Bài 4. Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19 SBT Lịch sử 7 kết nối tri thức


Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần A Bài tập 1

Trả lời phần A, bài tập 1 trang 15 SBT Lịch sử 7

1.1. Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại

A. nhà Hán.

B. nhà Đường.

C. nhà Nguyên.

D. nhà Thanh.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục 2 trang 25 SGK Lịch sử & Địa lí 7

Lời giải chi tiết:

Về kinh tế:

Nông nghiệp thời đường có bước phát triển.

Nhiều xưởng thủ công. Nhiều thành thị ngày càng phồn thịnh như Trường An, Lạc Dương… Nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Giao thông truyền thống nối các châu lục được hình thành từ các thế kỉ trước đến thời Đường trở thành “con đường tơ lụa” nổi tiếng trong lịch sử.

=> Chọn: B

1.2. Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ

A. công điền.

B. tịch điền

C. quân điền.

D. doanh điền.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục 2 trang 25 SGK Lịch sử & Địa lí 7

Lời giải chi tiết:

Nhà nước thực hiện chính sách giảm thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, gọi là chế độ quân điền.

=> Chọn: C

1.3. Thương cảng nào trong thời Minh – Thanh trở thành trung tâm buôn bán sầm uất với nước ngoài?

A. Tô Châu.

B. Tùng Giang.

C. Quảng Châu.

D. Thượng Hải.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục 3 trang 26 SGK Lịch sử & Địa lí 7

Lời giải chi tiết:

Nhiều thương cảng lớn như Quảng Châu, Phúc Kiến,… đã trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất – nơi giao thương với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư,…

=> Chọn: C

1.4. Biểu hiện khẳng định những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc thời Minh – Thanh là

A. nhiều xưởng thủ công có quy mô lớn đã đạt tới trình độ chuyên môn hóa trong sản xuất và thuê nhiều nhân công.

B. xuất hiện người thuê nhân công, người thợ làm thuê lấy tiền công.

C. ngoại thương phát triển, có quan hệ buôn bán với nhiều nước.

D. hoạt động buôn bán trong nước phát triển.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục 3 trang 26 SGK Lịch sử & Địa lí 7

Lời giải chi tiết:

Về thủ công nghiệp, đã hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công và sản phẩm rất đa dạng. Nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hoá cao xuất hiện ở Tô Châu, Tùng Giang,… Các xưởng đóng tàu đã đóng được những loại thuyền lớn.

=> Chọn: A

1.5. Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo.

Phương pháp giải: 

Dựa vào nội dung 4 trang 27 SGK Lịch sử & Địa lí 7

Lời giải chi tiết:

Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.

=> Chọn B

1.6. Phật giáo được thịnh hành nhất dưới thời

A. Đường.

B. Tống.

C. Minh.

D. Thanh.

Phương pháp giải: 

Dựa vào nội dung 4 trang 27 SGK Lịch sử & Địa lí 7

Lời giải chi tiết:

Phật giáo tiếp tục phát triển, thịnh hành nhất thời Đường.

=> Chọn A

1.7. Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là

A. ca múa.

B. tiểu thuyết.

C. kịch nói.

D. thơ.

Phương pháp giải: 

Dựa vào nội dung 4 trang 27 SGK Lịch sử & Địa lí 7

Lời giải chi tiết:

Thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

=> Chọn D

1.8. Công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng dưới thời Minh là

A. Thanh minh thượng hà đồ.

B. Cung A Phòng.

C. Lăng Li Sơn.

D. Cố Cung Bắc Kinh.

Phương pháp giải: 

Dựa vào nội dung 4 trang 28 SGK Lịch sử & Địa lí 7

Lời giải chi tiết:

Các triều đại phong kiến đã xây dựng nhiều cung điện cổ kính, nổi tiếng với phong cách đặc sắc như: Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.

=> Chọn: D

Phần A Bài tập 2

Trả lời phần A, bài tập 2 trang 16 SBT Lịch sử 7

Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho trước để hoàn thiện sơ đồ (theo mẫu dưới đây) sao cho phù hợp về các triều đại phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục 1 trang 25 SGK Lịch sử & Địa lí 7.

Lời giải chi tiết:

Sau khi nhà Tùy sụp đổ, lịch sử Trung Quốc tiếp tục trải qua các triều đại: Đường (618 – 907), thời Ngũ đại (907 – 960), Tống (960 -1279), Nguyên (1271 – 1368), Minh (1368 – 1644) và nhà Thanh (1644 – 1911) - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.

=> Chọn: 1- Đường; 2-thời kì Ngũ đại; 3-Tống; 4-Nguyên; 5-Minh; 6-Thanh

Phần A Bài tập 3

Trả lời phần A, bài tập 3 trang 16 SBT Lịch sử 7

Hãy xác định câu đúng (Đ) hoặc sai (Sai) về nội dung lịch sử và giải thích ngắn gọn câu sai.

A. Thời Đường, nhất là thời kì trị vì của Đường Thái Tông, đất nước phát triển, bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh.

B. Sau khi nhà Tống sụp đổ, nhà Đường là triều đại cai trị ở Trung Quốc.

C. Các triều đại phong kiến Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính các dân tộc nhỏ yếu hơn.

D. Dưới thời Minh – Thanh, Quảng Châu là một trong những thương cảng lớn nhất ở Trung Quốc.

E. Thời Minh – Thanh, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã xuất hiện nhưng chưa đủ sức chi phối mạnh mẽ kinh tế - xã hội Trung Quốc.

G. Tơ lụa là mặt hàng được giao thương chính và đầu tiên trên “con đường tơ lụa” thời phong kiến của Trung Quốc.

H. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm nổi tiếng ở thời Đường.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục 2,3,4 từ trang 25 đến trang 27 SGK Lịch sử & Địa lí 7.

Lời giải chi tiết:

Thời Đường, đặc biệt là giai đoạn trị vì của Đường Thái Tông, bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh.

Các hoàng đế thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược, mở rộng lãnh thổ như: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam đô hộ phủ.

Nhiều thương cảng lớn như Quảng Châu, Phúc Kiến… đã trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất – nơi giao thương với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư…

Tơ lụa Trung Quốc là mặt hàng giao thương chính và đầu tiên trên “con đường tơ lụa”.

Thời Minh – Thanh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhưng còn nhỏ bé, chưa đủ sức chi phối mạnh mẽ đối với nền kinh tế - xã hội Trung Quốc.

=> Chọn: A, C, D, E, G

Phần A Bài tập 4

Trả lời phần A, bài tập 4 trang 17 SBT Lịch sử 7

Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn: Trung Quốc, Đông Nam Á, Minh, Tần, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành, La Quán Trung, Thi Nại Am, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau:

Từ thời cổ đại…1… là nền văn minh lớn ở phương Đông với các triều đại phong kiến đạt đến sự cực thịnh như Đường,…(2)…, Thanh. Đồng thời rất nhiều thành tựu được bảo tồn, kế thừa và phát triển trong giai đoạn từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

…(3)… - một cung điện lớn và là một trong những biểu tượng của Trung Quốc thời phong kiến.

Từ thời Nguyên đến thời Thanh, xuất hiện nhiều tiểu thuyết đồ sộ như: Thuỷ hử của …(4)…, Tam quốc diễn nghĩa của …(5)…, Tây du kí của …6…, Hồng lâu mộng của …(7)… Những tiểu thuyết này có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học nước khác.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục 2,3,4 trang 25 – 27 SGK Lịch sử & Địa lí 7

Lời giải chi tiết:

Từ thời cổ đại (1) Trung Quốc là nền văn minh lớn ở phương Đông với các triều đại phong kiến đạt đến sự cực thịnh như Đường, (2) Minh, Thanh. Đồng thời rất nhiều thành tựu được bảo tồn, kế thừa và phát triển trong giai đoạn từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

(3) Tử Cấm Thành - một cung điện lớn và là một trong những biểu tượng của Trung Quốc thời phong kiến.

Từ thời Nguyên đến Thanh, xuất hiện nhiều tiểu thuyết đồ sộ như: Thủy hử của (4) Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của (5) La Quán Trung, Tây du kí của (6) Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của (7) Tào Tuyết Cần. Những tiểu thuyết này có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học nước khác.

Phần B Bài tập 1

Trả lời phần B, bài tập 1 trang 17 SBT Lịch sử

a, hãy lập và hoàn thiện bảng (theo mẫu dưới đây) về những thành tựu văn hoá tiêu biểu trên các lĩnh vực chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

Các lĩnh vực chủ yếu

Thành tựu tiêu biểu

Tư tưởng – tôn giáo

 

Sử học – văn học

 

Kiến trúc – điêu khắc

 

b, Từ bảng thống kê ở trên, hãy nêu nhận xét về thành tựu văn hoá của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX. Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Phương pháp giải: 

Dựa vào nội dung 4 trang 28 SGK Lịch sử & Địa lí 7

Lời giải chi tiết:

a, 

Các lĩnh vực chủ yếu

Thành tựu tiêu biểu

Tư tưởng – tôn giáo

- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.

- Phật giáo tiếp tục phát triển, thịnh hành nhất dưới thời Đường

Sử học – văn học

- Các cơ quan ghi chép sử được thành lập.

- Nhiều bộ sử lớn: Minh sử, Thanh thực lục, Tứ khố toàn thư,..

- Nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

- Tiểu thuyết: Thuỷ hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây Du Kí..

Kiến trúc – điêu khắc

- Công trình nổi tiếng: Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.

- Những bức hoạ đạt tới đỉnh cao, những bức tượng phật tinh xảo, sinh động…

b, Những thành tựu mà người Trung Quốc đạt được rất toàn diện và rực rỡ trên cơ sở kế thừa những di sản văn hoá từ các thế kỉ trước. Đồng thời những thành tựu đó có ảnh hưởng đến các nước láng giềng.

Phần B Bài tập 2

Trả lời phần B, bài tập 2 trang 18 SBT Lịch sử

Có nhận định cho rằng: “Xã hội Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến sự phồn thịnh”. Em hãy lấy dẫn chứng trong SGK và tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet để chứng minh cho nhận định đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục 2 trang 25 SGK Lịch sử & Địa lí 7

Lời giải chi tiết:


Phần B Bài tập 3

Trả lời phần B, bài tập 3 trang 18 SBT Lịch sử

Khai thác đoạn tư liệu và quan sát hình sau.

DiagramDescription automatically generated with low confidence

a, Em có nhận xét gì về kinh tế thời Minh – Thanh?

b, Em hãy cho biết kinh tế thời Minh – Thanh có điểm gì mới so với thời Đường

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục 3 trang 26 SGK Lịch sử & Địa lí 7

Lời giải chi tiết:

a, Đọc đoạn tư liệu và quan sát bức tranh ta nhận xét kinh tế thời Minh – Thanh như sau:

- Thành thị thời Minh – Thanh trở nên phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh..

- Thành thị tập trung đông đúc cư dân sinh sống như ở Nam Kinh có khoảng 1 triệu người, Bắc Kinh có khoảng 600 nghìn người…

- Các nghề thủ công đạt trình độ chuyên môn hoá cao xuất hiện ở Tô Châu, Tùng Giang.. nhiều khu vực đặt tên theo làng nghề của họ như phường Gốm, phường Đồng, phường Sắt..

- Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhưng còn nhỏ bé, chưa đủ sức chi phối mạnh mẽ đối với nền kinh tế - xã hội Trung Quốc.

b, Điểm mới so với kinh tế thời Đường là: sự xuất hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa với sự ra đời của nhiều xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công và có sản phẩm rất đa dạng dưới thời Minh.


Bình chọn:
2.8 trên 4 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí