Toán lớp 5 Bài 55. Ôn tập một số yếu tố thống kê và xác suất - SGK chân trời sáng tạo>
Tìm hiểu về khối lượng cặp sách của một bạn học sinh trong 5 ngày học. a) Đọc khối lượng cặp sách của bạn học sinh theo các ngày trong tuần. b) Dựa vào biểu đồ, cho biết ngày nào cặp sách của bạn học sinh có khối lượng nặng nhất, ngày nào nhẹ nhất. c) Trung bình mỗi ngày cặp sách của bạn học sinh cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? d) Nếu bạn học sinh cân nặng 37,5 kg thì vào những ngày nào, khối lượng cặp sách vượt quá 0,1 khối lượng cơ thể của bạn đó? Ngọc ném bóng liên tiếp nhiều lần về phía r
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 116 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Tìm hiểu về khối lượng cặp sách của một bạn học sinh trong 5 ngày học.
a) Đọc khối lượng cặp sách của bạn học sinh theo các ngày trong tuần.
b) Dựa vào biểu đồ, cho biết ngày nào cặp sách của bạn học sinh có khối lượng nặng nhất, ngày nào nhẹ nhất.
c) Trung bình mỗi ngày cặp sách của bạn học sinh cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
d) Nếu bạn học sinh cân nặng 37,5 kg thì vào những ngày nào, khối lượng cặp sách vượt quá 0,1 khối lượng cơ thể của bạn đó?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong biểu đồ, để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Thứ Hai cặp sách cân nặng 3,25 kg.
Thứ Ba cặp sách cân nặng 4,5 kg.
Thứ Tư cặp sách cân nặng 4 kg.
Thứ Năm cặp sách cân nặng 3,75 kg.
Thứ Sáu cặp sách cân nặng 3 kg.
b) – Thứ Ba cặp sách của bạn học sinh có khối lượng nặng nhất.
– Thứ Sáu cặp sách của bạn học sinh có khối lượng nhẹ nhất.
c) Trung bình mỗi ngày cặp sách của bạn học sinh cân nặng số ki-lô-gam là:
(3,25 + 4,5 + 4 + 3,75 + 3) : 5 = 18,5 (kg)
d) 0,1 hay \(\frac{1}{{10}}\) khối lượng cơ thể của bạn đó là:
37,5 : 10 = 3,75 (kg)
Vậy nếu bạn học sinh cân nặng 37,5 kg thì vào những ngày thứ Ba, thứ Tư thì khối lượng cặp sách vượt quá 0,1 khối lượng cơ thể của bạn đó.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 116 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Ngọc ném bóng liên tiếp nhiều lần về phía rổ. Dưới đây là bảng kết quả kiểm đếm và ghi chép số lần Ngọc ném bóng vào rổ và không vào rổ.
a) Ngọc đã ném bóng tất cả bao nhiêu lần?
b) Viết tỉ số của số lần ném bóng vào rổ và tổng số lần ném.
c) Viết tỉ số của số lần ném bóng vào rổ và không vào rổ.
Phương pháp giải:
Tỉ số của a và b là \(\frac{a}{b}\)(b khác 0).
Lời giải chi tiết:
a) Ngọc đã ném bóng tất cả số lần là:
6 + 14 = 20 (lần)
b) Tỉ số của số lần ném bóng vào rổ và tổng số lần ném là \(\frac{6}{{20}}\)
c) Tỉ số của số lần ném bóng vào rổ và không vào rổ là \(\frac{6}{{14}}\)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 5 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Toán lớp 5 Bài 98. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 100. Ôn tập một số yếu tố xác suất - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 101. Ôn tập một số yếu tố thống kê - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 95. Ôn tập độ dài, khối lượng, dung tích, nhiệt độ, tiền Việt Nam - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 101. Ôn tập một số yếu tố thống kê - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 100. Ôn tập một số yếu tố xác suất - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 98. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Bài 97. Ôn tập chu vi, diện tích, thể tích (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo