Giải vth Văn 9, soạn vở thực hành Ngữ văn 9 KNTT Bài 2. Những cung bậc tâm trạng

Giải bài tập Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần trang 29 vở thực hành ngữ văn 9


a. Khóc anh không nước mắt Mà lòng đau như thắt

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu 1 THTV trang 29 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

a. Khóc anh không nước mắt

Mà lòng đau như thắt

Gọi anh chửa thành lời

Mà hàm răng dính chặt.

Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh:

Tác dụng:

b. Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…

Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh:

Tác dụng:

c. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh:

Tác dụng:

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh để chỉ ra và phân tích tác dụng.

Lời giải chi tiết:

a. Khóc anh không nước mắt

Mà lòng đau như thắt

Gọi anh chửa thành lời

Mà hàm răng dính chặt.

- Biện pháp tu từ điệp thanh thể hiện qua: những danh từ, tính từ sử dụng thanh bằng, động từ sử dụng thanh trắc (khóc, thắt, gọi, dính).

=> Tác dụng:

+  Tập trung miêu tả hành động, làm những hành động trở nên mạnh mẽ, mang sắc thái nặng nề, đau buồn.

+ Tạo nhịp điệu, sự hài hòa trong khổ thơ.

b. Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…

- Biện pháp tu từ điệp thanh thể hiện qua: cả bài thơ sử dụng thanh bằng

=> Tác dụng:

+ Tạo cảm xúc êm ái, nhẹ nhàng, thoảng chút buồn cho giọng điệu bài thơ.

+ Tạo tính nhạc và sự hài hòa.

c. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

- Biện pháp tu từ điệp ngữ thể hiện qua: lặp lại thanh điệu qua từng nhóm âm tiết:

+ Câu thơ thứ nhất: trắc - bằng - trắc.

+ Câu thơ thứ ba: bằng - trắc - bằng.

=> Tác dụng:

+ Tạo giọng điệu dồn dập, hào hùng.

+ Nhấn mạnh sự hùng vĩ, nguy hiểm của rừng núi.

Câu 2

Trả lời Câu 2 THTV trang 30 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Các trường hợp điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ:

Câu thơ

Nhóm thanh điệu được lặp

- Ví dụ: Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng

(bằng - bằng - trắc)

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh để chỉ ra và phân tích tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Các trường hợp điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ:

- Trong bài thơ Tiếng đàn mưa, biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng là điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ. Cụ thể, trong các câu thơ 1,2,5,9,13 có thứ tự thanh điệu là bằng - bằng- trắc; câu thơ 10 có thứ tự thanh điệu là trắc - bằng - bằng.

- Tác dụng của biện pháp tu từ này trong câu:

+ Tạo cho người đọc cảm giác về sự xuất hiện đều đặn, tuần hoàn, nhịp nhàng của các sự vật trong mưa.

+ Giúp tác giả nhấn mạnh vào cảm xúc được truyền tải qua bài thơ: cảm giác nhớ nhung, bồi hồi, chán nản.

+ Tạo tính nhạc dồn dập, hài hòa.

Câu 3

Trả lời Câu 3 THTV trang 30 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

a. “Rơi hoa kết mưa còn rả rích

Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương

Bóng dương với khách tha hương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”

Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp vần:

Tác dụng:

b. “Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa, nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”

Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp vần:

Tác dụng:

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh để chỉ ra và phân tích tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp tu từ điệp vần trong các trường hợp và tác dụng:

a. “Rơi hoa kết mưa còn rả rích

Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương

Bóng dương với khách tha hương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”

- Biện pháp điệp vần: dương…hương

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”

b. “Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một trưa, nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”

- Biện pháp điệp vần: Xưa – trưa – đưa

- Tác dụng: Tạo nhịp điệu cho câu, nhấn mạnh những cảm xúc khi được trở lại quê mẹ.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí