Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Các nước phương Tây đã lợi dụng cơ hội nào để đua tranh xâm lược Ấn Độ?

  • A.

    Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.

     

  • B.

    Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Án Độ làm cho nước này suy yếu.

     

  • C.

    Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ.

     

  • D.

    Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.

Câu 2 :

Văn hóa Óc Eo được hình thành trong khoảng thời gian nào?

  • A.

    1500 – 2000 năm.

     

  • B.

    2000 – 2200 năm.

     

  • C.

    3500 – 4000 năm.

     

  • D.

    3000 – 3500 năm.

Câu 3 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là

  • A.

    Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa

     

  • B.

    Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa

     

  • C.

    Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa

     

  • D.

    Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc

Câu 4 :

Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pu-côm-bô ở Campuchia trong những năm 1866 - 1867?

  • A.

    Trương Định, Trương Quyền

  • B.

    Trương Định, Võ Duy Dương

  • C.

    Trương Quyền, Võ Duy Dương

  • D.

    Trương Định, Nguyễn Hữu Huân

Câu 5 :

Sự phân chia nước ta thành Đàng Trong và Đàng Ngoài là hệ quả của cuộc chiến tranh nào?

 

  • A.

    Chiến tranh Trịnh – Nguyễn.

     

  • B.

    Chiến tranh Trịnh – Mạc.

     

  • C.

    Chiến tranh Nam – Bắc triều.

     

  • D.

    Chiến tranh Lê – Trịnh.

Câu 6 :
  • A.

    1 – d, 2 – a, 3 – c, 4 – b.

  • B.

    1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d.

  • C.

    1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.

  • D.

    1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.

Câu 7 :

Nguồn gốc của một số tục lệ ma chay cưới xin và phổ biến của lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là

  • A.

    Tín ngường thời cúng tổ tiên, biết ơn anh hùng dân tộc.

     

  • B.

    Chịu ảnh hưởng của văn hóa Cham-pa, Phù Nam.

     

  • C.

    Ảnh hưởng của Hinđu giáo và Phật giáo.

     

  • D.

    Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật.

Câu 8 :

Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc bao gồm:

  • A.

    vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.

     

  • B.

    vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ.

     

  • C.

    vua, quý tôc, tư sản, thị dân.

     

  • D.

    vua, quý tộc, bảo dân, nô lệ.

Câu 9 :

Sự kiện nào đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)?

  • A.

    Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911)

     

  • B.

    Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912)

     

  • C.

    Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911)

     

  • D.

    Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911)

Câu 10 :

Từ thời vua Môngkút - Rama IV (1851- 1868), Xiêm đã thực hiện chủ trương để phát triển đất nước và bảo vệ nền độc lập?

  • A.

    Kêu gọi sự đầu tư từ bên ngoài

     

  • B.

    Mở cửa buôn bán với bên ngoài

     

  • C.

    Kêu gọi sự ủng hộ của Pháp

     

  • D.

    Ban bố các đạo luật nhằm phát triển kinh tế

Câu 11 :

Đâu không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu thời Nguyễn?

  • A.

    Nạn cường hào ác bác ức hiếp nhân dân

     

  • B.

    Tệ tham quan ô lại

     

  • C.

    Thiên tai, mất mùa

     

  • D.

    Chiến tranh Nam – Bắc triều

Câu 12 :

Nhân tố nào sau đây tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh mới của giai cấp công nhân?

 

  • A.

    Mâu thuẫn trong xã hội tư bản ngày càng sâu sắc.

     

  • B.

    Chủ nghĩa tư bản phát triển ngày càng nhanh chóng.

     

  • C.

    Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1860 – 1867).

     

  • D.

    Sự tăng cường độ và thời gian lao động đối với công nhân.

Câu 13 :

Nội dung nào sau đây không minh chứng máy hơi nước ra đời đánh dấu một bước ngoặt của cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX?

  • A.

    Giải phóng sức sản xuất của con người, nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ đâu

  • B.

    Thúc đẩy sự phát triển của luyện kim, khai mỏ, giao thông vận tải

  • C.

    Mở ra thời đại máy hơi nước trên toàn thế giới

  • D.

    Đưa con người bước vào thời đại điện khí hóa

Câu 14 :

  

Người lãnh đạo cuộc nổi dậy của binh lính chống triều đình trong năm 1833 là

 

  • A.

    Phan Bá Vành      

     

  • B.

    Lê Văn Khôi

     

  • C.

    Cao Bá Quát      

     

  • D.

    Nông Văn Vân

Câu 15 :

Sau khi chiến thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền mới và thống trị vùng đất nào?

 

  • A.

    Từ Thuận Hóa trở vào Nam.

     

  • B.

    Từ Thuận Hóa trở ra Bắc.

     

  • C.

    Từ Huế trở vào Nam.

     

  • D.

    Từ Huế trở vào Bắc.

Câu 16 :

Chính sách nào sau đây không được nhà Mạc thực hiện trong những năm đầu thống trị?

 

  • A.

    Xây dựng chính quyền theo mô hình cũ nhà Lê.

     

  • B.

    Xây dựng quân đội mạnh đối phó với mọi tình tình.

     

  • C.

    Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.

     

  • D.

    Thực hiện cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.

Câu 17 :

Thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX là

  • A.

    Đứng trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược

     

  • B.

    Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu

     

  • C.

    Mâu thuẫn trong nước gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống triều đình phong kiến

     

  • D.

    Tiềm lực quân sự, quốc phòng yếu kém đòi hỏi nguồn vốn lớn để hiện đại hóa

Câu 18 :

Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất?

 

  • A.

    Khởi nghĩa Li-ông ở Pháp.

     

  • B.

    Phong trào Hiến chương ở Anh.

     

  • C.

    Khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức.

     

  • D.

    Phong trào đòi tăng lương ở Đức.

Câu 19 :

Xưởng thủ công (quan xưởng) được thành lập ở tất cả các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê có vai trò gì?

  • A.

    Sản xuất đồ gồm tráng men có chất lượng cao

  • B.

    Đúc chuông đồng, tượng Phật cho các ngôi chùa.

  • C.

    Làm đồ trang sức vàng, bạc, làm giấy các loại.

  • D.

    Đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo cho vua quan, quý tộc.

Câu 20 :

Sau cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898), Philipin đã trở thành thuộc địa của đế quốc nào?

  • A.

     

  • B.

    Tây Ban Nha

     

  • C.

    Anh

     

  • D.

    Pháp

Câu 21 :

Điều kiện khách quan thuận lợi nào tạo điều kiện cho thực dân Pháp tiến hành xâm lược Lào vào cuối thế kỉ XIX?

  • A.

    Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên của Lào

     

  • B.

    Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Pháp

     

  • C.

    Sự suy yếu khiến triều đình Luông Pha-bang phải thần phục Xiêm

     

  • D.

    Lào là thuộc địa của Xiêm

Câu 22 :

Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là

 

  • A.

    Ủy ban tài chính.

     

  • B.

    Hội đồng công xã.

     

  • C.

    Ủy ban an ninh xã hội.

     

  • D.

    Hội đồng quân sự.

Câu 23 :

Trong những năm 1649- 1653, nước Anh theo thể chế chính trị gì?

 

  • A.

    Quân chủ chuyên chế

     

  • B.

    Cộng hòa

     

  • C.

    Bảo hộ công

     

  • D.

    Quân chủ lập hiến

Câu 24 :

Biểu hiện nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?

 

  • A.

    Sự ra đời của đô thị Thăng Long

     

  • B.

    Hệ thống chợ làng, chợ huyện phát triển

     

  • C.

    Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ

     

  • D.

    Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống

Câu 25 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng tham vọng của Mĩ trong việc thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” năm 1889?

  • A.

    Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh

     

  • B.

    Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển

     

  • C.

    Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ

     

  • D.

    Độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có ở Mĩ Latinh

Câu 26 :

Đâu không phải lý do để khẳng định cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

  • A.

    Chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc

     

  • B.

    Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến

     

  • C.

    Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược

     

  • D.

    Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

Câu 27 :

Vua Quang Trung giữ mối quan hệ như thế nào đối với nhà Thanh khi xây dựng vương triều mới?

 

  • A.

    đối đầu gay gắt.

     

  • B.

    hòa hảo.

     

  • C.

    mâu thuẫn sâu sắc.

     

  • D.

    tuyệt giao hoàn toàn.

Câu 28 :

Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức gì?

 

  • A.

    Chiến tranh giải phóng dân tộc

     

  • B.

    Nội chiến

     

  • C.

    Cải cách xã hội

     

  • D.

    Đấu tranh thống nhất đất nước

Câu 29 :

Ý nào sau đây thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên Hoàng Minh Trị khởi xướng từ năm 1868?

  • A.

    Giải quyết những vấn đề cấp thiết của tình hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục, đặt ra với Nhật Bản cuối thế kỉ XIX.

  • B.

    Tập trung vào vấn đề phát triển mô hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục giống phương Tây.

  • C.

    Tiếp nối những giá trị lâu đời về chính trị, quân sự, văn hóa – giáo dục, …. của nước Nhật xưa.

  • D.

    Thực hiện quyền dân chủ về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục cho các tầng lớp nhân dân.

Câu 30 :

Nguyên nhân quyết định nào khiến cho cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1898) thất bại, còn cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản (từ năm 1868) lại thành công?

  • A.

    Phe cải cách không nắm được thực quyền

     

  • B.

    Các nước đế quốc đã tiến hành xâu xé Trung Quốc

     

  • C.

    Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển yếu ớt

     

  • D.

    Không diễn ra sâu rộng trong quần chúng

Câu 31 :

Mĩ đưa ra và thực hiện học thuyết Mơn - rô (1823) nhằm mục đích gì?

  • A.

    Ngăn chặn các nước châu Âu tái thiết lập thuộc địa ở châu Mĩ để Mĩ có thể độc chiếm khu vực này

     

  • B.

    Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh

     

  • C.

    Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển

     

  • D.

    Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ

Câu 32 :

Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia khác trên đất nước Việt Nam là

  • A.

    Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc, giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á

     

  • B.

    Ngoại thương đường biển rất phát triển

     

  • C.

    Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á

     

  • D.

    Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình.

Câu 33 :

Đâu không phải nội dung giải thích đúng cho căn nguyên Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” để nổi dậy?

 

  • A.

    Sự thành lập triều Lê sơ là chính thống.

     

  • B.

    Phù hợp với lòng dân.

     

  • C.

    Ngoại bang không có cớ giúp vua Lê để can thiệp.

     

  • D.

    Nhà Mạc giết hết vua quan nhà Lê.

Câu 34 :

Nguyên nhân nào sau đây không đóng vai trò quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh?

 

  • A.

    Sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung.

     

  • B.

    Sự đoàn kết của chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài.

     

  • C.

    Tình thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta.

     

  • D.

    Sự đồng tình, ủng hộ của quân dân và sĩ phu Bắc Hà.

Câu 35 :

Đâu không phải là đặc điểm của các phong trào đấu tranh chống phong kiến nửa đầu thế kỉ XIX?

 

  • A.

    Diễn ra liên tục từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50

     

  • B.

    Lôi cuốn đông đảo các giai cấp và tầng lớp tham gia từ miền núi đến miền xuôi

     

  • C.

    Đều bị triều đình dập tắt

     

  • D.

     Đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến cát cứ

Câu 36 :

Nguyên nhân sâu xa quy định tính chất không triệt để của cách mạng tư sản Anh là?

  • A.

    Hạn chế trong thái độ chính trị của giai cấp lãnh đạo

  • B.

    Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thâm nhập, phát triển mạnh trong nông nghiệp

  • C.

    Trình độ giác ngộ của quần chúng nhân dân hạn chế

  • D.

    Sự chống đối của các thế lực phong kiến

Câu 37 :

Phong trào nào đánh dấu lần đầu tiên giai cấp công nhân Pháp bước lên vũ đài chính trị với tư thế của một giai cấp độc lập, chống trực tiếp kẻ thù của mình là giai cấp tư sản bằng biện pháp bạo lực?

 

  • A.

    Cuộc khởi nghĩa Lyông lần thứ nhất và lần thứ hai.

     

  • B.

    Phong trào của công nhân dệt Sơ-lê-din.

     

  • C.

    Cuộc đấu tranh của công nhân Pa-ri (1848).

     

  • D.

    Phong trào Hiến chương.

Câu 38 :

Sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ trong cao trào 1905- 1908 đã hòa vào xu thế chung nào của châu Á đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Thời kì giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị

     

  • B.

    Thời kì đấu tranh dân tộc

     

  • C.

    Phong trào dân tộc ở Châu Á

     

  • D.

    Thời kì giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị

Câu 39 :

Nội dung nào sau đây không thuộc chuyển biến tích cực của nền kinh tế Thăng Long từ thời Lý - Trần sang thời Lê sơ?

 

  • A.

    Sự hình thành và phát triển các phường thủ công nội thị.

     

  • B.

    Sự du nhập triệt để của nền kinh tế thủ công Trung Hoa.

     

  • C.

    Một số ngành thủ công “mũi nhọn” có tiến bộ đặc biệt.

     

  • D.

    Hoạt động sản xuất hàng hóa có những bước phát triển đầu tiên.

Câu 40 :

Trên trời có ông sao Tua

Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành”

Những câu thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào?

 

  • A.

    Cao Bá Quát

     

  • B.

    Phan Bá Vành

     

  • C.

    Nông Văn Vân

     

  • D.

    Lê Văn Khôi

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Các nước phương Tây đã lợi dụng cơ hội nào để đua tranh xâm lược Ấn Độ?

  • A.

    Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.

     

  • B.

    Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Án Độ làm cho nước này suy yếu.

     

  • C.

    Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ.

     

  • D.

    Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau các cuộc phát kiến địa lý, hoạt động buôn bán giữa các nước tư bản phương Tây với Ấn Độ được đẩy mạnh. Từ đầu thế kỉ XVII, lợi dụng sự suy yếu của Ấn Độ trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến, các nước tư bản phương Tây chủ yếu là Anh và Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ

Câu 2 :

Văn hóa Óc Eo được hình thành trong khoảng thời gian nào?

  • A.

    1500 – 2000 năm.

     

  • B.

    2000 – 2200 năm.

     

  • C.

    3500 – 4000 năm.

     

  • D.

    3000 – 3500 năm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long (Nam Bộ) đã hình thành nền văn hóa cổ từ cuối thời đại đá mới chuyển sang thời đại đồ đồng và sắt cách ngày nay khoảng 1500 – 2000 năm. Các nhà khảo cổ học gọi là văn hóa Óc Eo.

Câu 3 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là

  • A.

    Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa

     

  • B.

    Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa

     

  • C.

    Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa

     

  • D.

    Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và nguy cơ bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Do đó ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, bảo toàn được nền độc lập dân tộc

Câu 4 :

Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pu-côm-bô ở Campuchia trong những năm 1866 - 1867?

  • A.

    Trương Định, Trương Quyền

  • B.

    Trương Định, Võ Duy Dương

  • C.

    Trương Quyền, Võ Duy Dương

  • D.

    Trương Định, Nguyễn Hữu Huân

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia để trả lời

Lời giải chi tiết :

Năm 1866, Pu-côm-bô đã phát động khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh. Trương Quyền và Võ Duy Dương đã liên kết với nghĩa quân đánh Pháp. Cuộc khởi nghĩa là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược

Câu 5 :

Sự phân chia nước ta thành Đàng Trong và Đàng Ngoài là hệ quả của cuộc chiến tranh nào?

 

  • A.

    Chiến tranh Trịnh – Nguyễn.

     

  • B.

    Chiến tranh Trịnh – Mạc.

     

  • C.

    Chiến tranh Nam – Bắc triều.

     

  • D.

    Chiến tranh Lê – Trịnh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài đến cuối năm 1672, không phân thắng bại. Hai bên đã giảng hóa và lấy sông Gianh làm giới tuyến, chia đất nước làm hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài với hai chính quyền riêng biệt.

Câu 6 :
  • A.

    1 – d, 2 – a, 3 – c, 4 – b.

  • B.

    1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d.

  • C.

    1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.

  • D.

    1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

1 - d) Máy kéo sợi Gienni => Giêm Hagrivơ.

2 - a) Máy dệt chạy bằng sức nước => Étmơn Cácrai.

3 - c) Máy hơi nước => Giêm Oát.

4 - b) Đầu máy xe lửa => Xtiphenxơn.

Câu 7 :

Nguồn gốc của một số tục lệ ma chay cưới xin và phổ biến của lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là

  • A.

    Tín ngường thời cúng tổ tiên, biết ơn anh hùng dân tộc.

     

  • B.

    Chịu ảnh hưởng của văn hóa Cham-pa, Phù Nam.

     

  • C.

    Ảnh hưởng của Hinđu giáo và Phật giáo.

     

  • D.

    Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung về tín ngưỡng và tục lệ của nhân dân Văn Lang, Âu Lạc để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt trời, thần sông, thần Núi và tục phồn thực. Tín ngưỡng thờ cùng tổ tiên và súng kính các vị anh hùng dân tộc là nét đặc sắc của người Việt cổ. => Dần dần hình thành tục lệ cưới xin, ma chay, lễ hội trở nên phổ biến.  

Câu 8 :

Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc bao gồm:

  • A.

    vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.

     

  • B.

    vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ.

     

  • C.

    vua, quý tôc, tư sản, thị dân.

     

  • D.

    vua, quý tộc, bảo dân, nô lệ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc có các tầng lớp: vua, quý tộc, dân tự do và nô tì.

Câu 9 :

Sự kiện nào đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)?

  • A.

    Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911)

     

  • B.

    Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912)

     

  • C.

    Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911)

     

  • D.

    Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng – Cách mạng Tân Hợi (1911)

Câu 10 :

Từ thời vua Môngkút - Rama IV (1851- 1868), Xiêm đã thực hiện chủ trương để phát triển đất nước và bảo vệ nền độc lập?

  • A.

    Kêu gọi sự đầu tư từ bên ngoài

     

  • B.

    Mở cửa buôn bán với bên ngoài

     

  • C.

    Kêu gọi sự ủng hộ của Pháp

     

  • D.

    Ban bố các đạo luật nhằm phát triển kinh tế

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đứng trước sự đe dọa xâm nhập của thực dân phương Tây, nhất là Anh và Pháp, đến thời vua Môngkút (Rama IV, trị vì từ năm 1851 đến năm 1868), nước Xiêm (Thái Lan) đã thực hiện chủ trương buôn bán với nước ngoài, mở của buôn bán với bên ngoài, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ độc lập của đất nước.

Câu 11 :

Đâu không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu thời Nguyễn?

  • A.

    Nạn cường hào ác bác ức hiếp nhân dân

     

  • B.

    Tệ tham quan ô lại

     

  • C.

    Thiên tai, mất mùa

     

  • D.

    Chiến tranh Nam – Bắc triều

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời Nguyễn là do:

- Nhà nước không ngăn chặn được tệ tham quan ô lại.

- Ở nông thôn địa chủ cường hào hoành hành, ức hiếp nhân dân.

- Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

=> Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra trước khi triều Nguyễn được thành lập không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu triều Nguyễn.

Câu 12 :

Nhân tố nào sau đây tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh mới của giai cấp công nhân?

 

  • A.

    Mâu thuẫn trong xã hội tư bản ngày càng sâu sắc.

     

  • B.

    Chủ nghĩa tư bản phát triển ngày càng nhanh chóng.

     

  • C.

    Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1860 – 1867).

     

  • D.

    Sự tăng cường độ và thời gian lao động đối với công nhân.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong những năm 1850 – 1870:

- Sản xuất công nghiệp tăng nhanh, đội ngũ công nhân ngày càng đông và tập trung hơn.

- Cường độ làm việc của công nhân 13-14 giờ / ngày + cuộc sống khó khăn do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1860 – 1867).

=> Mâu thuẫn của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh mới của công nhân.

Câu 13 :

Nội dung nào sau đây không minh chứng máy hơi nước ra đời đánh dấu một bước ngoặt của cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX?

  • A.

    Giải phóng sức sản xuất của con người, nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ đâu

  • B.

    Thúc đẩy sự phát triển của luyện kim, khai mỏ, giao thông vận tải

  • C.

    Mở ra thời đại máy hơi nước trên toàn thế giới

  • D.

    Đưa con người bước vào thời đại điện khí hóa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Năm 1784, Giêm-oát đã phát minh thành công máy hơi nước. Sự ra đời của máy hơi nước đã:

- Khắc phục được hạn chế về nguồn nước, các nhà máy có thể được xây dựng ở bất cứ đâu.

- Giải phóng sức sản xuất của con người, năng suất lao động tăng lên rõ rệt.

- Thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp dệt, luyện kim, khai mỏ và giao thông vận tải.

- Đưa nhân loại bước vào một thời đại mới- thời đại máy hơi nước.

=> Đáp án D: con người bước vào thời đại điện khí hóa khi điện được phát minh và sử dụng trên quy mô rộng, tác động đến mọi mặt đời sống của con người.

Câu 14 :

  

Người lãnh đạo cuộc nổi dậy của binh lính chống triều đình trong năm 1833 là

 

  • A.

    Phan Bá Vành      

     

  • B.

    Lê Văn Khôi

     

  • C.

    Cao Bá Quát      

     

  • D.

    Nông Văn Vân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người lãnh đạo cuộc nổi dậy của binh lính chống triều đình là Lê Văn Khôi. Trong quá trình đàn áp các cuộc khởi nghia theo lệnh của triều đình Nguyễn, nhiều binh sĩ bất bình đã nổi dậy chống đối. Năm 1833, ở Phiên An- Gia Định đã nổ ra cuộc khởi nghĩa lớn của binh lính do Lê Văn Khôi lãnh đạo. Được sự ủng hộ của binh lính và nông dân nhiều nơi, nghĩa quân đã có lúc làm chủ được các tỉnh Nam Kì, nhưng đến năm 1835 thì bị đàn áp

Câu 15 :

Sau khi chiến thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền mới và thống trị vùng đất nào?

 

  • A.

    Từ Thuận Hóa trở vào Nam.

     

  • B.

    Từ Thuận Hóa trở ra Bắc.

     

  • C.

    Từ Huế trở vào Nam.

     

  • D.

    Từ Huế trở vào Bắc.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau ngày chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung chính thức xây dựng vương triều mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.

Câu 16 :

Chính sách nào sau đây không được nhà Mạc thực hiện trong những năm đầu thống trị?

 

  • A.

    Xây dựng chính quyền theo mô hình cũ nhà Lê.

     

  • B.

    Xây dựng quân đội mạnh đối phó với mọi tình tình.

     

  • C.

    Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.

     

  • D.

    Thực hiện cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chính sách của nhà Mạc trong những năm đầu thống trị đất nước bao gồm:

- Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.

- Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển lực quan lại.

- Xây dựng quân đội mạnh.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.

Nhà Mạc không thực hiện được cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.

Câu 17 :

Thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX là

  • A.

    Đứng trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược

     

  • B.

    Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu

     

  • C.

    Mâu thuẫn trong nước gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống triều đình phong kiến

     

  • D.

    Tiềm lực quân sự, quốc phòng yếu kém đòi hỏi nguồn vốn lớn để hiện đại hóa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu, nhân công giá rẻ đã thúc đẩy các nước đế quốc nhanh chóng tiến hành xâm lược khu vực Đông Nam Á. Nguy cơ bị xâm lược, mất đi nền độc lập là thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á tại thời điểm đó.

Câu 18 :

Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất?

 

  • A.

    Khởi nghĩa Li-ông ở Pháp.

     

  • B.

    Phong trào Hiến chương ở Anh.

     

  • C.

    Khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức.

     

  • D.

    Phong trào đòi tăng lương ở Đức.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cuộc đấu tranh của công nhân trong phong trào Hiến chương ở Anh kéo dài từ năm 1836 đến 1848 và là cuộc đấu tranh tồn tại lâu nhất.

Câu 19 :

Xưởng thủ công (quan xưởng) được thành lập ở tất cả các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê có vai trò gì?

  • A.

    Sản xuất đồ gồm tráng men có chất lượng cao

  • B.

    Đúc chuông đồng, tượng Phật cho các ngôi chùa.

  • C.

    Làm đồ trang sức vàng, bạc, làm giấy các loại.

  • D.

    Đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo cho vua quan, quý tộc.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ đều thành lập các xưởng thủ công (quan xưởng) chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, quý tộc hoạt góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.

Câu 20 :

Sau cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898), Philipin đã trở thành thuộc địa của đế quốc nào?

  • A.

     

  • B.

    Tây Ban Nha

     

  • C.

    Anh

     

  • D.

    Pháp

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ giữa thế kỉ XVI, Philippin đã bị thực dân Tây Ban Nha thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898), Mĩ đã gạt bỏ được ảnh hưởng của Tây Ban Nha, hoàn thành quá trình xâm lược, biến Philippin thành thuộc địa của mình ở khu vực Đông Nam Á

Câu 21 :

Điều kiện khách quan thuận lợi nào tạo điều kiện cho thực dân Pháp tiến hành xâm lược Lào vào cuối thế kỉ XIX?

  • A.

    Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên của Lào

     

  • B.

    Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Pháp

     

  • C.

    Sự suy yếu khiến triều đình Luông Pha-bang phải thần phục Xiêm

     

  • D.

    Lào là thuộc địa của Xiêm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến dần lâm vào tình trang khủng hoảng. Triều đình Luông Pha-bang phải thần phục Xiêm. Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi để thực dân Pháp có thể dễ dàng gây sức ép với triều đình Xiêm trong việc trao đổi, thương lượng, hoàn thành việc biến Lào trở thành thuộc địa của mình.

Câu 22 :

Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là

 

  • A.

    Ủy ban tài chính.

     

  • B.

    Hội đồng công xã.

     

  • C.

    Ủy ban an ninh xã hội.

     

  • D.

    Hội đồng quân sự.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng công xã, vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.

Câu 23 :

Trong những năm 1649- 1653, nước Anh theo thể chế chính trị gì?

 

  • A.

    Quân chủ chuyên chế

     

  • B.

    Cộng hòa

     

  • C.

    Bảo hộ công

     

  • D.

    Quân chủ lập hiến

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dưới áp lực của quần chúng, đầu năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước Cộng hòa do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu.

Câu 24 :

Biểu hiện nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?

 

  • A.

    Sự ra đời của đô thị Thăng Long

     

  • B.

    Hệ thống chợ làng, chợ huyện phát triển

     

  • C.

    Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ

     

  • D.

    Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phát triển của thủ công nghiệp trong nhân dân để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Từ thế kỉ X đến XV, một số làng chuyên làm nghề thủ công đã được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên), … Đây là biểu hiện minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X đến XV. Các làng nghề thủ công ra đời đã tạo điều kiện cho:

- Thủ công nghiệp phát triển, được tập trung trong các làng nghề, thu hút được nhiều thợ thủ công giỏi.

- Các làng nghề có thể hỗ trợ nhau trong sản xuất.

- Tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm

- Thuận lợi cho giao lưu hàng hóa với bên ngoài.

Câu 25 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng tham vọng của Mĩ trong việc thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” năm 1889?

  • A.

    Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh

     

  • B.

    Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển

     

  • C.

    Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ

     

  • D.

    Độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có ở Mĩ Latinh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

 Dựa vào tham vọng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (gọi tắt là Liên Mĩ) được thành lập năm 1889, do các nhà chính trị, tư tưởng, xã hội Mĩ tuyên truyền rộng rãi. Theo họ, đây là tư tưởng thống nhất quyền lợi và đoàn kết giữa các nước châu Mĩ, dựa trên quan điểm cho rằng những nước này giống nhau về nhân chủng, kinh tế và văn hóa. Nước Mĩ lợi dụng tư tưởng này để che giấu những chính sách bành trướng thế lực của mình ở khu vực Mĩ La-tinh. Mĩ tuyên truyền học thuyết này cũng nhằm chống lại cuộc đấu tranh của các dân tộc khu vực Mĩ La-tinh giành độc lập dân tộc và tự do phát triển kinh tế, chính trị theo xu hướng tiến bộ (vì đã giống nhau về nhân chủng, kinh tế và văn hóa thì không nên đấu tranh, chống lại nhau). Học thuyết này phục vụ cho lợi ích của Mĩ, không phải để đoàn kết các nước châu Mĩ cùng phát triển.

Câu 26 :

Đâu không phải lý do để khẳng định cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

  • A.

    Chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc

     

  • B.

    Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến

     

  • C.

    Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược

     

  • D.

    Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân Quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Những hạn chế này tiếp tục đặt ra nhiệm vụ phải giải quyết triệt các vấn đề còn tồn đọng ở các cuộc đấu tranh giai đoạn sau.

Câu 27 :

Vua Quang Trung giữ mối quan hệ như thế nào đối với nhà Thanh khi xây dựng vương triều mới?

 

  • A.

    đối đầu gay gắt.

     

  • B.

    hòa hảo.

     

  • C.

    mâu thuẫn sâu sắc.

     

  • D.

    tuyệt giao hoàn toàn.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi xây dựng vương triều mới, Quang Trung đặt quan hệ hòa hảo với nhà Thanh và được nhà Thanh rất tôn trọng.

Câu 28 :

Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức gì?

 

  • A.

    Chiến tranh giải phóng dân tộc

     

  • B.

    Nội chiến

     

  • C.

    Cải cách xã hội

     

  • D.

    Đấu tranh thống nhất đất nước

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến cách mạng tư sản Anh để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến giữa quý tộc mới, tư sản với vua Sac-lơ I và các lực lượng ủng hộ nhà vua

Câu 29 :

Ý nào sau đây thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên Hoàng Minh Trị khởi xướng từ năm 1868?

  • A.

    Giải quyết những vấn đề cấp thiết của tình hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục, đặt ra với Nhật Bản cuối thế kỉ XIX.

  • B.

    Tập trung vào vấn đề phát triển mô hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục giống phương Tây.

  • C.

    Tiếp nối những giá trị lâu đời về chính trị, quân sự, văn hóa – giáo dục, …. của nước Nhật xưa.

  • D.

    Thực hiện quyền dân chủ về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục cho các tầng lớp nhân dân.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Nhật Bản giữa thế kỉ XIX và nội dung cải cách duy tân Minh Trị để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Những vấn đề cấp thiết đặt ra cho Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX xuất phát từ tình trạng khủng hoảng của nước này trên tất cả các mặt:

Lĩnh vực

Trước Duy tân Minh Trị

Chính sách của Duy tân Minh Trị

Chính trị

Thiên hoàng có vị trí tối cao những quyền lực thực tế thuộc về Sôgun

Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

Kinh tế

Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

 

Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, ….

Quân sự

Sức mạnh quân sự yếu

Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Chú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn được, ….

Giáo dục

Chưa chú trọng đến nội dung khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy…

Chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung Khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cứ những học sinh đi du học ở phương Tây, …

 

Cải cách của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868 có tính chất tiến bộ, khắc phục những hạn chế của tình trạng đất nước trên các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự và giáo dục.

Câu 30 :

Nguyên nhân quyết định nào khiến cho cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1898) thất bại, còn cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản (từ năm 1868) lại thành công?

  • A.

    Phe cải cách không nắm được thực quyền

     

  • B.

    Các nước đế quốc đã tiến hành xâu xé Trung Quốc

     

  • C.

    Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển yếu ớt

     

  • D.

    Không diễn ra sâu rộng trong quần chúng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bất kì một cuộc cải cách nào muốn thành công bên cạnh những nền tảng về cơ sở kinh tế - xã hội, thì bản thân người muốn tiến hành cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối. Đây chính là nguyên nhân quyết định sự thành - bại của 1 cuộc cải cách. Ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX, toàn bộ quyền lực đều nằm trong tay Từ Hi thái hậu, vua Quang Tự chỉ là bù nhìn nên dù có muốn tiến hành cải cách cũng không thể thực hiện được. Trong khi đó, ở Nhật Bản, sau phong trào “Đảo mạc”, Thiên hoàng đã giành lại được quyền lực tuyệt đối để tiến hành cuộc Minh Trị duy tân từ năm 1868.

Câu 31 :

Mĩ đưa ra và thực hiện học thuyết Mơn - rô (1823) nhằm mục đích gì?

  • A.

    Ngăn chặn các nước châu Âu tái thiết lập thuộc địa ở châu Mĩ để Mĩ có thể độc chiếm khu vực này

     

  • B.

    Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh

     

  • C.

    Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển

     

  • D.

    Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung học thuyết Mơn- rô để phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Học thuyết Mơn-rô với khẩu hiệu “châu Mĩ của người châu Mĩ” được đề ra trong bối cảnh Liên minh thần thánh gồm Nga, Áo, Phổ tuyên bố ý định muốn khôi phục các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha ở châu Mĩ. Do đó học thuyết Mơn-rô thực chất là một biện pháp để ngăn chặn ảnh hưởng của các nước châu Âu vào khu vực, biến Mỹ thành “người bảo trợ” duy nhất cho an ninh và sự ổn định của khu vực Tây bán cầu

Câu 32 :

Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia khác trên đất nước Việt Nam là

  • A.

    Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc, giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á

     

  • B.

    Ngoại thương đường biển rất phát triển

     

  • C.

    Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á

     

  • D.

    Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình kinh tế của Phù Nam, Cham-pa và Văn Lang – Âu Lạc để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Phù Nam do có vị trí địa lí thuận lợi và sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp dư thừa nên có điều kiện để phát triển ngoại thương. Đây là đặc điểm về đời sống kinh tế của Phù Nam khác với Cham-pa và Văn Lang – Âu Lạc.

Câu 33 :

Đâu không phải nội dung giải thích đúng cho căn nguyên Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” để nổi dậy?

 

  • A.

    Sự thành lập triều Lê sơ là chính thống.

     

  • B.

    Phù hợp với lòng dân.

     

  • C.

    Ngoại bang không có cớ giúp vua Lê để can thiệp.

     

  • D.

    Nhà Mạc giết hết vua quan nhà Lê.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình nhà Mạc và những đặc điểm của triều Lê trong quá trình tồn tại để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” là do nguyên nhân sau:

- Thời phong kiến, kẻ giết vua, lật đổ ngôi vua được coi là phản tặc, bao gồm cả trường hợp chế độ đó đã suy yếu. Đặc biệt, triều Lê trong quá trình tồn tại của mình lại rất được lòng dân từ con đường hình thành (từ một cuộc khởi nghĩa) đến những chính sách tích cực trong quá trình tồn tại của mình.

- Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” sẽ hợp lòng dân và ngoại bang không có cớ để giúp vua Lê để can thiệp hay xâm lược nước ta.

Câu 34 :

Nguyên nhân nào sau đây không đóng vai trò quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh?

 

  • A.

    Sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung.

     

  • B.

    Sự đoàn kết của chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài.

     

  • C.

    Tình thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta.

     

  • D.

    Sự đồng tình, ủng hộ của quân dân và sĩ phu Bắc Hà.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789)

- Có sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung.

- Tinh thần yêu nước, chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân, của nhân dân được phát huy cao độ.

- Nghĩa quân có được sự đồng tình ủng hộ của quân dân và sĩ phu Bắc Hà.

Câu 35 :

Đâu không phải là đặc điểm của các phong trào đấu tranh chống phong kiến nửa đầu thế kỉ XIX?

 

  • A.

    Diễn ra liên tục từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50

     

  • B.

    Lôi cuốn đông đảo các giai cấp và tầng lớp tham gia từ miền núi đến miền xuôi

     

  • C.

    Đều bị triều đình dập tắt

     

  • D.

     Đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến cát cứ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm của các phong trào đấu tranh chống phong kiến nửa đầu thế kỉ XIX bao gồm:

- Phong trào đấu tranh của nhân dân chống chính quyền và giai cấp thống trị ở nửa dầu thế kỉ XIX đã diễn ra suốt từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50 chứ không mang tính giai đoạn như ở các thế kỉ trước.

- Phong trào đã lôi cuốn toàn bộ nhưng người bị trị, từ nông dân, thợ thủ công, nho sĩ, quan lại cấp dưới, … miền xuôi đên binh lính, các dân tộc ít người, tất nhiên ở những mức độ khác nhau ở vùng này hay vùng khác.

- Đều bị triều đình đàn áp.

Câu 36 :

Nguyên nhân sâu xa quy định tính chất không triệt để của cách mạng tư sản Anh là?

  • A.

    Hạn chế trong thái độ chính trị của giai cấp lãnh đạo

  • B.

    Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thâm nhập, phát triển mạnh trong nông nghiệp

  • C.

    Trình độ giác ngộ của quần chúng nhân dân hạn chế

  • D.

    Sự chống đối của các thế lực phong kiến

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình kinh tế Anh thế kỉ XVII để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Sự thâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào trong nông nghiệp là nguyên nhân sâu xa quy định tính chất của cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì khi quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông thôn Anh đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế và phương thức kinh doanh. Một số lãnh chúa tiến hành rào đất cướp ruộng để trồng cỏ nuôi cừu, lấy lông để bán. Họ dần trở thành bộ phận quá tộc mới. Bộ phận này được hưởng lợi từ cả chế độ phong kiến và nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nên họ không muốn xóa bỏ chế độ phong kiến mà chỉ muốn cải biến chế độ phong kiến cho phù hợp hơn mà thôi.

Câu 37 :

Phong trào nào đánh dấu lần đầu tiên giai cấp công nhân Pháp bước lên vũ đài chính trị với tư thế của một giai cấp độc lập, chống trực tiếp kẻ thù của mình là giai cấp tư sản bằng biện pháp bạo lực?

 

  • A.

    Cuộc khởi nghĩa Lyông lần thứ nhất và lần thứ hai.

     

  • B.

    Phong trào của công nhân dệt Sơ-lê-din.

     

  • C.

    Cuộc đấu tranh của công nhân Pa-ri (1848).

     

  • D.

    Phong trào Hiến chương.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Ở Pháp, cuộc khởi nghĩa Lyông có ảnh hưởng lớn đầu tiên của công nhân Pháp. Năm 1831, công nhân dệt đứng dậy khởi nghĩa nhân việc bọn chủ khước từ yêu sách đòi tăng lương. Họ nêu khẩu hiệu “Sống có việc làm hay chết trong chiến đấu”. Sau những trận kịch chiến trên đường phố, họ làm chủ thành phố trong ba ngày liền. Nhưng do trình độ còn non kém, họ không biết phải tiếp tục làm gì, nên bị quân đội trở lại đàn áp nhanh chóng. Cuộc khởi nghĩa lần thứ hai xảy ra vào năm 1834 còn nêu khẩu hiệu chính trị trên những lá cờ đỏ: “Cộng hòa hay là chết”, chứng tỏ bước trưởng thành của giai cấp công nhân. Cả hai cuộc khởi nghĩa Lyông đều bị thất bại, nhưng nó đánh dấu sự lớn mạnh của công nhân Pháp, lần đầu tiên bước lên vũ đài chính trị với tư thế của một giai cấp độc lập, chống trực tiếp kẻ thù của mình là giai cấp tư sản bằng biện pháp bạo lực. Nhưng nó cũng để lộ ra nhược điểm về trình độ giác ngộ và tổ chức, thiếu vai trò của lý luận tiên phong và đảng tiên phong của giai cấp. Cuộc khởi nghĩa Lyông được công nhân ở các trung tâm công nghiệp khác nổi dậy hưởng ứng, tuy lẻ tẻ nhưng kéo dài suốt những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX.

Câu 38 :

Sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ trong cao trào 1905- 1908 đã hòa vào xu thế chung nào của châu Á đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Thời kì giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị

     

  • B.

    Thời kì đấu tranh dân tộc

     

  • C.

    Phong trào dân tộc ở Châu Á

     

  • D.

    Thời kì giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ hoàn cảnh lịch sử châu Á đầu thế kỉ XX để trả lời

Lời giải chi tiết :

Châu Á thức tỉnh là khái niệm để chỉ sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đầu thế kỉ XX. Nó đánh dấu sự thức tỉnh ý thức dân tộc của các nước châu Á, sự xuất hiện vai trò mới của giai cấp tư sản trên vũ đài chính trị đấu tranh chống chế độ thực dân, giành độc lập dân tộc. Cao trào 1905-1908 ở Ấn Độ cũng không năm ngoài sự phát triển này

Câu 39 :

Nội dung nào sau đây không thuộc chuyển biến tích cực của nền kinh tế Thăng Long từ thời Lý - Trần sang thời Lê sơ?

 

  • A.

    Sự hình thành và phát triển các phường thủ công nội thị.

     

  • B.

    Sự du nhập triệt để của nền kinh tế thủ công Trung Hoa.

     

  • C.

    Một số ngành thủ công “mũi nhọn” có tiến bộ đặc biệt.

     

  • D.

    Hoạt động sản xuất hàng hóa có những bước phát triển đầu tiên.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sự chuyển biến tích cực của kinh tế Thăng Long từ thời Lý - Trần sang thời Lê sơ minh chứng qua những biểu hiện cụ thể sau:

- Sự hình thành và phát triển các phường thủ công nội thị, lần đầu tiên được ghi chép trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi.

- Những tiến bộ đặc biệt trong sản xuất của một số ngành thủ công “mũi nhọn” như gốm sứ Bát Tràng (với việc xuất hiện dòng gốm mới, gốm hoa lam, vào đầu thế kỷ XV), dệt lụa ven đô (như Trích Sài, Bái Ân, Nghi Tàm… trong bối cảnh toàn xứ Tam Giang đang nở rộ các làng dệt như Hà Nội, Thiên Mỗ, Ỷ La, Trung Thuỵ và Đại Phùng).

- Những bước phát triển đầu tiên của các hoạt động xuất khẩu hàng hoá (với các ngành gốm sứ, tơ lụa, được đem đến thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á bằng cả đường biển và đường bộ với những phương thức khác nhau).

Đáp án B: Một số nghề thủ công của Trung Quốc đã du nhập vào nước ta, đặc biệt là nghề khắc bản in và nghề thuộc da chứ chưa có sự du nhập triệt để. Căn cứ vào các đồ tiến cống và thể chế quan phục thời Lê sơ thì nghề dệt, thêu thùa và nghề làm đồ sứ, đồ sành lúc bấy giớ khá phát đạt.

Câu 40 :

Trên trời có ông sao Tua

Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành”

Những câu thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào?

 

  • A.

    Cao Bá Quát

     

  • B.

    Phan Bá Vành

     

  • C.

    Nông Văn Vân

     

  • D.

    Lê Văn Khôi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết :

Những câu thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vánh nổ ra vào năm 1821 ở vùng Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình) và mở rộng hoạt động ra các trấn Hải Dương, An Quảng.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.