Bài 11. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi trang 38, 39, 40 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Khó khăn của môi trường xích đạo ở châu Phi là gì? Nhóm các cây công nghiệp có giá trị của môi trường nhiệt đới ở châu Phi? Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng ở châu Phi là do đâu? Các cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng cận nhiệt của châu Phi?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1 a

Trả lời câu 1 trang 38 Bài 11 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức

a. Khó khăn của môi trường xích đạo ở châu Phi là

A. cây trồng phát triển quanh năm.

B. đất dễ bị rửa trôi.

C. rừng mưa nhiệt đới phát triển.

D. nhiệt độ và độ ẩm cao.

Lời giải chi tiết:

B

1 b

b. Nhóm các cây công nghiệp có giá trị của môi trường nhiệt đới ở châu Phi là:

A. thuốc lá, cao su, đay, tiêu, quế.

B. mía, chè, thuốc lá, bông, cà phê.

C. bông, sơn, thuốc lá, đay, tiêu.

D. tiêu, điều, kê, cao su, bông.

Lời giải chi tiết:

B

1 c

c. Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng ở châu Phi là do

A. biến đổi khí hậu và khai thác thiên nhiên không hợp lí.

B. lũ lụt và xói mòn nghiêm trọng.

C. các hoạt động chăn nuôi du mục.

D. thời tiết khô và lạnh.

Lời giải chi tiết:

A

1 d

d. Các cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng cận nhiệt của châu Phi là:

A. vải, nhãn, na.

B. bưởi, dưa hấu, cam.

C. nho, cam, chanh, ô liu.

D. hồng, đào, mận.

Lời giải chi tiết:

C

2

Trả lời câu 2 trang 39 Bài 11 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức

So sánh cách thức khai thác thiên nhiên giữa môi trường nhiệt đới và môi trường cận nhiệt của châu Phi bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau.

CÁCH THỨC KHAI THÁC THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI VÀ MÔI TRƯỜNG CẬN NHIỆT CỦA CHÂU PHI

Môi trường nhiệt đới

Môi trường cận nhiệt

   

Lời giải chi tiết:

CÁCH THỨC KHAI THÁC THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI VÀ

MÔI TRƯỜNG CẬN NHIỆT

Môi trường nhiệt đới

Môi trường cận nhiệt

- Tại khu vực khô hạn: làm nương rẫy; cây trồng chính là lạc, bông, kê,...; chăn nuôi dê, cừu,... theo hình thức chăn thả.

- Tại khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm: hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,...) và một số cây công nghiệp (mía, chè, thuốc lá, bông, cà phê,...) để xuất khẩu.

- Hoạt động khai thác khoáng sản (vàng, đồng, chì, dầu mỏ,...) phát triển.

- Phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cây nông nghiệp và sản phẩm chăn nuôi.

- Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ các hệ sinh thái và phát triển du lịch sinh thái.

- Trồng các loại cây ăn quả (nho, cam, chanh, ô liu,...) có giá trị xuất khẩu và một số cây lương thực (lúa mì, ngô). Gia súc chính là cừu..

- Hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản rất phát triển (dầu mỏ, vàng, kim cương,….)

- Phát triển các hoạt động du lịch.

3

Trả lời câu 3 trang 40 Bài 11 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức

Ghép các ô ở bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp

Lời giải chi tiết:

Ghép nối:

1 – i), n)

2 – c), e), k), l)

3 – g), h), m)

4

Trả lời câu 4 trang 41 Bài 11 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức

Cho biết các vấn đề cần lưu ý trong sử dụng thiên nhiên và phương thức bảo vệ thiên nhiên ở các môi trường tự nhiên của châu Phi bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau.

Môi trường

Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng thiên nhiên

Phương thức bảo vệ

thiên nhiên

Xích đạo

   

Nhiệt đới

   

Hoang mạc

   

Cận nhiệt

   

Lời giải chi tiết:

Môi trường

Vấn đề cần lưu ý trong sử

dụng thiên nhiên

Phương thức bảo vệ thiên nhiên

Xích đạo

Tầng mùn dễ bị nước mưa rửa trôi, đặc biệt ở các sườn dốc của đồi, núi

Bảo vệ rừng và trồng rừng

Nhiệt đới

- Thiếu nước trong mùa khô

- Hệ sinh thái tự nhiên bị suy giảm

- Xây dựng các công trình thuỷ lợi

- Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên

Hoang mạc

Diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng

Các nước trong khu vực hợp tác thành lập “vành đai xanh” chống lại tình trạng hoang mạc hoá,...

Cận nhiệt

Khô hạn và hoang mạc hoá

Xây dựng các công trình thuỷ lợi, trồng cây chống tình trạng hoang mạc hoá,...

5

Trả lời câu 5 trang 41 Bài 11 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức

Cho biết các hoạt động khai thác và sử dụng thiên nhiên sau thuộc môi trường nào.

Lời giải chi tiết:

- Môi trường xích đạo: e)

- Môi trường nhiệt đới: a), b).

- Môi trường hoang mạc: d), g), i)

- Môi trường cận nhiệt: c), h)

6 a

Trả lời câu 6 trang 42 Bài 11 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức

a.Viết một đoạn văn ngắn (10 - 15 dòng) về cuộc sống trong các ốc đảo trên hoang mạc Xa-ha-ra.

Lời giải chi tiết:

Cuộc sống trong ốc đảo Siwa

Nhắc đến Ai Cập người ta thường nghĩ ngay đến những kim tự tháp vĩ đại và huyền thoại về các pharaon huyền bí, thế nhưng có lẽ chưa nhiều người biết đến một “chốn thiên đường” ngay trong lòng sa mạc Sahara - ốc đảo Siwa.

Ốc đảo được hình thành nhờ nguồn nước dồi dào của hồ Siwa, bao quanh cả ốc đảo, tạo nên hệ sinh thái đa dạng ngay giữa lòng sa mạc Sahara. Siwa nằm ở phía tây bắc Ai Cập, cách Thủ đô Cairo 560km và chỉ cách biên giới Libya 50km. Ốc đảo màu mỡ này nằm dưới mực nước biển khoảng 25m, tràn ngập cây ô liu và cây chà là.

Nằm giữa những lùm cây rợp mát là những ngôi nhà bằng đất được kết nối với nhau bằng những con đường đất quanh co. Ở rìa của ốc đảo, những đồi cát lớn cuộn đến chân trời, là nơi du khách có thể dạo chơi và khám phá sa mạc. Chung quanh ốc đảo còn có nhiều hồ nước mặt, vết tích xưa kia sa mạc Sahara từng là đại dương.

Siwa là một nơi kỳ lạ, khác về mọi khía cạnh. Hòn đảo xanh bao quanh bởi cát vô tận tạo nên cảnh quan khác hẳn với Thủ đô Cairo hay những thành phố khác. Nó khiến khách du lịch đến đây cảm thấy họ không chỉ bước vào một thế giới khác mà là một kỷ nguyên khác. Với những tòa nhà bằng đất sét và những khu rừng cọ Siwa ở đằng xa sau vài giờ lái xe trên những con đường gập ghềnh được làm từ cát Sahara, bạn có thể lên nóc nhà rồi phóng tầm mắt ra toàn bộ cảnh quan của ốc đảo. Buổi tối bạn có thể ra rìa sa mạc và ngắm dải ngân hà rực rỡ trên nền trời thăm thẳm.Khi màn đêm buông xuống và dải ngân hà trở nên rõ ràng phía sa mạc ở ngay rìa thị trấn nhỏ 20.000 dân, không gian gần như hoàn toàn im lặng.

Trước đây, Siwa còn là một nơi ít được biết đến, như một vùng đất bị lãng quên. Nhưng hiện nay, Siwa đang được chính quyền địa phương chú ý xây dựng cơ sở vật chất để phát triển du lịch ở nơi đây. Người dân Siwa vốn trước đây ít giao tiếp giờ đã cởi mở hơn chào đón khách du lịch.

6 b

b. Chỉ ra một số loài cây có tác dụng giữ đất, ngăn chặn sự hoang mạc hoá mà em biết.

Lời giải chi tiết:

Một số loài cây có tác dụng giữ đất, ngăn chặn sự hoang mạc hoá là: Chà là…

7

Trả lời câu 7 trang 42 Bài 11 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức

Nếu có cơ hội đầu tư vào châu Phi em sẽ lựa chọn khu vực nào và lĩnh vực gì? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

Lưu ý: Học sinh nêu quan điểm cá nhân. Có thể tham khảo ý kiến sau:

- Nếu có cơ hội đầu tư vào châu Phi em sẽ lựa chọn đầu tư vào khu vực thuộc môi trường cận nhiệt. Vì: ở môi trường cận nhiệt có nhiều lợi thế để phát triển: nông nghiệp; khai thác khoáng sản và du lịch.


Bình chọn:
4 trên 4 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí