Bài 3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu trang 14, 15 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức>
Giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu là. Giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu là. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu là. Nêu một số ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến châu Âu trong thời gian gần đây. Hãy cho biết 4 biện pháp để bảo vệ Môi trường không khí ở châu Âu. Môi trường nước ở châu Âu.
Câu 1 a
Giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu là
A. kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải.
B. đánh thuế phát thải các-bon, giảm lượng xe lưu thông.
C. tăng cường tái chế và tái sử dụng chất thải.
D. xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức mục 1. Vấn đề bảo vệ môi trường ở phần a) Tr. 104 – SGK để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Một số giải pháp đã được thực hiện để bảo vệ môi trường không khí “đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao như dầu mỏ và khí tự nhiên, góp phần giảm phát thải khí CO2 vào khí quyển; Đối với thành phố: giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ”.
- Ba đáp án A, C, D đều là các giải pháp bảo vệ môi trường nước. Vì vậy, giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu là đánh thuế phát thải các-bon, giảm lượng xe lưu thông
Câu 1 b
Giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu là
A. trồng rừng và bảo vệ rừng.
B. đầu tư công nghệ xanh, năng lượng tái tạo.
C. kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.
D. sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất công nghiệp.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức mục 1. Vấn đề bảo vệ môi trường ở phần b) Tr. 105 – SGK có nêu rõ một số giải pháp đã được thực hiện để bảo vệ môi trường nước. Đối chiếu với 4 đáp án đã cho ở câu hỏi để lựa chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Từ nội dung mục 1.b, xác định được giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu là kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp => Chọn đáp án C.
Câu 1 c
Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu là
A. kiểm soát và xử lí các nguồn chất thải độc hại
B. trồng rừng và bảo vệ rừng.
C. hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
D. cả hai ý B và C.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức mục 3. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu Tr. 106 – SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Từ nội dung mục 1.b, xác định được giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu là kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp
Câu 2
Nêu một số ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến châu Âu trong thời gian gần đây.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 3. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu Tr. 106 – SGK và hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…
Lời giải chi tiết:
Một số ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến châu Âu trong thời gian gần đây:
- Các đợt nắng nóng bất thường xảy ra ở các nước Bắc Âu, gây ra những trận cháy rừng tàn khối ở một số quốc gia Nam Âu; mưa lũ gây hậu quả nghiêm trọng tại một số quốc gia ở Tây và Trung Âu.
- Do nhiều tháng khô hạn và khan hiếm mưa, mực nước của 2 con sông Dora Baltea và Po - con sông lớn nhất ở Ý thấp hơn bình thường tới 8 lần. Cả hai con sông đều cung cấp cho một trong những khu vực nông nghiệp quan trọng nhất ở châu Âu, với 30% sản lượng hiện đang bị đe dọa bởi hạn hán.
- Nắng nóng, hạn hán thậm chí còn trực tiếp gây ra thảm họa ở Ý mới đây, khi một khúc sông băng trên đỉnh Marmolada thuộc dãy núi An-pơ từng “ngàn năm phủ tuyết” đã bất ngờ sụp đổ vào ngày 03/7/2022 và rơi vào đoàn người leo núi ở phía dưới, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương và mất tích.
Câu 3
Hãy cho biết 4 biện pháp để bảo vệ:
- Môi trường không khí ở châu Âu.
- Môi trường nước ở châu Âu.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã được học về bảo vệ môi trường không khí và môi trường nước ở châu Âu thuộc bài 3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu để làm bài.
Lời giải chi tiết:
4 biện pháp để bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:
- Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.
- Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao như dầu mỏ và khí tự nhiên, góp phần giảm phát thải khí CO2 vào khí quyển.
- Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch.
- Đối với thành phố: giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ.
4 biện pháp để bảo vệ môi trường nước ở châu Âu:
- Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.
- Đảm bảo việc xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
- Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển (vận tải, du lịch, đánh bắt hải sản,…).
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,…
Câu 4
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Trồng rừng và bảo vệ rừng ở châu Âu vừa giảm khí thải CO2 vào khí quyển, vừa bảo vệ đa dạng sinh học và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
b) Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải từ sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường chỉ có tác dụng bảo vệ môi trường nước.
c) Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là giao thông vận tải đường bộ.
d) Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu.
e) Châu Âu đang chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều của các hiện tượng thời tiết cực đoan như các đợt nắng nóng bất thường, mưa lũ,…
g) Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch là một trong những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về các vấn đề: bảo vệ môi trường, bảo vệ đa da dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Châu Âu thuộc Bài 3 để làm bài.
Lời giải chi tiết:
Câu đúng: a, d, e, g.
Câu sai: b, c.
Câu 5
Hãy sử dụng những cụm từ sau để hoàn thành thông tin dưới đây.
Các quốc gia châu Âu rất (1)…………………………..….. bảo vệ sự đa dạng sinh học. Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước ở châu Âu được bảo tồn (2)…………………………..
Để (3)……………………………….…… đa dạng sinh học, các nước châu Âu đã ban hành nhiều (4)…………………….. bảo vệ và (5)……………. rừng bền vững, (6)…………………………… các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất.
Phương pháp giải:
- Nhớ lại kiến thức đã học ở mục 2. Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học Tr. 105 – SGK để làm bài.
Lời giải chi tiết:
(1) chú trọng, (2) tương đối tốt, (3) giữ gìn
(4) chính sách, (5) phát triển, (6) giảm thiểu
Câu 6
Tìm hiểu thông tin, hãy cho biết một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu.
Phương pháp giải:
- Nhớ lại kiến thức đã học ở mục 3. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu Tr. 106 – SGK để làm bài.
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu là
- Trồng rừng và bảo vệ rừng: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vì rừng hấp thụ khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Rừng còn làm giảm nguy cơ lũ lụt và giảm thiểu hạn hán.
- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, thủy triều,…
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Châu Đại Dương trang 53, 54 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Châu Đại Dương trang 53, 54 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức