Giải bài 26 trang 110 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Hình chiếu của H trên AB, AC lần lượt là D, E. Gọi (O) là đường tròn đường kính HB và (O') là đường tròn đường kính HC. Chứng minh: a) Điểm D thuộc đường tròn (O) và điểm E thuộc đường tròn (O’); b) Hai đường tròn (O) và (O') tiếp xúc ngoài; c) AH là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O) và (O’); d) AH = DE; e) Diện tích tứ giác DEO’O bằng nửa diện tích tam giác ABC.
Đề bài
Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Hình chiếu của H trên AB, AC lần lượt là D, E. Gọi (O) là đường tròn đường kính HB và (O') là đường tròn đường kính HC. Chứng minh:
a) Điểm D thuộc đường tròn (O) và điểm E thuộc đường tròn (O’);
b) Hai đường tròn (O) và (O') tiếp xúc ngoài;
c) AH là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O) và (O’);
d) AH = DE;
e) Diện tích tứ giác DEO’O bằng nửa diện tích tam giác ABC.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Chứng minh OB=OD=OH=BH2OB=OD=OH=BH2; O′H=O′E=O′C=HC2.
b) Chứng minh OO′=OH+O′H.
c) Chứng minh AH⊥OO′.
d) Chứng minh ADHE là hình chữ nhật.
e) Bước 1: Chứng minh ODEO’ là hình thang vuông.
Bước 2: Biểu diễn diện tích 2 hình theo công thức.
Bước 3: Vận dụng dữ kiện AH=DE, BC=BH+CH=2(OD+O′E) để biến đổi.
Lời giải chi tiết
a) Do tam giác BDH vuông tại D và O là trung điểm của BH (BO và HO là bán kính đường tròn (O)) nên OB=OD=OH=BH2, do đó D thuộc đường tròn (O).
Do tam giác ECH vuông tại E và O’ là trung điểm của CH (O’H và O’C là bán kính đường tròn (O)) nên O′H=O′E=O′C=HC2, do đó E thuộc đường tròn (O’).
b) Do tam giác ABC vuông tại A có AH là đường cao, H∈BC nên H nằm giữa B và C.
Mà (O) là đường tròn đường kính HB và (O') là đường tròn đường kính HC nên H nằm giữa O và O’, do đó OO′=OH+O′H, vậy đường tròn (O) và (O') tiếp xúc ngoài.
c) Ta có OH, O’H lần lượt là bán kính của (O) và (O’) , và AH vuông góc với OO’ tại H nên AH là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O) và (O’).
d) Do tam giác BDH vuông tại D nên ^BDH=90∘, do đó ^HDA=90∘.
Do tam giác ECH vuông tại E nên ^ECH=90∘, do đó ^HEA=90∘.
Xét tứ giác ADHE có ^HDA=^HEA=^DAE=90∘ nên ADHE là hình chữ nhật, do đó AH=DE.
e) Do ADHE là hình chữ nhật nên IA=ID=IH=IE.
Xét hai tam giác OID và OIH có:
OD=OH;
OI chung;
ID=IH
Suy ra ΔOID=ΔOIH (c.c.c), do đó ^OHI=^ODI=90∘, hay OD⊥DE.
Xét hai tam giác OIE và O’IH có:
O′E=O′H;
O’I chung;
IE=IH
Suy ra ΔOIE=ΔO′IH(c.c.c), do đó ^O′HI=^O′EI=90∘, hay O′E⊥DE.
Xét ODEO’ có OD⊥DE, O′E⊥DE nên OD//EO′, do đó ODEO’ là hình thang vuông và DE là đường cao.
Diện tích hình thang ODEO’ và tam giác ABC lần lượt là: S1=DE(OD+O′E)2;S2=AH.BC2
Mà AH=DE, BC=BH+CH=2(OD+O′E)
Suy ra S1=12S2.
Vậy diện tích tứ giác DEO’O bằng nửa diện tích tam giác ABC.


- Giải bài 25 trang 109 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
- Giải bài 24 trang 109 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
- Giải bài 23 trang 109 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
- Giải bài 22 trang 109 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
- Giải bài 21 trang 109 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Cánh diều - Xem ngay
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các bài khác cùng chuyên mục