Giải Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều>
Đánh dấu X vào ô trống ở cột thể loại hoặc kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu SGK Ngữ văn 7, tập hai:
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu 1
Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đánh dấu X vào ô trống ở cột thể loại hoặc kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu SGK Ngữ văn 7, tập hai:
Phương pháp giải:
Xem mỗi văn bản thuộc thể loại hoặc kiểu văn bản nào
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Câu 2 (trang 51, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Ghi số thứ tự văn bản đọc hiểu đã nêu trong bài tập 1 vào các ô ở cột phải sao cho phù hợp với tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản ở cột trái trong bảng sau:
Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản |
Văn bản |
Truyện ngụ ngôn |
|
Tùy bút |
|
Tản văn |
|
Thơ |
|
Văn bản nghị luận: nghị luận xã hội |
|
Văn bản thông tin |
|
Phương pháp giải:
Ghi số thứ tự văn bản đọc hiểu đã nêu trong bài tập 1 vào ô cột phải cho phù hợp với thể loại hoặc kiểu văn bản ở cột trái trong bảng
Lời giải chi tiết:
Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản |
Văn bản |
Truyện ngụ ngôn |
1, 3, 7, 13 |
Tùy bút |
11, 19 |
Tản văn |
12, 17 |
Thơ |
2, 5, 8, 15 |
Văn bản nghị luận: nghị luận xã hội |
4, 9, 10, 14 |
Văn bản thông tin |
6, 16, 18, 20 |
Câu 3
Câu 3 (trang 51, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 3, SGK) Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ, truyện ngụ ngôn, kí (tùy bút, tản văn) và văn bản nghị luận, văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7, tập hai.
Phương pháp giải:
Xem lại mục Chuẩn bị ở các bài
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Câu 4 (trang 52, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 4, SGK) Nêu những thể loại khác nhau của các văn bản văn học đã học ở hai tập sách Ngữ văn 7
Thể loại |
Tập một |
Tập hai |
Truyện |
Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng |
Truyện ngụ ngôn |
Thơ |
|
|
Kí |
|
|
Phương pháp giải:
Thống kê các thể loại được học trong học kì 1 và học kì 2
Lời giải chi tiết:
Thể loại |
Tập một |
Tập hai |
Truyện |
Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng |
Truyện ngụ ngôn |
Thơ |
Thơ bốn chữ, năm chữ |
Thơ bốn chữ, năm chữ |
Kí |
|
Tản văn và tùy bút |
Câu 5
Câu 5 (trang 52, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Các nội dung học viết của mỗi bài liên quan như thế nào đến phần đọc hiểu trong bài học đó? Chỉ ra bằng một số ví dụ cụ thể trong các bài ở sách Ngữ văn 7, tập hai.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài học
Lời giải chi tiết:
Các nội dung đọc, viết, nói và nghe trong sách Ngữ văn 7 gắn bó với nhau theo yêu cầu tích hợp. Những nội dung dạy và học ở phần đọc hiểu sẽ được thực hành vận dụng ở phần viết và nói – nghe. Ví dụ Bài 7, khi học đọc hiểu về các bài thơ thì đến phần viết, học sinh phải học cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ. Đến Bài 8, học đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội thì phần viết sẽ yêu cầu viết bài văn nghị luận xã hội (Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống).
Câu 6
Câu 6 (trang 52, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 8, SGK) Nêu và phân tích quy trình viết bốn bước được thể hiện trong phần Viết ở một bài học cụ thể trong sách Ngữ văn 7, tập hai
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Viết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài
a. Chuẩn bị
- Đọc lại văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
- Xem lại cách tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ở mục Định hướng
- Dự kiến cách trình bày văn bản
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Bố cục đoạn văn có mấy phần?
+ Mỗi phần của đoạn văn nêu những nội dung gì?
+ Chọn nội dung gì để phù hợp với độ dài của đoạn văn?
- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:
Mở đoạn:
- Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
Thân đoạn:
- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc
+ Di chuyển bằng cách đi bộ là chính
+ Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển
+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển
+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên
+ Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển
+ Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.
Kết đoạn:
- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản
c. Viết
- Viết bản tóm tắt theo yêu cầu khác nhau về độ dài dựa vào dàn ý đã lập
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bản tóm tắt đã làm. Đối chiếu nội dung với mục Định hướng và dàn ý ở trên để tự phát hiện và tìm cách sửa các lỗi về ý, diễn đạt, trình bày.
Câu 7
Câu 7 (trang 52, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Nhiều nội dung tiếng Việt được học gắn với đọc hiểu văn bản; em hãy dẫn ra và phân tích một số ví dụ về việc học tiếng Việt trong đọc hiểu văn bản
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Tiếng Việt ngoài những bài học có phần thực hành riêng còn có yêu cầu phải gắn với thực hành trong đọc hiểu văn bản. Ví dụ khi học Bài 7. Thơ, ngoài phần Thực hành tiếng Việt về biện pháp tu từ, nghĩa của từ trong ngữ cảnh, tác dụng của dấu chấm lửng, trong khi dạy đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này đều phải khai thác biện pháp tu từ có trong các bài thơ được học: phát hiện (nhận biết) và hiểu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong các bài thơ được học: phát hiện (nhận biết) và hiểu tác dụng của các biện pháp tu từ trong việc biểu đạt nội dung.
Câu 8
Câu 8 (trang 52, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 10, SGK) Các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 7, tập hai là những nội dung nào?
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung tiếng Việt đã được học.
Lời giải chi tiết:
Các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 7, tập hai là những nội dung:
- Nói quá, nói giảm, nói tránh
- Dấu chấm lửng
- Từ Hán Việt
Câu 9
Câu 9 (trang 52, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Phần viết) Chọn một trong hai đều sau để viết thành bài văn ngắn:
Đề 1: Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một truyện ngụ ngôn đã học ở sách Ngữ văn 7, tập hai
Đề 2: (SGK) Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của mình và đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy.
Phương pháp giải:
Chọn một trong hai đề và nêu suy nghĩ của bản thân
Lời giải chi tiết:
Đề 1:
Ta-go là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ. Những tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu sắc mãnh liệt bởi một phần đã được trải nghiệm qua những trải nghiệm của chính cuộc đời nhà thơ. Ông có một sức sáng tạo phi thường minh chứng là ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với thời đại. Ông là nhà văn Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô ben về văn học. Đặc biệt khi mà viết về thơ thì ông lại luôn hướng đến khai thác tình mẫu tử thiêng liêng và chính điều này đã mang đến cho ông những thành tựu sâu sắc. Trong số đó thì bài thơ mây và sóng cũng là một tác phẩm điển hình trong những tác phẩm viết về tình mẫu tử của nhà thơ. Bài thơ in trong tập thơ non là một kiệt tác.
Bài thơ là một câu chuyện về một cậu bé trước lời mời gọi của mây và sóng mẹ bé muốn đi chơi muốn được hòa mình vào biển vào sóng vào mây cùng các bạn cùng trang lứa để được đi chơi nhưng trước tình cảm yêu thương của mẹ dành cho mình nên em bé đã nghĩ ra những trò chơi để có thể mãi mãi được ở bên cạnh mẹ và để quên đi sự cám dỗ bên ngoài kia. Qua những trò chơi mà em bé nghĩ ra ta thấm được tình cảm mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Bài thơ dậy cho người đọc một triết lý sống cao đẹp và hướng con người đến một tình cảm thiêng liêng và hãy quý trọng nó đừng để đánh mất để rồi hối tiếc. Mở đầu bài thơ là lời mách của em bé về những thứ thú vị trên trời đang mời gọi em bé và có lẽ em đang rất muốn đi theo lời mời gọi ấy. Những con sóng kia cũng đang rủ rê em
Những người sống trong sóng nước gọi con:
"bọn tớ hát từ sớm mai đến tối,
"bọn tớ hát từ sớm mai đến tối,
Bọn tớ ngao du khắp nơi này đến nơi nọ
" mà không biết mình đã từng qua những nơi nào".
Qua lời miêu tả dễ thương của em bé ta có thể cảm nhận được những lời mời gọi rất cuốn hút và lôi cuốn đối với cả một người lớn cũng dễ bị thu hút còn đối với một đứa trẻ thì nó lại càng thu hút hơn khi mà các bé đang ở tuổi tò mò luôn thích khám phá mọi thứ xung quanh. Nào là đến với thế giới ấy sẽ được thỏa sức chơi cả ngày từ khi thức dậy đến lúc chiều tà nào là chơi với «buổi sớm mai vàng» nào là chơi với «vầng trăng bạc» nào là được hát từ sáng sớm đến tối được ngao du khắp thiên hạ thật là thích khi mà được đến với thế giới đó. Những câu thơ nhí nhảnh cho thấy trí tưởng tượng phong phú và thật là dễ thương của em bé. Chắc có lẽ lúc này em đang ngước lên bầu trời trong xanh và nhìn những đám mây trắng đang nhởn nhơ và suy nghĩ một cách hết sức trẻ con. Cuộc sống thật tự do và tự tại khi được chơi đùa với các bạn cả ngày mà không chán. Trên đó chắc hẳn sẽ có tất cả mọi thứ nhưng mà chắc chắn sẽ không có mẹ. Điều đó sẽ thật đáng sợ và chán biết bao nếu cuộc vui chơi lại không có mẹ. Dường như nhớ ra điều đó nên từ những lời mời gọi đầu tiên em bé đã nghĩ ngay đến mẹ và kể cho mẹ nghe những thứ xung quanh thật hấp dẫn đang mời gọi con và con cũng muốn đi với họ. Nhưng là sao mà lên đó được nên cậu bé do dự.
Con hỏi :nhưng làm thế nào mình lên đó được
Họ đáp: hãy đến nơi tận cùng của trái đất và đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây
Con nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhà
Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được ?"
Thế là họ cười rồi bay đi
Còn với sóng thì em bé cũng trả lời tương tự như thế. Những lời mời gọi thật là hút một cậu bé nhưng mà để đến được với nó kì thực cũng rất gian lao làm sao khi mà phải tìm đến tận cùng của trái đất mà đời với một cậu bé thì biết đâu là tận cùng của trái đất hay biết bờ biển là ở đâu. Suy nghĩ một lúc cậu bé băn khoăn và đưa ra câu trả lời là mẹ em đang đợi ở nhà và mẹ luôn muốn em ở nhà với mẹ. Khi đó họ cũng cười rồi bay đi. Dường như những đám mây trong tưởng tượng của cậu bé cũng biết được câu trả lời của cậu mà cười rồi bay đi luôn chứ không nài nỉ hay níu kéo gì. Dường như những thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất.
Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa. Trước những lời mời gọi ấy cậu bé đã nghĩ đến mẹ và dứt khoát từ chối. Để quên đi những lời mời gọi ấy cậu bé đã nghĩ ra những trò chơi chỉ có mình và mẹ.
“ Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Con đối với lời mời của biển thì em bé cũng có một trò chơi thú vị khác
“ Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy
Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, và vỗ vào gối mẹ, cười vang.
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở”
Vậy là con có thể tận hưởng niềm mê say vũ trụ khoáng đạt, bao la, kì thú ở trong chính tình mẫu tử quấn quýt, thân thương. Và nếu như những người sống trên mây mê mải chẳng biết đâu là lúc dừng, những người sống trong sóng phiêu diêu không biết nơi nao là bến bờ thì con, trong niềm hân hoan của trò chơi tưởng tượng vẫn có mái nhà xanh thẳm để chở che, vẫn có bến bờ kì lạ để neo đậu, có lòng mẹ là chốn vĩnh hằng. Trò chơi tưởng tượng kia cũng mang đậm màu sắc tượng trưng, hay chính là tượng trưng của tượng trưng! Có lẽ những kì thú của tình người mới là vô cùng, vô tận. Trong hưng phấn tột cùng của trò chơi tưởng tượng ấy "mẹ con ta" tới được chốn siêu nhiên, đạt được cái hàng tồn không hình hài: Và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi của mẹ con ta. Cũng như không ai biết được lòng mẹ rộng nhường nào, và con đã tan vào lòng mẹ. Lòng mẹ, tình mẹ vô độ mênh mông. Đó là nơi trở về sau cuối, an nhiên. Cái hay của bài thơ Mây và sóng là cái hay của "trò chơi tưởng tượng", cái hay của sức gợi những suy ngẫm chiều sâu, cái hay của những khả năng ý nghĩa từ những câu chuyện trẻ thơ hồn nhiên, trong suốt. Lối kết cấu song trùng, hệ thống hình ảnh tượng trưng trong mạch chảy liên tục của những dòng "thơ văn xuôi" cứ ánh lên theo khúc nhạc miên viễn của Mây và Sóng – sản phẩm tưởng tượng đặc sắc của Ta-go.
Không có biển thì làm sao có sóng cũng như không có mẹ thì làm sao có con. Không có bến bờ thì sóng vỗ vào đâu cũng như không có mẹ thì cuộc đời con có ý nghĩa gì. Lòng mẹ bao dung như bến bờ luôn luôn rộng mở. Hình ảnh bến bờ rộng mở lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan được ví như hình ảnh người mẹ luôn vỗ về con thơ. Mẹ mang đến hạnh phúc cho con và chỗ dựa cho cuộc đời con. Tình mẹ con trong bài thơ thật sâu đậm và đó cũng chính là vẻ đẹp vĩnh hằng của tình mẫu tử. Dù thế gian có như thế nào thì tình mẹ con vẫn mãi muôn đời vẫn tồn tại theo thời gian vẫn hiển hiện trong không gian rộng lớn và mãi mãi bất diệt. Đó chính là ý nghĩa chủ đạo của bài thơ
Với hình thức đối thoại và độc thoại độc lập của cậu bé đã cho ta thấy tình cảm thiêng liêng và sâu sắc của tình cảm mẹ con. Bài thơ còn cho ta nhiều suy ngẫm bởi trong cuộc sống con người thường gặp những cám dỗ nhất là đối với một đứa trẻ và muốn khước từ chúng thì cần có một điểm tựa vững chắc và ở đây điểm tựa của em bé chính là mẹ đó chính là điểm tựa vững chắc nhất. Hạnh phúc không ở đâu xa không phải là điều gì bí ẩn mà đó ở ngay bên chúng ta và do chúng ta tạo nên.
- Giải Bài tập viết trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 45 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Ghe xuồng Nam Bộ trang 39 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 45 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 45 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều