khoan sâu và khai thác có hiệu quả các mỏ quặng. Đây là khó khăn lớn nhất đối với các công ti, xí nghiệp khai thác khoáng sản ở vùng này.

Câu 36 :

Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp của Đông Nam Bộ là

  • A.

    Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng.

  • B.

    Tiếp tục tăng cường vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước.

  • C.

    Đầu tư theo chiều sâu, có sự liên kết trên toàn vùng, kết hợp với bảo vệ môi trường.

  • D.

    Mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khái niệm: phát triển bền vững là sự phát triển có hiệu quả ở hiện tại nhưng vẫn đảm bảo sự tiếp tục trong tương lai.

Lời giải chi tiết :

Khái niệm: phát triển bền vững là sự phát triển có hiệu quả ở hiện tại nhưng vẫn đảm bảo sự tiếp tục trong tương lai.

- Để sản xuất công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cần đầu tư phát triển theo chiều sâu, cụ thể là đẩy mạnh vốn đầu tư, khoa học công nghệ, phát triển các ngành công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng nhanh giá trị sản xuất. Đồng thời hạn chế được một phần lớn các chất thải công nghiệp do công nghệ sản xuất lạc hậu mang lại.

- Bên cạnh đó, việc phát triển giữa các lãnh thổ trong vùng cũng cần có sự phối hợp, liên kết, mới có thể mang lại hiệu quả tổng hợp cao. Nếu vẫn có sự “chia cách” giữa các địa bàn thì sự phát triển của khu vực này có thể gây hậu quả cho vùng khác và không tận dụng hết các nguồn lực, tiềm năng. Việc liên kết phát triển, quy hoạch thống nhất trên toàn lãnh thổ cũng góp phần tránh tổn hại đến môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Đảm bảo sự phát triển trong tương lai là sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Quá trình phát triển công nghiệp hóa của vùng đã và đang gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường do các chất thải công nghiệp. Do vậy cần có các biện pháp trực tiếp nhằm bảo vệ môi trường như: xây dựng hệ thống xử lí rác thải, các hệ thống thoát nước, trồng nhiều cây xanh, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm….

=> Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là đầu tư theo chiều sâu, có sự liên kết trên toàn vùng, kết hợp với bảo vệ môi trường.

Câu 37 :

Trong thời gian tới Đông Nam Bộ cần mở mang công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn, nguyên nhân chủ yếu vì

  • A.

    Vấn đề quản lí hành chính quá tải, không thể phát triển thêm sản xuất công nghiệp.

  • B.

    Cần cân đối sự phát triển công nghiệp, phát huy vai trò lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm.

  • C.

    Tài nguyên thiên nhiên các vùng trung tâm đã cạn kiệt.

  • D.

    Phân tán một phần dân cư đô thị ra các vùng xung quanh, giảm sức ép của đô thị hóa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ sự phân bố hoạt động công nghiệp của vùng hiện nay và những hạn chế của đặc điểm phân bố này.

Lời giải chi tiết :

Hiện nay hoạt động công nghiệp của Đông Nam Bộ có phân bố không đồng đều trên toàn lãnh thổ: chủ yếu tập trung ở một số trung tâm kinh tế lớn ở khu vực phía đông nam như: TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa; trong khi các khu vực lân cận hoạt động công nghiệp còn thưa thớt và yếu kém.

Việc tập trung công nghiệp quá nhiều vào các khu vực trung tâm sẽ gây sức ép lớn về vấn đề môi trường, kéo theo các sức ép về dân cư – xã hội; không tận dụng được hiệu quả các lợi thế của vùng xung quanh để tạo sức mạnh kinh tế tổng hợp cho vùng.

=> Cần mở rộng hoạt động công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn để khai thác tốt hơn các lợi thế về lãnh thổ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên giàu có (nông sản từ các vùng chuyên canh quy mô lớn), gắn công nghiệp chế biến với sản xuất nông nghiệp hàng hóa..; đồng thời phát huy vai trò lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam => góp phần tạo nên sức mạnh kinh tế tổng hợp cho vùng, giảm sức ép lên vấn đề môi trường, xã hội, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

=> Trong thời gian tới Đông Nam Bộ cần mở mang công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn, nguyên nhân chủ yếu nhằm cần cân đối sự phát triển công nghiệp, phát huy vai trò lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm.

Câu 38 :

Khó khăn của việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay không phải

  • A.

    Địa hình miền núi hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn.

  • B.

    Cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn yếu kém.

  • C.

    Mâu thuẫn, tranh chấp ở vùng biên giới phía Bắc diễn ra liên tục.

  • D.

    Tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm tự nhiên và xã hội ở vùng núi thuộc khu vực biên giới.

Lời giải chi tiết :

- Việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp nhiều khó khăn như:
+ Các cửa khầu kinh tế nằm ở vùng biên giới có địa hình miền núi hiểm trở, giao thông khó khăn -> do vậy, hoạt động trao đổi, vận chuyển hàng hóa còn gặp một số khó khăn nhất định.

+ Cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn hạn chế, hệ thống các sân bãi, kho chứa, thiết bị bốc dỡ hàng hóa còn yếu kém -> năng suất bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa yếu kém.

+ Tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc diễn ra ngày càng nhiều, chủ yếu là hàng hóa buôn lậu từ Trung Quốc (ma túy; thực phẩm bẩn, độc hại; hàng điện tử...).

=> Loại đáp án A, B, D

- Hiện nay, nước ta và Trung Quốc đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trao đổi buôn bán với nhau. Phương châm hợp tác hòa bình hữu nghị. => Nhận xét C không đúng

Câu 39 :

Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng hiện nay là

  • A.

    Thiếu tài nguyên thiên nhiên.

  • B.

    Thiếu lao động có kĩ thuật.

  • C.

    Dân số đông trong khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

  • D.

    Nhiều vùng đất bị thoái hóa, bạc màu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm dân cư – xã hội của vùng.

Lời giải chi tiết :

Đồng bằng sông Hồng có dân cư tập trung đông đúc dẫn đến nhu cầu việc làm lớn, trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm -> gây sức ép lớn về vấn đề việc làm, kìm hãm sự phát triển kinh tế và khó khăn trong nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, văn hóa, y tế, giáo dục. Đây là khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng hiện nay.

Câu 40 :

Đâu không phải nguyên nhân làm cho cuộc sống của các dân tộc ít người gặp nhiều khó khăn dù khu vực miền núi có nhiều tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nguồn thủy năng, lâm sản,…)?

  • A.

    Địa hình hiểm trở, giao thông không thuận tiện.

  • B.

    Thường xảy ra thiên tai: lũ quét, sạt lở đất.

  • C.

    Tài nguyên phân bố ở những nơi khó khai thác.

  • D.

    Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nguyên nhân làm cho cuộc sống của các dân tộc gặp khó khăn -> Điều kiện sống khó khăn.

Lời giải chi tiết :

Khu vực miền núi tập trung nhiều tài nguyên nhưng các tài nguyên này phân bố phân tán, lẻ tẻ hoặc ở những nơi khó khai thác. Địa hình hiểm trở gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải làm cho việc liên lạc, vận chuyển hàng hóa hay vật liệu từ các khu vực khác đến vùng núi hoặc ngược lại gặp nhiều khó khăn.

Khu vực miền núi cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai: lũ quét, sạt lở đất,… gây ra nhiều thiệt hại cho người dân. => A,B,C là nguyên nhân làm cho cuộc sống của các dân tộc ít người gặp nhiều khó khăn.

Nhà nước luôn có những chính sách tích cực giúp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho các dân tộc ít người: các chương trình xóa đói giảm nghèo, hộ trợ cho vay vốn,…

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.