Đề kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 1 - Đế số 1

Đề bài

Câu 1 :

Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản

     

  • B.

    Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao

     

  • C.

    Hệ thống thuộc địa không đồng đều

     

  • D.

    Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây

Câu 2 :

Những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại?

  • A.

    Tấn công vào xã hội tư bản, bênh vực cho nhân dân lao động

     

  • B.

    Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản

     

  • C.

    Tấn công vào xã hội tư bản, hình thành quan điểm của giai cấp phong kiến

     

  • D.

    Lật đổ chế độ phong kiến, hình thành hệ thống tư tưởng tiến bộ

Câu 3 :

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là

  • A.

    Đập phá máy móc

     

  • B.

    Bãi công

     

  • C.

    Thành lập các tổ chức công đoàn

     

  • D.

    Khởi nghĩa vũ trang

Câu 4 :

Trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 - 1918), ưu thế trên chiến trường thuộc về phe nào?

  • A.

    Liên minh

     

  • B.

    Hiệp ước

     

  • C.

    Đồng minh

     

  • D.

    Phe Trục

Câu 5 :

Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Sự phát triển của phong trào công nhân

     

  • B.

    Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc

     

  • C.

    Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

     

  • D.

    Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn tư bản độc quyền

Câu 6 :

Ai là người đứng đầu nhóm Bách khoa toàn thư trong lĩnh vực tư tưởng thời kì cận đại?

  • A.

    Mê-li-ê

     

  • B.

    Rút-xô

     

  • C.

    Vôn-te

     

  • D.

    Đi-đơ-rô

     

Câu 7 :

Các tác phẩm “Con đầm pích”, “Hồ Thiên Nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng” là của tác giả nổi tiếng nào thời kì cận đại?

  • A.

    Hô-xê Mác-ti.

     

  • B.

    Hô-xe Ri-dan.

     

  • C.

    Trai-cốp-xki.

     

  • D.

    Pi-cát-xô.

Câu 8 :

Vấn đề cơ bản nào giữa các nước đế quốc vẫn chưa giải quyết được khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc?

  • A.

    Mâu thuẫn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

     

  • B.

    Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa

     

  • C.

    Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa

     

  • D.

    Mâu thuẫn giữa phe Liên minh và phe Hiệp ước

Câu 9 :

Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX văn học ở các nước phương Đông có đặc điểm gì khác biệt so với văn học ở các nước phương Tây?

  • A.

    Xuất hiện nhiều tác giả lớn

     

  • B.

    Có nhiều tác phẩm kinh điển, phản ánh toàn cảnh bức tranh xã hội đương thời

     

  • C.

    Lên án chế độ phong kiến

     

  • D.

    Phản ánh cuộc sống của nhân dân, dưới ách thực dân phong kiến, tinh thần quật khởi giành độc lập, tự do

Câu 10 :

Bài thơ “Con cáo và chùm nho” là sáng tác của ai?

  • A.

    La phông- ten

     

  • B.

    Coóc- nây

     

  • C.

    Mô-li-e

     

  • D.

    Xéc-van-téc

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản

     

  • B.

    Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao

     

  • C.

    Hệ thống thuộc địa không đồng đều

     

  • D.

    Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa

Câu 2 :

Những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại?

  • A.

    Tấn công vào xã hội tư bản, bênh vực cho nhân dân lao động

     

  • B.

    Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản

     

  • C.

    Tấn công vào xã hội tư bản, hình thành quan điểm của giai cấp phong kiến

     

  • D.

    Lật đổ chế độ phong kiến, hình thành hệ thống tư tưởng tiến bộ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vào buổi đầu thời cận đại, những thành tựu văn hóa trên các lĩnh vực: văn học, âm nhạc, kiến trúc, … có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản.

Câu 3 :

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là

  • A.

    Đập phá máy móc

     

  • B.

    Bãi công

     

  • C.

    Thành lập các tổ chức công đoàn

     

  • D.

    Khởi nghĩa vũ trang

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phát triển của phong trào công nhân để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là đập phá máy móc. Do trình độ nhận thức còn hạn chế nên công nhân lầm tưởng nguyên nhân gây ra nỗi khổ cho họ là máy móc

Câu 4 :

Trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 - 1918), ưu thế trên chiến trường thuộc về phe nào?

  • A.

    Liên minh

     

  • B.

    Hiệp ước

     

  • C.

    Đồng minh

     

  • D.

    Phe Trục

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sang giai đoạn thứ hai (1917-1918), thế chủ động trên chiến trường đã chuyển từ phe Liên minh sang phe Hiệp ước.

Câu 5 :

Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Sự phát triển của phong trào công nhân

     

  • B.

    Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc

     

  • C.

    Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

     

  • D.

    Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn tư bản độc quyền

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa đã khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng phát triển. Biểu hiện rõ ràng nhất của mâu thuẫn đó chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) diễn ra giữa hai phe Liên minh và hiệp ước nhằm cướp đoạt, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới

Câu 6 :

Ai là người đứng đầu nhóm Bách khoa toàn thư trong lĩnh vực tư tưởng thời kì cận đại?

  • A.

    Mê-li-ê

     

  • B.

    Rút-xô

     

  • C.

    Vôn-te

     

  • D.

    Đi-đơ-rô

     

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đi-đơ-rô là nhà triết học duy vật Pháp, người sáng lập ra Bách khoa toàn thư, ông là người đại diện chủ nghĩa vô thần Pháp thế kỉ XVII. Ông bị giáo hội bắt giam vì tội truyền bá tư tưởng vô thần và duy vật. Sau khi ra tù, ông sáng lập và chủ biên bộ sách Bách khoa toàn thư với 35 tập lần lượt ra đời từ 1751-1780. Đi-đơ-rô chú trọng phê phán tôn giáo không tương thích với thế giới khoa học, ông phủ nhận đạo đức tôn giáo, chứng minh tính không nhất quán trong Ba ngôi một thể và sự mơ hồ của Đức Tin vào mầu nhiệm và phép lạ. Ông cho rằng không có bằng chứng nào về sự có mặt của Chúa Giê-su. Phê phán thái độ của các giáo hội, ông kêu gọi xóa bỏ sự khống chế của việc truyền bá giáo lí và các giáo điều cổ hủ. Tuy nhiên, tư tưởng của ông lại chịu hạn chế của thời đại, ông coi tôn giáo tác phẩm của sự sợ hãi, ngu dốt; ông cho rằng giáo dục, nâng cao dân trí là mọi người sẽ đi đến chỗ xóa bỏ mọi ngu si, dốt nát; cần thiết phải đưa tôn giáo ra khỏi công việc của nhà nước.

Câu 7 :

Các tác phẩm “Con đầm pích”, “Hồ Thiên Nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng” là của tác giả nổi tiếng nào thời kì cận đại?

  • A.

    Hô-xê Mác-ti.

     

  • B.

    Hô-xe Ri-dan.

     

  • C.

    Trai-cốp-xki.

     

  • D.

    Pi-cát-xô.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trai-cốp-xki là một trong những những điển hình của nền âm nhạc hiện thực thế giới thời cận đại. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là vở opera “Con đầm pích”, các vở bale “Hồ thiên Nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng”, …

Câu 8 :

Vấn đề cơ bản nào giữa các nước đế quốc vẫn chưa giải quyết được khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc?

  • A.

    Mâu thuẫn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

     

  • B.

    Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa

     

  • C.

    Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa

     

  • D.

    Mâu thuẫn giữa phe Liên minh và phe Hiệp ước

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kết quả của cuộc chiến tranh thế giới để trả lời

Lời giải chi tiết :

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra là để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Nhưng nó vẫn chưa giải quyết được triệt để mâu thuẫn này vì bản chất của cuộc chiến tranh này là cướp đoạt thuộc địa của nhau, nên nó tạo ra tâm lý bất mãn trong cả những nước bại trận và thắng trận

Câu 9 :

Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX văn học ở các nước phương Đông có đặc điểm gì khác biệt so với văn học ở các nước phương Tây?

  • A.

    Xuất hiện nhiều tác giả lớn

     

  • B.

    Có nhiều tác phẩm kinh điển, phản ánh toàn cảnh bức tranh xã hội đương thời

     

  • C.

    Lên án chế độ phong kiến

     

  • D.

    Phản ánh cuộc sống của nhân dân, dưới ách thực dân phong kiến, tinh thần quật khởi giành độc lập, tự do

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung các tác phẩm văn học phương Đông và phương Tây để so sánh, nhận xét.  

Lời giải chi tiết :

Từ đầu thế kỉ XIX dến đầu thế kỉ XX, văn học ở các phương Đông và phương Tây có đặc điểm khác nhau sau:

 - Phương Đông: văn học có những bước tiến bộ rõ rệt, phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới ách thống trị phong kiến, lòng khát khao và ý chí anh hùng, quật khởi trong đấu tranh cho độc lập, tự do

- Phương Tây: trong hoàn cảnh giai cấp tư sản nắm quyền thống trị và mở rộng việc xâm lược, đô hộ các nước thuộc địa thì đời sống của nhân dân lao động bị áp bức ngày càng khốn khổ. Các nhà thơ, nhà văn đã phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong tác phẩm của mình

Câu 10 :

Bài thơ “Con cáo và chùm nho” là sáng tác của ai?

  • A.

    La phông- ten

     

  • B.

    Coóc- nây

     

  • C.

    Mô-li-e

     

  • D.

    Xéc-van-téc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Bài thơ “Con cáo và chùm nho” là sáng tác của của La phông- ten- một nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển Pháp. Bài thơ kể về một con cáo đang khát nước và nó nhìn thấy một chùm nho chín mọng nằm vắt trên cao. Mặc dù cố gắng hết sức nhưng con cáo vẫn không thể lấy đc chùm nho. Nó phải tự đánh lừa bản thân rằng “nho còn xanh lắm”. Bài thơ đã minh hoạ khái niệm bất hoà hợp về nhận thức xảy ra khi một người cố gắng đồng thời giữ các ý nghĩ không tương hợp. Sự bất hoà hợp này có thể được làm giảm đi bằng cách thay đổi niềm tin hoặc trạng thái ước muốn, cho dù nó dẫn đến hành vi không hợp lí. Có rất nhiều người tỏ ra chê bai, khinh miệt cái mà họ mong muốn có nhưng không được. Thực tế thì chỉ là vì khả năng của mình có giới hạn không thể có được nhưng đành lấy cớ, tự dối lòng mình để tự biện minh

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.