Toán lớp 5 Bài 69. Thể tích của một hình - SGK chân trời sáng tạo>
Đặt đồ vật (chẳng hạn cục tẩy) vào trong hộp bút rồi nói theo mẫu. Mẫu: Thể tích cục tẩy bé hơn thể tích hộp bút. Thể tích hộp bút lớn hơn thể tích cục tẩy. Ghép các hình lập phương như nhau để được các hình, rồi nói về thể tích Bằng hay lớn hơn? a) Hình M và hình N, mỗi hình gồm 4 hình lập phương. Thể tích hình M .?. thể tích hình N. b) Hình L gồm nhiều hình lập phương hơn hình M. Thể tích hình L .?. thể tích hình M. c) Hình L gồm 8 hình lập phương nên thể tích hình L .?. tổng thể tích
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Thực hành Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 35 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Đặt đồ vật (chẳng hạn cục tẩy) vào trong hộp bút rồi nói theo mẫu.
Mẫu: Thể tích cục tẩy bé hơn thể tích hộp bút. Thể tích hộp bút lớn hơn thể tích cục tẩy.
Phương pháp giải:
Thực hiện theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Đặt chiếc bút chì vào trong hộp bút, ta thấy:
- Thể tích bút chì hơn thể tích hộp bút
- Thể tích hộp bút lớn hơn thể tích bút chì.
Lưu ý: Ví dụ mang tính chất tham khảo. Học sinh có thể tự lấy ví dụ khác.
Thực hành Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 35 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Ghép các hình lập phương như nhau để được các hình, rồi nói về thể tích
Trong các bài dưới đây, các hình lập phương nhỏ có kích thước như nhau.
Phương pháp giải:
Thực hiện theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
Thể tích hình B lớn hơn thể tích hình A.
Tổng thể tích các hình A và C lớn hơn thể tích hình B
Tổng thể tích các hình B và C lớn hơn thể tích hình A
Thể tích hình B bé hơn tổng thể tích các hình A và C
Thể tích hình A bé hơn tổng thể tích các hình B và C
Luyện tập Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 35 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Bằng hay lớn hơn?
a) Hình M và hình N, mỗi hình gồm 4 hình lập phương. Thể tích hình M .?. thể tích hình N.
b) Hình L gồm nhiều hình lập phương hơn hình M. Thể tích hình L .?. thể tích hình M.
c) Hình L gồm 8 hình lập phương nên thể tích hình L .?. tổng thể tích hai hình M và N.
Phương pháp giải:
Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Hình M và hình N, mỗi hình gồm 4 hình lập phương. Thể tích hình M bằng thể tích hình N.
b) Hình L gồm nhiều hình lập phương hơn hình M. Thể tích hình L lớn hơn thể tích hình M.
c) Hình L gồm 8 hình lập phương nên thể tích hình L bằng tổng thể tích hai hình M và N.
Luyện tập Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 35 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
So sánh thể tích hai hình.
Phương pháp giải:
Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Ta thấy: Hình D gồm 12 hình lập phương
Hình E gồm 12 hình lập phương
Vậy thể tích hình D bằng thể tích hình E
b) Ta thấy: Hình H gồm 8 hình lập phương
Hình K gồm 9 hình lập phương
Vậy thể tích hình H bé hơn hơn thể tích hình K
Luyện tập Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 36 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Trong các hình dưới đây, thể tích của hình nào bằng tổng thể tích của hai trong ba hình còn lại?
Phương pháp giải:
Hình có thể tích bằng nhau khi có số hình lập phương tạo thành bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
Hình S gồm 28 hình lập phương
HÌnh T gồm 40 hình lập phương
HÌnh U gồm 16 hình lập phương
Hình V gồm 12 hình lập phương
Vậy thể tích của hình S bằng tổng thể tích của hai hình U và hình V
Luyện tập Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 36 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Dưới đây là hình ảnh các hình hộp chữ nhật (A, B, C).
a) Để xếp đầy, mỗi hình A, B, C cần thêm bao nhiêu hình lập phương?
b) Hình nào có thể tích lớn nhất?
Phương pháp giải:
Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Để xếp đầy hình A cần thêm 5 hình lập phương
Để xếp đầy hình B cần thêm 7 hình lập phương
Để xếp đầy hình C cần thêm 5 hình lập phương
b) Hình có thể tích lớn nhất là hình C (gồm 16 hình lập phương)
Khám phá
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 36 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Tại sao khi thả đá lạnh vào cốc nước, nước có thể bị tràn ra ngoài?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Khi thả đá lạnh vào cốc nước, nước có thể bị tràn ra ngoài vì tổng thể tích của cả nước và đá lớn hơn thể tích cốc.
Hoạt động thực tế
Trả lời câu hỏi Hoạt động thực tế trang 36 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Sử dụng 12 khối nhựa có dạng hình lập phương, xếp một tòa nhà có dạng hình hộp chữ nhật.
Phương pháp giải:
Học sinh tự thực hiện.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Toán lớp 5 Bài 70. Xăng-ti-mét khối - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 71. Đề-xi-mét khối - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 72. Mét khối - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 73. Thể tích hình hộp chữ nhật - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 74. Thể tích hình lập phương - SGK chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 5 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Toán lớp 5 Bài 98. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 100. Ôn tập một số yếu tố xác suất - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 101. Ôn tập một số yếu tố thống kê - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 95. Ôn tập độ dài, khối lượng, dung tích, nhiệt độ, tiền Việt Nam - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 101. Ôn tập một số yếu tố thống kê - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 100. Ôn tập một số yếu tố xác suất - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 98. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 97. Ôn tập chu vi, diện tích, thể tích (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo