Bài 7. Lăng kính trang 34, 35, 36 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức>
Ánh sáng từ đèn sợi đót sau khi đi qua lăng kính tạo thành một chùm sáng có màu từ đỏ đến tím như hình bên. Lăng kính có tác dụng gì trong hiện tượng này?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu hỏi tr 34 CHMĐ
Trả lời câu hỏi mở đầu trang 34 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Ánh sáng từ đèn sợi đót sau khi đi qua lăng kính tạo thành một chùm sáng có màu từ đỏ đến tím như hình bên. Lăng kính có tác dụng gì trong hiện tượng này?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đời sống cá nhân, quan sát các hiện tượng xung quanh
Lời giải chi tiết:
Lăng kính ở đây có tác dụng tách ánh sáng từ đèn sợi đốt thành chùm sáng có màu từ đỏ đến tím
Câu hỏi tr 35 HĐ 1
Trả lời câu hỏi hoạt động 1 trang 35 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Hãy chỉ ra góc chiết quang, mặt bên, cạnh và đáy của lăng kính có trong thí nghiệm
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 7.2 và 7.3 SGK để kể tên
Lời giải chi tiết:
- Góc chiết quang là góc A
Câu hỏi tr 35 HĐ 2
Trả lời câu hỏi hoạt động 2 trang 35 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Thí nghiệm 1: Tìm hiểu hiện tượng tán sắc ánh sáng
Chuẩn bị:
- Lăng kính gắn trên giá (1);
- Đèn chiếu ánh sáng trắng có khe hẹp (2);
- Màn hứng chùm sáng (3);
- Nguồn điện và dây nối (4);
- Tấm kính lọc sắc màu đỏ và tấm kính lọc sắc màu tím (5).
Tiến hành:
- Bố trí thí nghiệm như Hình 7.4.
- Chiếu chùm ánh sáng trắng từ đèn vào mặt bên của lăng kính, dùng màn chắn dịch chuyển phía sau lăng kính để hứng vệt sáng trên màn.
Thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi sau:
1. Mô tả đường đi của tia sáng qua lăng kính mà em quan sát được
2. Viết ra thứ tự các màu trên màn
3. Những màu sắc khác nhau cho biết điều gì về thành phần của chùm ánh sáng chiếu tới?
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm, quan sát và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
1. Ánh sáng truyền từ đèn chiếu có khe hẹp đi qua lăng kính và đến màn chắn
2. Những màu sắc có trên màn: Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím
3. Những màu sắc khác nhau cho biết thành phần tạo nên chùm sáng
Câu hỏi tr 36 HĐ
Trả lời câu hỏi hoạt động trang 36 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Thí nghiệm 2:
Chuẩn bị:
Dụng cụ thí nghiệm như thí nghiệm 1.
Tiến hành:
- Bố trí thí nghiệm như hình 7.4
- Chiếu ánh sáng trắng từ đèn vào mặt bên của lăng kính.
- Lần lượt dùng kính lọc sắc màu đỏ và màu tím chắn vào khe hẹp của nguồn sáng.
- Dùng màn chắn dịch chuyển phía sau lăng kính để hứng vệt sáng trên màn.
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu sau:
1. Khi chiếu ánh sáng qua tấm kính lọc sắc đến mặt bên lăng kính, ánh sáng có bị tách thành nhiều màu không?
2. So sánh góc lệch của tia sáng màu đỏ và màu tím
Phương pháp giải:
Quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
1. Khi chiếu ánh sáng qua tấm kính lọc sắc đến mặt bên lăng kính, ánh sáng không bị tách thành nhiều màu
2. Ánh sáng màu tím có góc lệch lớn hơn ánh sáng màu đỏ
Câu hỏi tr 36 CH
Trả lời câu hỏi trang 36 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Ở hoạt động khởi động, hãy giải thích sự tán sắc ánh sáng mặt trời qua lăng kính
Phương pháp giải:
Vận dụng hiện tượng tán sắc ánh sáng
Lời giải chi tiết:
Ánh sáng mặt trời khi đi qua lăng kính sẽ bị tách ra thành chùm sáng có màu biến thiên từ đỏ đến tím
Câu hỏi tr 37 HĐ 1
Trả lời câu hỏi hoạt động 1 trang 37 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Quan sát hình 7.6 và cho biết:
1. Khi ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính, tại sao tia khúc xạ IJ lệch gần pháp tuyến hơn so với tia tới SI
2. Khi ánh sáng truyền từ lăng kính ra không khí, tại sao tia khúc xạ JR lệch xa pháp tuyến hơn so với tia tới IJ
3. Dựa vào sự truyền sáng qua lăng kính, hãy giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng. Biết rằng chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau, chiết suất lớn nhất với tia tím, chiết suất nhỏ nhất với tia đỏ.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết khúc xạ ánh sáng
Lời giải chi tiết:
1. Khi ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính, tia khúc xạ IJ lệch gần pháp tuyến hơn so với tia tới SI vì ánh sáng truyền từ môi trường kém chiết quang sang môi trường chiết quang hơn
2. Khi ánh sáng truyền từ lăng kính ra không khí, tia khúc xạ JR lệch xa pháp tuyến hơn so với tia tới IJ vì ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang
3. Chiết suất của lăng kính mang các giá trị khác nhau đối với tùy từng loại ánh sáng đơn sắc. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với mỗi loại ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.
Vì chiết suất của lăng kính khác nhau về giá trị đối với từng loại ánh sáng đơn sắc nên khi các ánh sáng đơn sắc đi qua lăng kính sẽ bị lệch về phía đáy lăng kính với những góc lệch khác nhau. Do vậy chúng không bị chồng chất lên nhau mà tách nhau ra thành một dải màu biến thiên liên tục.
Câu hỏi tr 37 CH
Trả lời câu hỏi trang 37 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
1. Hình vẽ nào trong Hình 7.7 chỉ đúng đường đi của tia sáng qua lăng kính khi lăng kính đặt trong không khí?
2. Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n = 1,41. Mặt phẳng tiết diện chính của lăng kính là tam giác đều ABC. Chiếu một tia sáng nằm trong mặt phẳng tiết diện chính tới mặt bên AB của lăng kính với góc tới i1 = 45°. Về đường truyền của tia sáng qua lăng kinh.
Phương pháp giải:
Dựa vào định luật khúc xạ ánh sáng
Lời giải chi tiết:
1. Hình vẽ đúng là Hình C vì ánh sáng truyền từ không khí đi từ dưới lên vào lăng kính thì tia ló sẽ lệch về phía đáy của lăng kính
2.
Câu hỏi tr 37 HĐ 2
Trả lời câu hỏi hoạt động 2 trang 37 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
1. Nhớ lại kiến thức đã học, khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?
2. Khi chúng ta thấy các vật màu xanh, đỏ, trắng thì có ánh sáng màu nào truyền từ vật tới mắt ta?
3. Ban đêm, khi không có nguồn sáng, ta nhìn thấy các vật có màu gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về ánh sáng và màu sắc
Lời giải chi tiết:
1. Mắt ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta
2. Khi chúng ta nhìn thấy vật có màu xanh, đỏ thì ánh sáng màu xanh, đỏ truyền đến mắt ta, khi chúng ta nhìn thấy vật màu trắng tức ánh sáng trắng truyền đến mắt ta
3. Ban đêm, khi không có nguồn sáng, ta nhìn thấy các vật có màu đen
Câu hỏi tr 38 CH
Trả lời câu hỏi trang 38 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
1. Em hãy biểu diễn các tia sáng đến mắt đối với vật ta quan sát thấy màu trắng (Hình 7.9).
2. Quan sát bông hoa hướng dương (Hình 7.10), giải thích tại sao chúng ta nhìn thấy cánh hoa màu vàng, lá màu xanh và phần nhuy có màu nâu.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về ánh sáng và màu sắc
Lời giải chi tiết:
1.
2. Ta thấy cánh hoa màu vàng, lá màu xanh và phần nhuy có màu nâu vì chúng phản xạ các màu sắc đó đến mắt chúng ta
- Bài 8. Thấu kính trang 40, 41, 42 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 9. Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ trang 47, 48 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 10. Kính lúp. Bài tập thấu kính trang 50, 51, 52 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 6. Phản xạ toàn phần trang 30, 31, 32 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 5. Khúc xạ ánh sáng trang 25, 26, 27 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Một số dạng năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hóa thạch - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Năng lượng của dòng điện và công suất - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Một số dạng năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hóa thạch - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Năng lượng của dòng điện và công suất - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức