Bài 3 trang 35 tập bản đồ Lịch sử 10


Giải bài 3 trang 35 tập bản đồ Sử 10. Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài (sơ đồ 1) và Đàng Trong (sơ đồ 2)

Đề bài

Dựa vào nội dung SGK, em hãy điền các cơ quan vào các khung chữ nhật ở sơ đồ dưới đây, để thấy được tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài (sơ đồ 1) và Đàng Trong (sơ đồ 2):

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Đàng Ngoài

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Đàng Trong

a) So sánh điểm khác biệt của chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong

b) Nêu nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại mục 3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài và mục 4. Chính quyền ở Đàng Trong

Lời giải chi tiết

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Đàng Ngoài

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Đàng Trong

a) Điểm khác biệt của chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong:

- Chính quyền Đàng Ngoài là nhà nước vì bộ máy nhà nước do mô phỏng bộ máy chính quyền thời Lê sơ đã được tổ chức hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.

- Chính quyền Đàng Trong chỉ là chính quyền vì lúc đầu chỉ là chính quyền địa phương , đến thế kỉ XVII mới thành lập chính quyền ở trung ương nên chưa hoàn chỉnh.

b) Nhận xét: Bộ máy nhà nước thời Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

Là bộ máy đặc biệt chưa từng có trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

- Ở trung ương hình thành hai bộ phận Triều đình và Phủ chúa.

- Vua Lê vẫn đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa nhưng không còn quyền hành như trước mà chỉ là bù nhìn. Quyền hành nằm trong tay chúa Trịnh.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí