Giải Bài tập tiếng Việt trang 29 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều>
Hãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu 1
Câu 1 (trang 29, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 1, SGK) Hãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và làm rõ tính mạch lạc
Lời giải chi tiết:
Văn bản nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu đầu tiên thâu tóm vấn đề nghị luận: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.
Các phần, các đoạn, các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, xoay quanh vấn đề đang nghị luận. Cụ thể:
+ Mở bài (Từ “Dân ta…” đến “kẻ cướp nước”): Nêu vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, đó là một sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.
+ Thân bài (Từ “Lịch sử.... đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
+ Kết bài (Từ “Tinh thần...” đến hết): Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.
Câu 2
Câu 2 (trang 29, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc câu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh)
a) Tìm các trạng ngữ trong câu trên, xác định trạng ngữ mở rộng là cụm danh từ có thành tố phụ là cụm chủ vị. Chỉ ra ý nghia của mỗi trạng ngữ
b) Tìm các vị ngữ mở rộng là cụm động từ, cụm tính từ trong câu trên và cho biết: Qua các vị ngữ đó, tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả miêu tả như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc và xác định
Lời giải chi tiết:
a.
- Các trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng
- Trạng ngữ mở rộng là cụm danh từ có thành tố phụ là cụm chủ vị: mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng
- Nghĩa của mỗi trạng ngữ:
+ Từ xưa đến nay: chỉ thời gian khái quát xuyên suốt lịch sử
+ mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng: chỉ mốc thời gian trong lịch sử
b.
- Vị ngữ mở rộng là cụm động từ: kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn; lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước
- Vị ngữ mở rộng là cụm tính từ: lại sôi nổi
- Qua các vị ngữ đó, tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả miêu tả một cách sinh động, nồng nàn và sâu sắc
Câu 3
Câu 3 (trang 29, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
So sánh hai cách diễn đạt sau và cho biết: Vì sao tác giả chọn cách diễn đại a)?
a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. (Hồ Chí Minh)
b) Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn
Phương pháp giải:
So sánh hai câu dựa trên các yếu tố: trật tự từ, ý nghĩa cơ bản
Lời giải chi tiết:
- Câu a) sử dụng biện pháp đảo ngữ “nồng nàn yêu nước” – “yêu nước nồng nà”
- Câu b) được viết đúng trật tự từ
=> Tác giả chọn cách diễn đại a) vì mục đích nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu 4
Câu 4 (trang 29, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Trong hai từ in đậm ở câu dưới đây, từ nào là danh từ, từ nào tính từ? Vì sao?
Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh)
Phương pháp giải:
Quan sát và dựa vào đặc điểm của danh từ và đặc điểm của tính từ
Lời giải chi tiết:
Từ anh hùng thứ nhất là danh từ, từ anh hùng thứ hai là tính từ. Vì từ thứ nhất chỉ người và đứng trước nó là phó từ chỉ số lượng các, còn từ thứ hai chỉ đặc điểm, tính chất
Câu 5
Câu 5 (trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Bài tập 3, SGK) Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây (ở văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ). Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó.
a) Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. (Phạm Văn Đồng)
b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. (Phạm Văn Đồng)
Phương pháp giải:
Chỉ ra các vị ngữ là cụm động từ.
Lời giải chi tiết:
a) Vị ngữ là cụm động từ: càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
Động từ trung tâm: thấy
Thành tố phụ là cụm chủ vị: Bác/ quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
b) Vị ngữ là cụm động từ: chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
Động từ trung tâm: hiểu lầm
Thành tố phụ là cụm chủ vị: Bác/ sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
- Giải Bài tập viết trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Tượng đài vĩ đại nhất trang 28 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Đức tính giản dị của Bác Hồ trang 25 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 24 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 45 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 45 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều