Bài 36. Khái quát về di truyền học trang 159, 160, 161 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức>
Con sinh ra có những đặc điểm giống bố mẹ và những đặc điểm khác bố mẹ. Theo em đó là hiện tượng gì?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
CH tr 159 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 159 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Con sinh ra có những đặc điểm giống bố mẹ và những đặc điểm khác bố mẹ. Theo em đó là hiện tượng gì?
Phương pháp giải:
Lý thuyết khái quát về di truyền học
Lời giải chi tiết:
Con sinh ra có những đặc điểm giống bố mẹ và những đặc điểm khác bố mẹ đó là hiện tượng di truyền và biến dị.
CH tr 159 CH
Trả lời câu hỏi trang 159 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Một cặp vợ chồng đều có tóc xoăn, người con thứ nhất của họ có tóc xoăn, đây là 1 ví dụ về hiện tượng di truyền; người con thứ hai của họ có tóc thẳng, đây là ví dụ về hiện tượng biến dị.
Đọc thông tin trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Cho biết di truyền và biến dị là gì?
2. Lấy thêm ví dụ về hiện tượng di truyền và biến dị trong thực tế.
Phương pháp giải:
Một cặp vợ chồng đều có tóc xoăn, người con thứ nhất của họ có tóc xoăn, đây là 1 ví dụ về hiện tượng di truyền; người con thứ hai của họ có tóc thẳng, đây là ví dụ về hiện tượng biến dị.
Lời giải chi tiết:
1.
- Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác bố, mẹ, tổ tiên và khác nhau ở nhiều chi tiết.
2.
VD1: Một gia đình có bố tóc xoăn, mắt nâu, mẹ tóc thẳng, mắt đen. Sinh được 3 người con:
+ Người con cả tóc xoăn, mắt đen
+ Người con thứ 2 tóc thẳng, mắt đen
+ Người con thứ 3 tóc xoăn, mắt nâu.
→ Cả 3 người con đều được di truyền các tính trạng có sẵn ở bố mẹ.
VD2: Khi lai 2 cây hoa màu đỏ và màu trắng ta nhận được đời con có xuất hiện hoa màu hồng → biến dị
CH tr 160 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 160 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Quan sát thí nghiệm trong Hình 36.1 và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Trình bày các bước tiến hành và kết quả thí nghiệm
2. Ở thế hệ F1 và F2 có xuất hiện dạng màu hoa pha trộn giữa hoa tím và hoa trắng hay không? Yếu tố quy định tính trạng hoa trắng (ở thế hệ P) có biến mất trong phép lai không?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.1
Lời giải chi tiết:
1.
Các bước thí nghiệm: Cho lai 2 câu đậu hà lan thuần chủng hoa tím và hoa trắng thu được F1 có 100% hoa tím. Tiếp rực cho F1 tự thụ phấn thu được F2.
Kết quả: F1 có 3 tím: 1 hoa trắng
2. Ở thế hệ F1 và F2 không có sự xuất hiện dạng màu hoa pha trộn giữa hoa tím và hoa trắng. Yếu tố quy định tính trạng hoa trắng (ở thế hệ P) không bị biến mất trong phép lai.
CH tr 160 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 160 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Thế nào là nhân tố di truyền? Hãy chỉ ra tính trạng tương phản, tính trạng trội, tính trạng lặn trong phép lai của Mendel.
Phương pháp giải:
Lý thuyết ý tưởng của Mendel về nhân tố di truyền.
Lời giải chi tiết:
- Nhân tố di truyền là đơn vị quy định sự di truyền của một tính trạng tồn tại thành từng cặp, gọi là cặp nhân tố di truyền (ngày nay gọi là cặp allele, ký hiệu bằng cùng một chữ cái).
- Tính trạng tương phản: hoa tím >< hoa trắng
- Tính trạng trội: hoa tím
- Tính trạng lặn: hoa trắng
CH tr 160 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 160 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Vì sao ý tưởng của Mendel về nhân tố di truyền là cơ sở cho việc nghiên cứu về gene sau này.
Phương pháp giải:
Lý thuyết ý tưởng của Mendel về nhân tố di truyền.
Lời giải chi tiết:
Nhân tố di truyền là đơn vị quy định sự di truyền của một tính trạng tồn tại thành từng cặp, gọi là cặp nhân tố di truyền (ngày nay gọi là cặp allele, ký hiệu bằng cùng một chữ cái); các nhân tố di truyền không pha trộn vào nhau → khái niệm đầu tiên về gene → cơ sở cho việc nghiên cứu về gene sau này.
CH tr 161 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 161 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Lấy ví dụ về tính trạng, tính trạng tương phản, kiểu hình, kiểu gene ở đậu hà lan.
Phương pháp giải:
Lý thuyết một số thuật ngữ trong nghiên cứu di truyền
Lời giải chi tiết:
- Tính trạng: màu hoa
- Tính trạng tương phản: hoa tím >< hoa trắng
- Kiểu hình: hoa tím, hoa trắng
- Kiểu gene: AA, Aa, aa.
CH tr 161 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 161 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Ở đậu hà lan, tiến hành lai giữa hai cá thể thuần chủng thân cao với thân thấp. F1 thu được 100% cây thân cao. F2 thu được cả cây thân cao và cây thân thấp với tỉ lệ 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp.
1. Hãy sử dụng các ký hiệu và thuật ngữ để mô tả thí nghiệm trên bằng sơ đồ lai.
2. Dự đoán tính trạng trội lặn trong phép lai trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào thuật ngữ và ký hiệu di truyền học
Lời giải chi tiết:
1. Sơ đồ lai:
2. Dự đoán: thân cao là tính trạng trội, thân thấp là tính trạng lặn.
- Bài 37. Các quy luật di truyền của Mendel trang 162, 163, 164 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 38. Nucleic acid và gene trang 166, 167, 168 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 39. Tái bản DNA và phiên mã tạo ra RNA trang 170, 171, 172 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 40. Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng trang 173, 174, 175 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 41. Đột biến gene trang 178, 179, 180 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cơ chế tiến hóa - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Di truyền học với con người - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cơ chế tiến hóa - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Di truyền học với con người - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức