Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Sử - Đề số 6

Đề bài

Câu 1 :

Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển là gì?

  • A.
     Công cụ bằng kim loại.
  • B.
     Công cụ bằng đồng.
  • C.
     Công cụ bằng sắt.  
  • D.
     Thuyền buồm vượt biển.
Câu 2 :

Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải chủ yếu là

  • A.
     trồng trọt lương thực, thực phẩm.
  • B.
     chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • C.
     trồng những cây lâu năm có giá trị cao như nho, ô lia, cam chanh.
  • D.
     trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất.
Câu 3 :

Ngành kinh tế nào rất phát triển đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải?

  • A.
     Nông nghiệp thâm canh.
  • B.
     Chăn nuôi gia súc và đánh cá.
  • C.
     Làm gốm, dệt vải.  
  • D.
     Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 4 :

 (NB) Các quốc gia cổ đại phương Tây được gọi là

  • A.
     thị quốc.
  • B.
     tiêu quốc.
  • C.
     vương quốc.
  • D.
     bang.
Câu 5 :

 (NB) Phần chủ yếu của một thị quốc là

  • A.
     các xưởng thủ công qui mô lớn.
  • B.
     các lãnh địa phong kiến.
  • C.
     một pháo đài cổ kiên cố, xung quanh là vùng dân cư.
  • D.
     thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh.
Câu 6 :

 (NB) Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Tây là

  • A.
     chủ nô.
  • B.
     nô lệ.
  • C.
     bình dân.
  • D.
     nông dân công xã.
Câu 7 :

 (TH) Ý không phản ánh đúng đặc điểm nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây là

  • A.
     giữ vai trò trọng yếu trong sản xuất.
  • B.
     phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của đời sống.
  • C.
     hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình.
  • D.
     chỉ có một quyền duy nhất - quyền được coi là con người.
Câu 8 :

Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất nào?

  • A.
     Đồng bằng.
  • B.
     Cao nguyên.
  • C.
     Núi và cao nguyên.
  • D.
     Núi.
Câu 9 :

 Người Hi Lạp và Rô-ma đã bán các sản phẩm thủ công nghiệp ở đâu?

  • A.
     Khắp các nước phương Đông.
  • B.
     Khắp thế giới.
  • C.
     Khắp Trung Quốc và Ấn Độ.
  • D.
     Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải.
Câu 10 :

Người Hi Lạp và Rô-ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ đâu?

  • A.
     Từ Địa Trung Hải.  
  • B.
     Từ Hắc Hải, Ai Cập.
  • C.
     Từ Ấn Độ, Trung Quốc.
  • D.
     Từ các nước trên thế giới.
Câu 11 :

Thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn ở trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1785) đã đánh tan quân xâm lược

  • A.
     Thanh.
  • B.
     Minh.
  • C.
     Xiêm.
  • D.
     Tống.
Câu 12 :

 Công trình kiến trúc tiêu biểu được xây dựng trong các thế kỉ XVI - XVIII ở nước ta là

  • A.
     thành nhà Hồ.
  • B.
     Văn Miếu.
  • C.
     chùa Một Cột.
  • D.
     chùa Thiên Mụ.
Câu 13 :

Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái của Nho giáo ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII?

  • A.
     Sự du nhập của Đạo giáo.
  • B.
     Chính sách cấm đoán của chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn.
  • C.
     Những biến động lớn của xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
  • D.
     Sự du nhập của Phật giáo.
Câu 14 :

Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được dùng ở nước ta xuất phát từ nhu cầu chủ yếu nào?

  • A.
     Truyền giáo.
  • B.
     Sáng tác văn học.
  • C.
     Giáo dục.
  • D.
     Sáng tạo nghệ thuật.
Câu 15 :

Kinh đô nước ta dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX là

  • A.
     Phú Xuân (Huế).
  • B.
     Cổ Loa (Hà Nội).
  • C.
     Thăng Long (Hà Nội).
  • D.
     Hoa Lư (Ninh Bình).
Câu 16 :

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (thế kỉ XVIII) là do

  • A.
     mâu thuẫn giữa tầng lớp tư sản công thương ở miền Bắc với chủ nô miền Nam.
  • B.
     chính phủ Anh cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang các thuộc địa.
  • C.
     mâu thuẫn giữa nhân dân các thuộc địa với thực dân Anh.
  • D.
     sự kiện “chè Bô-xtơn” đã thổi bùng ngọn lửa chiến tranh.
Câu 17 :

Tháng 4 - 1775, diễn ra sự kiện gì tại các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

  • A.
     Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập - thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.
  • B.
     Chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.
  • C.
     Quân khởi nghĩa giành thắng lợi lớn tại mặt trận Xa-ra-tô-ga.
  • D.
     Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.
Câu 18 :

Cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) diễn ra dưới hình thức nào?

  • A.
     Nội chiến và bảo vệ tổ quốc.
  • B.
     Đấu tranh thống nhất đất nước.
  • C.
     Chiến tranh giành độc lập.
  • D.
     Nội chiến.
Câu 19 :

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của ngoại thương nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là

  • A.
     chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn.
  • B.
     một số làng buôn và trung tâm buôn bán xuất hiện.
  • C.
     buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược tăng lên.
  • D.
     thuyền buôn nước ngoài đến nước ta ngày càng nhiều.
Câu 20 :

 Ý nào không phản ánh đúng chính sách đối ngoại của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A.
     “Đóng cửa” với các nước phương Tây.
  • B.
     Phục tùng nhà Thanh.
  • C.
     Bắt Lào và Chân Lạp thần phục.
  • D.
     Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển là gì?

  • A.
     Công cụ bằng kim loại.
  • B.
     Công cụ bằng đồng.
  • C.
     Công cụ bằng sắt.  
  • D.
     Thuyền buồm vượt biển.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 20.

Lời giải chi tiết :

Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển là công cụ bằng sắt.

Câu 2 :

Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải chủ yếu là

  • A.
     trồng trọt lương thực, thực phẩm.
  • B.
     chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • C.
     trồng những cây lâu năm có giá trị cao như nho, ô lia, cam chanh.
  • D.
     trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 20.

Lời giải chi tiết :

Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải chủ yếu là trồng những cây lâu năm có giá trị cao như nho, ô lia, cam chanh.

Câu 3 :

Ngành kinh tế nào rất phát triển đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải?

  • A.
     Nông nghiệp thâm canh.
  • B.
     Chăn nuôi gia súc và đánh cá.
  • C.
     Làm gốm, dệt vải.  
  • D.
     Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giải thích.

Lời giải chi tiết :

Các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải giáp biển, đất canh tác ít, không màu mỡ, chủ yếu là đất ven đồi, khô và rắn. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như vậy, các quốc gia nơi đây phù hợp làm thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đồng thời hai ngành kinh tế này cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia cổ đại phương Tây.

Câu 4 :

 (NB) Các quốc gia cổ đại phương Tây được gọi là

  • A.
     thị quốc.
  • B.
     tiêu quốc.
  • C.
     vương quốc.
  • D.
     bang.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 22.

Lời giải chi tiết :

Các quốc gia cổ đại phương Tây được gọi là thị quốc.

Câu 5 :

 (NB) Phần chủ yếu của một thị quốc là

  • A.
     các xưởng thủ công qui mô lớn.
  • B.
     các lãnh địa phong kiến.
  • C.
     một pháo đài cổ kiên cố, xung quanh là vùng dân cư.
  • D.
     thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 22.

Lời giải chi tiết :

Phần chủ yếu của một thị quốc là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh.

Câu 6 :

 (NB) Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Tây là

  • A.
     chủ nô.
  • B.
     nô lệ.
  • C.
     bình dân.
  • D.
     nông dân công xã.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 23.

Lời giải chi tiết :

Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Tây là nô lệ.

Câu 7 :

 (TH) Ý không phản ánh đúng đặc điểm nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây là

  • A.
     giữ vai trò trọng yếu trong sản xuất.
  • B.
     phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của đời sống.
  • C.
     hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình.
  • D.
     chỉ có một quyền duy nhất - quyền được coi là con người.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Suy luận, loại trừ phương án.

Lời giải chi tiết :

A, B, C loại vì ba phương án trên phản ánh đúng đặc điểm nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây.
D loại vì quyền con người của nô lệ cổ đại phương Tây không được coi trọng.

Câu 8 :

Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất nào?

  • A.
     Đồng bằng.
  • B.
     Cao nguyên.
  • C.
     Núi và cao nguyên.
  • D.
     Núi.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 20.

Lời giải chi tiết :

Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất núi và cao nguyên.

Câu 9 :

 Người Hi Lạp và Rô-ma đã bán các sản phẩm thủ công nghiệp ở đâu?

  • A.
     Khắp các nước phương Đông.
  • B.
     Khắp thế giới.
  • C.
     Khắp Trung Quốc và Ấn Độ.
  • D.
     Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 21.

Lời giải chi tiết :

Người Hi Lạp và Rô-ma đã bán các sản phẩm thủ công nghiệp ở khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải.

Câu 10 :

Người Hi Lạp và Rô-ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ đâu?

  • A.
     Từ Địa Trung Hải.  
  • B.
     Từ Hắc Hải, Ai Cập.
  • C.
     Từ Ấn Độ, Trung Quốc.
  • D.
     Từ các nước trên thế giới.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 21.

Lời giải chi tiết :

Người Hi Lạp và Rô-ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ Hắc Hải, Ai Cập.

Câu 11 :

Thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn ở trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1785) đã đánh tan quân xâm lược

  • A.
     Thanh.
  • B.
     Minh.
  • C.
     Xiêm.
  • D.
     Tống.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 117.

Lời giải chi tiết :

Thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn ở trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1785) đã đánh tan quân xâm lược Xiêm.

Câu 12 :

 Công trình kiến trúc tiêu biểu được xây dựng trong các thế kỉ XVI - XVIII ở nước ta là

  • A.
     thành nhà Hồ.
  • B.
     Văn Miếu.
  • C.
     chùa Một Cột.
  • D.
     chùa Thiên Mụ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 123.

Lời giải chi tiết :

Công trình kiến trúc tiêu biểu được xây dựng trong các thế kỉ XVI - XVIII ở nước ta là chùa Thiên Mụ.

Câu 13 :

Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái của Nho giáo ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII?

  • A.
     Sự du nhập của Đạo giáo.
  • B.
     Chính sách cấm đoán của chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn.
  • C.
     Những biến động lớn của xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
  • D.
     Sự du nhập của Phật giáo.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Suy luận, loại trừ phương án.

Lời giải chi tiết :

A, D loại vì Đạo giáo và Phật giáo được du nhập từ thời kì 1000 năm Bắc thuộc.

B loại vì chính quyền Lê – Trịnh, Nguyễn không có chính sách cấm đoán, ngược lại tìm mọi cách khôi phục nhưng không thành công.

C chọn vì xã hội phong kiến lúc bấy giờ có nhiều biến động lớn, đất nước bị chia cắt thành 2 chính quyền ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Câu 14 :

Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được dùng ở nước ta xuất phát từ nhu cầu chủ yếu nào?

  • A.
     Truyền giáo.
  • B.
     Sáng tác văn học.
  • C.
     Giáo dục.
  • D.
     Sáng tạo nghệ thuật.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 121.

Lời giải chi tiết :

Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được dùng ở nước ta xuất phát từ nhu cầu truyền giáo.

Câu 15 :

Kinh đô nước ta dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX là

  • A.
     Phú Xuân (Huế).
  • B.
     Cổ Loa (Hà Nội).
  • C.
     Thăng Long (Hà Nội).
  • D.
     Hoa Lư (Ninh Bình).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 125.

Lời giải chi tiết :

Kinh đô nước ta dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX là Phú Xuân (Huế).

Câu 16 :

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (thế kỉ XVIII) là do

  • A.
     mâu thuẫn giữa tầng lớp tư sản công thương ở miền Bắc với chủ nô miền Nam.
  • B.
     chính phủ Anh cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang các thuộc địa.
  • C.
     mâu thuẫn giữa nhân dân các thuộc địa với thực dân Anh.
  • D.
     sự kiện “chè Bô-xtơn” đã thổi bùng ngọn lửa chiến tranh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 147.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (thế kỉ XVIII) là do sự kiện “chè Bô-xtơn” đã thổi bùng ngọn lửa chiến tranh.

Câu 17 :

Tháng 4 - 1775, diễn ra sự kiện gì tại các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

  • A.
     Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập - thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.
  • B.
     Chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.
  • C.
     Quân khởi nghĩa giành thắng lợi lớn tại mặt trận Xa-ra-tô-ga.
  • D.
     Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 146.

Lời giải chi tiết :

Tháng 4 - 1775, đã diễn ra sự kiện chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.

Câu 18 :

Cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) diễn ra dưới hình thức nào?

  • A.
     Nội chiến và bảo vệ tổ quốc.
  • B.
     Đấu tranh thống nhất đất nước.
  • C.
     Chiến tranh giành độc lập.
  • D.
     Nội chiến.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giải thích.

Lời giải chi tiết :

Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến cách mạng giữa Quốc hội được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân với nhà vua có sự hỗ trợ của quý tộc phong kiến và giáo hội Anh.

Câu 19 :

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của ngoại thương nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là

  • A.
     chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn.
  • B.
     một số làng buôn và trung tâm buôn bán xuất hiện.
  • C.
     buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược tăng lên.
  • D.
     thuyền buôn nước ngoài đến nước ta ngày càng nhiều.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giải thích.

Lời giải chi tiết :

Trong các thế kỉ XVI – XVIII, ngoại thương nước ta phát triển nhanh chóng vì chính quyền Trịnh, Nguyễn đã có nhiều chính sách mở cửa, buôn bán hàng hoá với các nước trong khu vực và các nước phương Tây.

Câu 20 :

 Ý nào không phản ánh đúng chính sách đối ngoại của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A.
     “Đóng cửa” với các nước phương Tây.
  • B.
     Phục tùng nhà Thanh.
  • C.
     Bắt Lào và Chân Lạp thần phục.
  • D.
     Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Suy luận, loại trừ phương án.

Lời giải chi tiết :

A, B, C loại vì ba phương án trên là chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.

D chọn vì nhà Nguyễn không đặt ngoại giao với Mĩ.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.