Bài 12. Đoạn mạch nối tiếp, song song trang 60, 61, 62 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức>
Có hai bóng đèn, một số dây nối, nguồn điện. Mắc các đèn như thế nào vào hai cực của nguồn điện mà khi một bóng đèn bị cháy thì bóng đèn kia vẫn sáng? Vẽ sơ đồ mạch điện
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu hỏi tr 60 CHMĐ
Trả lời câu hỏi mở đầu trang 60 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Có hai bóng đèn, một số dây nối, nguồn điện. Mắc các đèn như thế nào vào hai cực của nguồn điện mà khi một bóng đèn bị cháy thì bóng đèn kia vẫn sáng? Vẽ sơ đồ mạch điện
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân
Lời giải chi tiết:
Mắc các đèn song song với nhau vào hai cực của nguồn điện mà khi một bóng đèn bị cháy thì bóng đèn kia vẫn sáng
Câu hỏi tr 61 HĐ
Trả lời câu hỏi hoạt động trang 61 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Thí nghiệm tìm hiểu đặc điểm của đoạn mạch nối tiếp
Chuẩn bị:
- Nguồn điện một chiều 12 V
- Ba điện trở \({R_1} = 6\Omega ,{R_2} = 10\Omega ,{R_3} = 16\Omega \)
- Hai ampe kế có giới hạn đo 3 A và có độ chia nhỏ nhất là 0,01 A
- Công tắc, các dây nối
Tiến hành:
- Mắc hai điện trở R1 và R2 và hai ampe kế vào mạch điện theo sơ đồ Hình 12.2
- Đóng công tắc, đọc số chỉ của ampe kế và ghi vào vở theo mẫu tương tự Bảng 12.1
- Lặp lại thí nghiệm với các cặp điện trở R1, R3 và R2, R3, ghi số chỉ của ampe kế vào vở theo mẫu tương tự Bảng 12.1.
Thực hiện yêu cầu sau:
Rút ra kết luận về cường độ dòng điện tại mọi điểm trong đoạn mạch nối tiếp
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm, quan sát và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cường độ dòng điện tại mọi điểm trong đoạn mạch nối tiếp đều như nhau
Câu hỏi tr 61 CH
Trả lời câu hỏi trang 61 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Có hai điện trở \({R_1} = 2\Omega ,{R_2} = 3\Omega \) được mắc nối tiếp. Biết cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là 1 A. Xác định:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch
b) Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở
c) Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
Phương pháp giải:
1. Áp dụng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2}\)
2. Áp dụng công thức của Định luật Ohm: U = I.R
3. Áp dụng công thức tính hiệu điện thế của đoạn mạch nối tiếp: \(U = {U_1} + {U_2}\)
hoặc U = I.Rtđ
Lời giải chi tiết:
1. Điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2} = 2 + 3 = 5\Omega \)
2. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là: \({U_1} = I.{R_1} = 1.2 = 2V\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là: \({U_2} = I.{R_2} = 1.3 = 3V\)
3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là: \(U = {U_1} + {U_2} = 2 + 3 = 5V\)
Câu hỏi tr 62 HĐ
Trả lời câu hỏi hoạt động trang 62 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Thí nghiệm tìm hiểu đặc điểm của đoạn mạch song song
Chuẩn bị:
- Nguồn điện một chiều 6V;
- Hai điện trở \({R_1} = 10\Omega ,{R_2} = 6\Omega \);
- Ba ampe kế có giới hạn đo 3A và có độ chia nhỏ nhất là 0,01 A;
- Công tắc, các dây nối
Tiến hành:
- Mắc hai điện trở và ba ampe kế vào mạch điện theo sơ đồ Hình 12.4
- Đóng công tắc, đọc giá trị cường độ dòng điện chạy trong mạch chính (số chỉ của ampe kế A1) và cường độ dòng điện chạy trong các mạch nhánh (số chỉ của các ampe kế A2 và A3), ghi vào vở theo mẫu tương tự Bảng 12.2
Thực hiện yêu cầu sau:
So sánh cường độ dòng điện trong mạch chính và tổng cường độ dòng điện trong các mạch nhánh
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm và đưa ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch nhánh
Câu hỏi tr 62 CH
Trả lời câu hỏi trang 62 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Hai điện trở 20 \(\Omega \) và 40 \(\Omega \) được mắc song song vào mạch điện có hiệu điện thế là 24 V
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
b) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính
Phương pháp giải:
a) Áp dụng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song: \({R_{td}} = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)
b) Áp dụng công thức tính cường độ dòng điện của đoạn mạch song song: \(I = {I_1} + {I_2}\) hoặc \(I = \frac{U}{{{R_{td}}}}\)
Lời giải chi tiết:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({R_{td}} = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{20.40}}{{20 + 40}} = \frac{{40}}{3}\Omega \)
b) Cường độ dòng điện trong mạch chính là: \(I = \frac{U}{{{R_{td}}}} = \frac{{24}}{{\frac{{40}}{3}}} = 1,8A\)
Lí thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết Đoạn mạch nối tiếp, song song - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Một số dạng năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hóa thạch - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Năng lượng của dòng điện và công suất - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Một số dạng năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hóa thạch - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Năng lượng của dòng điện và công suất - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức