Bài 5. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á trang 18, 19, 20, 21, 22 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Phần đất liền của châu Á nằm. Theo chiều bắc – nam, châu Á kéo dài khoảng. Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào? Phần đất liền châu Á tiếp giáp với các châu lục nào? Những khu vực có khí hậu nhiệt đới là. Một trong những khó khăn của thiên nhiên châu Á đối với đời sống và sản xuất là. Các khu vực có mạng lưới sông dày ở châu Á là. So sánh sự khác biệt về vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ giữa châu Âu và châu Á bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây. Nêu những thuận lợi và khó khăn c
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
1 a
Phần đất liền của châu Á nằm
A. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.
B. gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.
C. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.
D. gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về vị trí địa lí châu Á.
Lời giải chi tiết:
Phần đất liền của châu Á nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông => Chọn đáp án C.
1 b
Theo chiều bắc – nam, châu Á kéo dài khoảng
A. 9 200 km.
B. 8 000 km.
C. 8 500 km.
D. 9 500 km.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á
Lời giải chi tiết:
Châu Á kéo dài từ vòng cực Bắc xuống phía nam Xích đạo, khoảng 8 500 km => Chọn đáp án C.
1 c
Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?
A. Thái Bình Dương.
B. Bắc Băng Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Đại Tây Dương.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về vị trí địa lí châu Á
Lời giải chi tiết:
Châu Á có tiếp giáp với 3 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Như vậy châu Á không tiếp giáp với Đại Tây Dương => Chọn đáp án D.
1 d
Phần đất liền châu Á tiếp giáp với các châu lục nào?
A. Châu Âu và Châu Phi. C. Châu Âu và châu Mỹ.
B. Châu Đại Dương và châu Phi.
C. Châu Âu và châu Mỹ.
D. Châu Mỹ và châu Đại Dương.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về vị trí địa lí châu Á
Lời giải chi tiết:
Phần đất liền châu Á có tiếp giáp với 2 châu lục: châu Âu, châu Phi => Chọn đáp án A.
1 e
Những khu vực có khí hậu nhiệt đới là
A. toàn bộ Đông Nam Á và Nam Á.
B. phần lục địa Đông Nam Á (trừ bán đảo Mã Lai), Nam Á và phía nam Tây Á.
C. phần lục địa của Đông Nam Á và toàn bộ Nam Á.
D. phần lục địa của Đông Nam Á và phần đông của Nam Á.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về khí hậu châu Á và dựa vào hình 2. Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Á Tr. 112 – SGK
Lời giải chi tiết:
Những khu vực có khí hậu nhiệt đới là phần lục địa Đông Nam Á (trừ bán đảo Mã Lai), Nam Á và phía nam Tây Á => Chọn đáp án B.
1 g
Một trong những khó khăn của thiên nhiên châu Á đối với đời sống và sản xuất là
A. chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
B. khí hậu lạnh giá khắc nghiệt chiếm phần lớn diện tích.
C. có rất ít đồng bằng để sản xuất nông nghiệp.
D. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về khí hậu châu Á
Lời giải chi tiết:
Thiên tai và biến đổi khí hậu là một trong những khó khăn của thiên nhiên châu Á đối với đời sống và sản xuất => Chọn đáp án A.
h
Các khu vực có mạng lưới sông dày ở châu Á là
A. Bắc Á, Nam Á, Tây Á.
B. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á.
C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.
D. Đông Nam Á, Tây Á, Trung Á.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về sông ngòi châu Á và dựa vào hình 2. Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Á
Lời giải chi tiết:
Các khu vực có mạng lưới sông dày ở châu Á là Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á => Chọn đáp án C.
2
So sánh sự khác biệt về vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ giữa châu Âu và châu Á bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.
Phương pháp giải:
Em hãy vận dụng kiến thức đã học về phần Vị trí địa lí của châu Âu ở Bài 1 – Tr. 96 SGK và nội dung mục 1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á ở bài 5 để làm bài.
Lời giải chi tiết:
3
Ghép các ô ở bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về đặc điểm tự nhiên châu Á và hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Á Tr. 110 – SGK
Lời giải chi tiết:
4
Quan sát hình 1 trang 110 SGK và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Á Tr. 110 – SGK để làm bài
Lời giải chi tiết:
5
Ghép các ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Á Tr. 110 – SGK để làm bài
Lời giải chi tiết:
6
Hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về khí hậu châu Á và dựa vào hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Á Tr. 110 – SGK để làm bài
Lời giải chi tiết:
7
Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây để thấy được sự phân bố, đặc điểm khí hậu gió mà và khí hậu lục địa ở châu Á.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về khí hậu châu Á
Lời giải chi tiết:
8
Nêu những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên châu Á đối với sản xuất nông nghiệp.
Phương pháp giải:
Em hãy vận dụng kiến thức đã học về Đặc điểm tự nhiên của châu Á để nêu được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên châu Á đối với sản xuất nông nghiệp.
Lời giải chi tiết:
9
Cho biết tên các sông lớn ở khu vực châu Á bằng các hoàn thiện bảng theo mẫu dưới đây.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về sông, hồ châu Á
Lời giải chi tiết:
10
Sắp xếp các cụm từ sau vào ba ô sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về đới thiên nhiên ở châu Á
Lời giải chi tiết:
11
Những nguyên nhân nào dẫn tới việc giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học ở châu Á?
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Á
Lời giải chi tiết:
- Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học ở châu Á là do: sự khai thác quá mức của con người với mục đích chuyển thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp, cháy rừng…
12
Tìm hiểu thông tin và đề xuất một số biện pháp bảo vệ tự nhiên ở châu Á.
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…
Lời giải chi tiết:
- Một số biện pháp bảo vệ tự nhiên ở châu Á:
+ Trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng bền vững.
+ Lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.
+ Giảm phát thải khí nhà kính.
+ Xử lí rác thải, khí thải, nước thải trước khi xả ra môi trường.
+ Sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
13
Cho biết ý nghĩa của các đặc điểm tự nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á. Gợi ý:
Phương pháp giải:
Em hãy vận dụng kiến thức đã học về đặc điểm tự nhiên của châu Á để làm bài
Lời giải chi tiết:
14
Tìm hiểu và nêu một số đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…
Lời giải chi tiết:
- Một số đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 21°C.
+ Độ ẩm cao, mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm 1 500 - 2 000 mm.
+ Khí hậu chia hai mùa: mùa đông có gió mùa đông bắc, nửa đầu mùa đông lạnh, khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm; mùa hạ có gió mùa tây nam, nóng, ẩm và gây mưa.
15
Khí hậu nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất ở địa phương em?
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…
Lời giải chi tiết:
- Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đến đời sống và sản xuất của địa phương em:
+ Nhiệt độ cao giúp cây cối sinh trưởng phát triển và phát triển các hoạt động kinh tế quanh năm nhưng cùng làm sâu bệnh, dịch bệnh phát triển gây hại cho sản xuất nông nghiệp.
+ Sự phân mùa khí hậu làm cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, mùa lạnh khiến hoạt động du lịch biển có thể ngừng lại.
+ Một số thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất như bão, rét đậm, rét hại,…
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Châu Đại Dương trang 53, 54 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Châu Đại Dương trang 53, 54 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức