Giải khtn 9 kntt | Soạn sgk khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức Chương 12. Di truyền nhiễm sắc thể - Khoa học tự nhiên ..

Bài 43. Nguyên phân và giảm phân trang 186, 187, 188 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức


Tại sao từ một quả trứng gà ban đầu chỉ chứa một tế bào hợp tử, sau thời gian được gà mẹ ấp sẽ nở ra một gà con gồm hàng tỉ tế bào?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 186 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 186 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Tại sao từ một quả trứng gà ban đầu chỉ chứa một tế bào hợp tử, sau thời gian được gà mẹ ấp sẽ nở ra một gà con gồm hàng tỉ tế bào?

Phương pháp giải:

Lý thuyết nguyên phân và giảm phân

Lời giải chi tiết:

Từ một quả trứng gà ban đầu chỉ chứa một tế bào hợp tử, sau thời gian được gà mẹ ấp sẽ nở ra một gà con gồm hàng tỉ tế bào vì tế bào có quá trình nguyên phân → tăng nhanh số lượng tế bào.

CH tr 186 CH

Trả lời câu hỏi trang 186 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 43.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Cho biết từ 1 tế bào mẹ, qua một lần nguyên phân tạo ra bao nhiêu tế bào con.

2. So sánh bộ NST ở các tế bào con với bộ NST ở tế bào mẹ.

3. Cho biết nguyên phân là gì?

 

Phương pháp giải:

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 43.1

Lời giải chi tiết:

1. Từ 1 tế bào mẹ, qua 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con.

2. Bộ NST ở các tế bào con giống với bộ NST ở tế bào mẹ.

3. Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào mà trong đó các tế bào con được tạo ra có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.

CH tr 187 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 187 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Nêu thêm ví dụ về nguyên phân mà em biết.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân học sinh.

Lời giải chi tiết:

Ở hành, tế bào đỉnh rễ nguyên phân để tạo các tế bào rễ mới để kéo dài, lấy nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

CH tr 187 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 187 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Quan sát hình 43.2 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Cho biết từ 1 tế bào mẹ, qua nguyên phân tạo ra bao nhiêu tế bào con.

2. So sánh bộ NST ở tế bào con so với bộ NST ở tế bào mẹ.

3. Cho biết giảm phân là gì. 

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 43.2 

Lời giải chi tiết:

1. Từ một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 4 tế bào con.

2. Bộ NST ở các tế bào con giống nhau và bằng một nửa tế bào mẹ.

3. Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở các tế bào tham gia sinh sản hữu tính, từ một tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa, các tế bào con chứa tổ hợp NST khác nhau.

CH tr 188 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 188 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Nêu thêm ví dụ về nguyên phân mà em biết.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Ở nữ giới, khi đến tuổi dậy thì, các tế bài sinh trứng (2n) trong noãn giảm phân tạo ra trứng (n).

CH tr 188 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 188 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Quan sát hình 43.3 kết hợp kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:

1. Thế hệ F1 có bao nhiêu loại kiểu gene và kiểu hình mới được tạo thành do tổ hợp lại các allele của bố mẹ?

2. Những quá trình nào đã làm xuất hiện các biến dị tổ hợp ở phép lai này? Giải thích.

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 43.3

Lời giải chi tiết:

1. F1 có 2 loại kiểu gene mới, 2 loại kiểu hình mới.

2. Quá trình giảm phân hình thành giao tử và quá trình thụ tinh đã tạo ra các biến dị tổ hợp ở phép lai này.

CH tr 189 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 189 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Cho các từ khóa sau: bộ NST n; bộ NST 2n; khác nhau; giống nhau; hai tế bào con; bốn tế bào con; tế bào sinh dưỡng; tế bào sinh dục giai đoạn chín.

Dựa vào kiến thức đã học, sử dụng các từ khóa đã cho để hoàn thành vào vở bảng phân biệt nguyên phân, giảm phân theo mẫu bảng 43.1.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào từ khóa, bảng 43.1.

Lời giải chi tiết:

Nội dung phân biệt

Nguyên phân

Giảm phân

Tế bào thực hiện phân bào

tế bào sinh dưỡng

tế bào sinh dục giai đoạn chín

Kết quả phân bào từ một tế bào mẹ (2n)

hai tế bào con

bốn tế bào con

Số lượng NST trong tế bào con

bộ NST 2n

bộ NST n

Các tế bào con có bộ NST giống hay khác nhau

giống nhau

khác nhau

CH tr 189 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 189 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

1. Nêu mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân trong sinh sản hữu tính.

2. Đúng hay sai khi nói rằng NST vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền quá các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể? Giải thích.

Phương pháp giải:

Lý thuyết mối quan hệ giữa nguyên phân và giảm phân trong sinh sản hữu tính.

Lời giải chi tiết:

1. Sự phối hợp của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể. Giảm phân và thụ tinh là hai cơ chế làm xuất hiện các biến dị tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính.

2. Đúng vì NST mang DNA mang thông tin di truyền và qua giảm phân và thụ tinh, NST truyền được thông tin di truyền cho các thế hệ sau.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí