Giải mục 2 trang 21, 22 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo


Giả sử ĐO là phép đối xứng tâm O. Lấy hai điểm tùy ý A, B sao cho ba điểm O, A, B không thẳng hàng.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khám phá 2

Giả sử ĐO là phép đối xứng tâm O. Lấy hai điểm tùy ý A, B sao cho ba điểm O, A, B không thẳng hàng. Gọi A’, B’ lần lượt là ảnh của A, B qua ĐO. So sánh tam giác OAB và tam giác O’A’B’ rồi so sánh A’B’ và AB.

Phương pháp giải:

Vẽ hình sau đó quan sát và so sánh

Lời giải chi tiết:

Theo đề, ta có \({Đ_O}\left( A \right){\rm{ }} = {\rm{ }}A'.\)

Suy ra O là trung điểm AA’, do đó \(OA{\rm{ }} = {\rm{ }}OA'.\)

Chứng minh tương tự, ta được \(OB{\rm{ }} = {\rm{ }}OB'.\)

Xét \(\Delta OAB\) và \(\Delta OA'B'\), có:

\(OA{\rm{ }} = {\rm{ }}OA'\)  (chứng minh trên);

\(\widehat {AOB} = \widehat {A'OB'}\) (đối đỉnh);

\(OB{\rm{ }} = {\rm{ }}OB'\) (chứng minh trên).

Do đó \(\Delta OAB{\rm{ }} = {\rm{ }}\Delta OA'B'{\rm{ }}\left( {c.g.c} \right).\)

Suy ra \(A'B'{\rm{ }} = {\rm{ }}AB\) (cặp cạnh tương ứng).

Vậy \(\Delta OAB{\rm{ }} = {\rm{ }}\Delta OA'B'{\rm{ }}\) và \(A'B'{\rm{ }} = {\rm{ }}AB.\)

Thực hành 2

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tìm ảnh qua ĐO của

a) điểm M(3; –4);

b) đường thẳng d: x – 3y + 6 = 0;

c) đường tròn (C): (x + 2)2 + (y – 1)2 = 4.

Phương pháp giải:

Nếu \(M'{\rm{ }} = {\rm{ }}{Đ_I}\left( M \right)\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}{x_{M'}} + {x_M} = 2{x_I}\\{y_{M'}} + {y_M} = 2{y_I}\end{array} \right.\) (I là trung điểm của MM’)

Lời giải chi tiết:

a) Gọi M’ là ảnh của M qua ĐO.

Suy ra O là trung điểm của MM’ với \(M\left( {3;{\rm{ }}-4} \right).\)

Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}{x_{M'}} = 2{x_O} - {x_M} = 2.0 - 3 =  - 3\\{y_{M'}} = 2{y_O} - {y_M} = 2.0 + 4 = 4\end{array} \right.\)

Vậy \(M'\left( {-3;{\rm{ }}4} \right).\)

b) • Chọn \(A\left( {0;{\rm{ }}2} \right) \in d:{\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}3y{\rm{ }} + {\rm{ }}6{\rm{ }} = {\rm{ }}0.\)

Gọi A’là ảnh của A qua \({Đ_O}.\)

Suy ra O là trung điểm của AA’ với A(0; 2)

Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}{x_{A'}} = 2{x_O} - {x_A} = 2.0 - 0 = 0\\{y_{A'}} = 2{y_O} - {y_A} = 2.0 - 2 =  - 2\end{array} \right.\)

Vì vậy A’(0; –2).

• Đường thẳng \(d:{\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}3y{\rm{ }} + {\rm{ }}6{\rm{ }} = {\rm{ }}0\) có vectơ pháp tuyến \({\rm{\vec n}} = \left( {1; - 3} \right)\)

Gọi d’ là ảnh của d qua \({Đ_O}.\)

Suy ra d’ song song hoặc trùng với d, nên d’ nhận vectơ pháp tuyến của d là \({\rm{\vec n}} = \left( {1; - 3} \right)\) làm vectơ pháp tuyến.

Vậy đường thẳng d’ đi qua A’(0; –2) và nhận làm vectơ \({\rm{\vec n}} = \left( {1; - 3} \right)\) pháp tuyến nên có phương trình là:

\(1\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}0} \right){\rm{ }}-{\rm{ }}3\left( {y{\rm{ }} + {\rm{ }}2} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}0 \Leftrightarrow x-3y-6 = 0.\)

c) Đường tròn \(\left( C \right):{\rm{ }}{\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}2} \right)^2}\; + {\rm{ }}{\left( {y{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^2}\; = {\rm{ }}4\) có tâm I(–2; 1), bán kính R = 2.

Gọi (C’) là ảnh của (C) qua ĐO nên (C’) có tâm là ảnh của I(–2; 1) và có bán kính R’ = R = 2.

Gọi I’= ĐO(I).

Suy ra O là trung điểm \(II'.\)

Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}{x_{I'}} = 2{x_O} - {x_I} = 2.0 + 2 = 2\\{y_{I'}} = 2{y_O} - {y_I} = 2.0 - 1 =  - 1\end{array} \right.\)

Vì vậy tọa độ I’(2; –1).

Vậy đường tròn (C’) là ảnh của (C) qua ĐO, có tâm I’(2; –1) và R’ = 2 nên có phương trình là:

\({\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}2} \right)^2}\; + {\rm{ }}{\left( {y{\rm{ }} + {\rm{ }}1} \right)^2}\; = {\rm{ }}4.\)

Vận dụng 2

Trong Hình 6, tìm các số ghi tại điểm đối xứng qua tâm bia với điểm ghi các số 20; 7; 9.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 6 để tìm

Lời giải chi tiết:

Gọi O là tâm bia.

• Lấy điểm A nằm trong ô có điểm ghi số 20. Lấy A’ đối xứng với A qua O.

Khi đó ta được điểm A’ nằm trong ô có điểm ghi số 8.

• Lấy điểm B nằm trong ô có điểm ghi số 7. Lấy B’ đối xứng với B qua O.

Khi đó ta được điểm B’ nằm trong ô có điểm ghi số 18.

• Lấy điểm C nằm trong ô có điểm ghi số 9. Lấy C’ đối xứng với C qua O.

Khi đó ta được điểm C’ nằm trong ô có điểm ghi số 15.

Vậy điểm đối xứng qua tâm bia với điểm ghi các số 20; 7; 9 lần lượt là 8; 18; 15.


Bình chọn:
3.7 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí