Giải Bài tập viết trang 20 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều>
Em hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ về chủ đề tình cảm gia đình.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Câu 1
Câu 1 (trang 20, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Em hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ về chủ đề tình cảm gia đình.
Phương pháp giải:
Tự suy nghĩ
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
MẸ ỐM
U ốm nằm nhà
Không ra đồng được
U đắp kín chăn
Mặt quay vào vách
Em vẫn đi học Đất nền Đường xa càng xa
Người em ở lớp
Bụng em ở nhà.
U uống thuốc chưa? Hạ rồi, cơn sốt?
Vắng vẻ một mình
U vui sao được!
Buổi học dài quá Mãi mới trống về Em vội ra trước Bỏ cả bạn bè.
Em vượt con đê
Theo đàn cò trắng
Thiếu u trên đồng
Nhiều người, vẫn vắng...
Mồ hôi ướt trán
Em bước càng mau
Bướm bay mặc bướm Em thèm bắt đâu!
Em về đến cửa
Đã gọi “U ơi!” Nhìn em mỉm cười
U cố quay lại
Củi lửa nhen rồi
Nấu nồi cháo trắng
Đập trứng, bỏ hành lám!
U ăn ngon
Ghét cái bệnh tật Làm u mệt người Đừng ai ốm cả Là vui nhất đời!”.
(Phạm Hổ, dẫn theo thivien.net)
Câu 2
Câu 2 (trang 20, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Cho bài thơ sau:
“LỜI RU CỦA MẸ
Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát
Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng
Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống
Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con
Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông”.
(Xuân Quỳnh, dẫn theo thivien.net)
Hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ trên.
Phương pháp giải:
Có thể viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình về một yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc ở dòng thơ, khổ thơ, đoạn thơ hoặc cả bài thơ
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Bài thơ Lời ru của mẹ do nữ sĩ Xuân Quỳnh sáng tác đã để lại một dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc suốt mấy chục năm qua nhờ vào cảm xúc tự nhiên, chân thành, bằng một tử thơ thật độc đáo. Chính điều ấy đã góp phân làm nên đặc điểm tươi tắn, hồn nhiên và trong sáng, thu hút sự chú ý của người đọc.
Đọc Lời ru của mẹ, chúng ta được trở về, sống lại tuổi thơ như trong truyện cổ tích thần kì, giàu biến hoa, tất cả khởi nguồn từ tình thương yêu bao la của mę. Bao trùm suốt cuộc đời con không lúc nào vắng lời ru của mẹ. Từ khi con sinh ra đời là lúc lời ru ẩn giữa đất trời bay về trú ngụ. Chính cảm xúc tự nhiên này mà thơ Xuân Quỳnh hấp dẫn, lôi cuốn từ người lớn đến trẻ em. Không những bên con trong giấc ngủ say nồng, biết vắng mặt làm lụng khi con đùa vui, chạy nhảy, lời ru của mẹ còn theo con đến lớp mỗi ngày. Tuổi thơ của con có lúc nào vắng lời ru bên cạnh? Buổi con tan học về, có mẹ đón đưa. Lúc ấy, lời ru cũng ngân nga qua từng lời nói yêu thương, từng cử chỉ dịu dẳng.
Tuổi thơ hồn nhiên của con khép lại với lời ru của mẹ dịu dàng, chở che ấm áp. Mai này lớn khôn, đời con rồi sẽ ra sao? Khổ thơ cuối bài được tác giảdùng đến sáu dòng thơ để biểu đạt với tất cả những tình ý, cảm xúc đầy trải nghiệm. Con lớn khôn, lời ru của vẫn không xa vắng, vẫn ở bên con chia sẻ ngọt bùi. Lời ru hoá thành bóng râm dịu mát trên đường xa nắng gắt lúc con qua. Lời ru cũng đồng hành cùng con lúc gập ghềnh dâu bể. Lời ru hoá thành mênh mông khi con được hiển vinh, vươn ra biển lớn với người đời.
Lời ru của mẹ khai thác đề tài muôn thuở trong tình cảm con người. Lời thơ tự nhiên, cảm xúc thơ chân thành, đặc biệt, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã tạo được tứ thơ đặc sắc nên thi phẩm đằm sâu nơi trái tim người đọc. Quả vậy, lời ru ngọt ngào từ tấm lòng người mẹ vẫn theo mãi trọn đời con, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, dù phải qua nắng nôi, ghềnh thác. Thật đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết về lời ru và tình mẹ bao la: “ta đi trọn kiếp con người / cũng không đi hết mấy lời mẹ rư” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa...).”.
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 19 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Tiếng gà trưa trang 18 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Ông đồ trang 16 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Mẹ trang 15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 45 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 45 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều