SBT Văn 7 - giải SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều Bài 5: Văn bản thông tin - SBT Ngữ văn 7 Cánh diều

Giải Bài tập tiếng Việt trang 40 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều


Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 40, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó.

a) ... Chị Dậu cảm ơn bà ấy bằng những giọt nước mắt chứa chan. (Ngô Tất Tố)

b) Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày. (Thép Mới)

Phương pháp giải:

Dựa vài khái niệm mở rộng trạng ngữ

Lời giải chi tiết:

a.

- Trạng ngữ là cụm danh từ: “bằng những giọt nước mắt chứa chan”

- Danh từ trung tâm: giọt nước mắt

- Các thành tố phụ: những, chứa chan

b.

- Trạng ngữ là cụm danh từ: “Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam”

- Danh từ trung tâm: gia đình nông dân

- Các thành tố phụ: mỗi

Câu 2

Câu 2 (trang 40, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

(Bài tập 2, SGK) Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm danh từ đó

a) Từ ngày công chúa bị mất tích, nhà vua vô cùng đau đớn. (Thạch Sanh)

b) Khi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật “mình trần đóng khố, vai sánh, hai tay chắp sườn. (Phí Trường Giang) 

Phương pháp giải:

Dựa vài khái niệm mở rộng trạng ngữ

Lời giải chi tiết:

a.

- Trạng ngữ là cụm danh từ: ngày công chúa bị mất tích

- Danh từ trung tâm: ngày

- Các thành tố phụ: cụm chủ vị công chúa bị mất tích

b.

- Trạng ngữ là cụm danh từ: khi tiếng trống chầu vang lên

- Danh từ trung tâm: tiếng trống chầu

- Các thành tố phụ: cụm chủ vị tiếng trống chầu vang lên

Câu 3

Câu 3 (trang 40, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

(Bài tập 3, SGK) Tìm trạng ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây. Chi ra các kết từ được dùng để nối trạng ngữ với vị ngữ.

a) Tôi cũng đỡ phần nào áy náy vì chắc Trãi được vô sự. (Tô Hoài)

b) Dù có vấp phải cái gì, ta cũng không ngại vì tàu đang đỗ ở chỗ nước trong (Véc-nơ)

c) Khi ấy, nhất thiết hai đô phải dừng trận đấu để cụ cầm chầu phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc. (Phí Trường Giang)

Phương pháp giải:

Đọc và xác định

Lời giải chi tiết:

a)

- Trạng ngữ là cụm chủ vị: vì chắc Trũi được vô sự

- Kết từ: vì

b)

- Trạng ngữ là cụm chủ vị: tàu đang đỗ ở chỗ nước trong

- Kết từ: vì

c)

- Trạng ngữ là cụm chủ vị: cụ cầm chầu phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc

- Kết từ: để

Câu 4

Câu 4 (trang 40, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Xác định trạng ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây. Chỉ ra các kết từ được dùng để nối trạng ngữ với vị ngữ.

a) Từ đã tin như người ta tin một vị thần. (Nam Cao)

b) Thoa hít mạnh cho hơi sương mát thấm vào lồng ngực. (Nguyễn Minh Châu)

Phương pháp giải:

Đọc và xác định

Lời giải chi tiết:

a.

- Trạng ngữ: như người ta tin một vị thần

- Kết từ: như

b.

- Trạng ngữ: hơi sương mát thấm vào lồng ngực

- Kết từ: cho

Câu 5

Câu 5 (trang 40, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Ghi lại các từ ngữ thuộc lĩnh vực âm nhạc được dùng trong văn bản Ca Huế và chỉ ra sự phù hợp của các từ ngữ đó đối với đề tài của văn bản

Phương pháp giải:

Đọc văn bản Ca Huế, tìm và ghi lại các từ ngữ thuộc lĩnh vực ca nhạc

Lời giải chi tiết:

- Các từ ngữ thuộc lĩnh vực ca nhạc: hát, hát cửa quyền, hòa đàn…

- Sự phù hợp của tác từ ngữ với đề tài của văn bản: Đây là các từ ngữ chuyên ngành khi sử dụng trong văn bản ta thấy được sự chuyên nghiệp, dễ hiểu khi nhắc đến.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí