Giải bài tập 6 trang 66 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều>
Hệ quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu là băng của một số sông băng đang tan chảy. Mười hai năm sau khi băng biến mất, những loài thực vật nhỏ bé, được gọi là địa y, bắt đầu mọc trên đá. Mỗi nhóm địa y phát triển ở dạng (gần như) một hình tròn. Đường kính (dleft( {mm} right)) của hình tròn này và tuổi của địa y có thể được tính gần đúng bằng công thức: (d = 7sqrt {t - 12} ) với t là số năm tính từ khi băng biến mất (left( {t ge 12} right)). Tính đường kính của hình tròn do địa y tạo
Đề bài
Hệ quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu là băng của một số sông băng đang tan chảy. Mười hai năm sau khi băng biến mất, những loài thực vật nhỏ bé, được gọi là địa y, bắt đầu mọc trên đá. Mỗi nhóm địa y phát triển ở dạng (gần như) một hình tròn. Đường kính \(d\left( {mm} \right)\) của hình tròn này và tuổi của địa y có thể được tính gần đúng bằng công thức: \(d = 7\sqrt {t - 12} \) với t là số năm tính từ khi băng biến mất \(\left( {t \ge 12} \right)\). Tính đường kính của hình tròn do địa y tạo nên sau khi băng biến mất 13 năm; 16 năm.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Thay số vào công thức để tính.
Lời giải chi tiết
Đường kính của hình tròn do địa y tạo nên sau khi băng biến mất 13 năm là:
\(d = 7\sqrt {13 - 12} = 7\sqrt 1 = 7\left( {mm} \right)\).
Đường kính của hình tròn do địa y tạo nên sau khi băng biến mất 16 năm là:
\(d = 7.\sqrt {16 - 12} = 7\sqrt 4 = 14\left( {mm} \right)\).
- Giải bài tập 7 trang 66 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài tập 5 trang 66 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài tập 4 trang 66 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài tập 3 trang 65 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài tập 2 trang 65 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều
>> Xem thêm