Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 7>
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Câu 1. Văn bản Khan hiếm nước ngọt được xuất bản năm bao nhiêu?
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Văn bản Khan hiếm nước ngọt được xuất bản năm bao nhiêu?
A. 2001
B. 2002
C. 2003
D. 2004
Câu 2. Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?
A. Tăng tiến, tượng trưng
B. So sánh, liệt kê
C. Tăng tiến, liệt kê
D. Hoán dụ, tăng tiến
Câu 3. Tả cảnh sinh hoạt là gì?
A. Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.
B. Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh thiên nhiên, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.
C. Dùng khả năng quan sát và lời văn miêu tả ngoại hình của con người, giúp người đọc hình dung rõ nét về con người được miêu tả.
D. Dùng khả năng quan sát và lời văn miêu tả ngoại hình của một sự vật, giúp người đọc hình dung rõ nét về sự vật được miêu tả.
Câu 4. Một biên bản cần đảm bảo yếu tố gì về mặt nội dung?
A. Ghi chép đầy đủ ngắn gọn về sự việc
B. Nêu đầy đủ diễn biến của sự việc
C. Bảo đảm tính xác thực
D. Tất cả đáp án trên
Câu 5. Đoạn trích dưới đây nằm ở phần nào trong văn bản Khan hiếm nước ngọt?
Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và muốn có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém. Vì vậy cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.
A. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt
B. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt
C. Bài học nhận thức cho con người
D. Phương pháp khai thác nước ngọt
Câu 6. Hoán dụ là gì?
A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác
C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
D. Tất cả đáp án trên
Câu 7. Mô típ chính của truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?
A. Ba lần liên tục bắt được con, vật gì đó
B. Chồng khờ khạo, hiền lành, vợ gian tham, ác độc
C. Người hiền được hưởng sung sướng, kẻ ác bị trừng trị
D. Mọi chuyện đều có thể trở về như lúc đầu
Câu 8. Đâu là lời nhắn nhủ của tác giả qua văn bản Khan hiếm nước ngọt?
A. Phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn nước
B. Cần dừng ngay hành động khai thác nước ngọt
C. Nước ngọt là nguồn vô tận trên hành tinh
D. Nước mặn và nước ngọt khác nhau
Câu 9. Ý nghĩa của khổ thơ sau là gì?
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
A. Tâm hồn Lượm hòa vào với đồng quê
B. Tâm hồn Lượm thơm ngát như đồng quê
C. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng
D. Tất cả đáp án trên
Câu 10. Nhận định nào dưới đây không đúng về hình thức nghệ thuật của Ông lão đánh cá và con cá vàng?
A. Biện pháp lặp góp phần quan trọng vào việc làm nổi bật chủ đề, phẩm chất của tác phẩm
B. Kịch tính của tác phẩm mỗi lúc một cao hơn, không có thoái trào, không có nút gỡ, đỉnh điểm của kịch tính là lúc mụ vợ ông lão quay về điểm xuất phát ban đầu của số phận
C. Cũng như thời gian, địa điểm, các nhân vật ông lão, mụ vợ, con cá vàng, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng đều không có tên riêng, không xác định được cụ thể, đó chính là tính phiếm chỉ của truyện
D. Nhân hóa là biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Câu 11. Câu văn dưới đây nói về nội dung gì?
Do gắn bó với nhau từ lâu nên các cầu thủ Việt Nam hiểu rõ nhiệm vụ của mình và đồng đội trên sân.
(Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?)
A. Lòng khao khát của các cầu thủ
B. Sự tự tin
C. Các cầu thủ Việt Nam gắn bó với nhau trong thời gian dài
D. Được dẫn dắt bởi huấn luyện viên giỏi
Câu 12. Văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? cùng thể loại với văn bản nào?
A. Lượm
B. Bức tranh của em gái tôi
C. Chích bông ơi!
D. Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) rút ra bài học cho bản thân?
Câu 2. Viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người bạn thân.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Văn bản Khan hiếm nước ngọt được xuất bản năm bao nhiêu? A. 2001 B. 2002 C. 2003 D. 2004 |
Phương pháp giải:
Nhớ lại thông tin văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản Khan hiếm nước ngọt được xuất bản năm 2003
=> Đáp án: C
Câu 2 (0.25 điểm):
Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì? A. Tăng tiến, tượng trưng B. So sánh, liệt kê C. Tăng tiến, liệt kê D. Hoán dụ, tăng tiến |
Phương pháp giải:
Nhớ lại giá trị nghệ thuật của truyện
Lời giải chi tiết:
Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là tăng tiến, liệt kê
=> Đáp án: C
Câu 3 (0.25 điểm):
Tả cảnh sinh hoạt là gì? A. Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó. B. Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh thiên nhiên, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó. C. Dùng khả năng quan sát và lời văn miêu tả ngoại hình của con người, giúp người đọc hình dung rõ nét về con người được miêu tả. D. Dùng khả năng quan sát và lời văn miêu tả ngoại hình của một sự vật, giúp người đọc hình dung rõ nét về sự vật được miêu tả. |
Phương pháp giải:
Nhớ lại khái niệm
Lời giải chi tiết:
Tả cảnh sinh hoạt là dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.25 điểm):
Một biên bản cần đảm bảo yếu tố gì về mặt nội dung? A. Ghi chép đầy đủ ngắn gọn về sự việc B. Nêu đầy đủ diễn biến của sự việc C. Bảo đảm tính xác thực D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp giải:
Nhớ lại đặc điểm của biên bản
Lời giải chi tiết:
Tất cả đáp án trên
=> Đáp án: D
Câu 5 (0.25 điểm):
Đoạn trích dưới đây nằm ở phần nào trong văn bản Khan hiếm nước ngọt? Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và muốn có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém. Vì vậy cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước. A. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt B. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt C. Bài học nhận thức cho con người D. Phương pháp khai thác nước ngọt |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và xác định nội dung
Lời giải chi tiết:
Bài học nhận thức cho con người
=> Đáp án: C
Câu 6 (0.25 điểm):
Hoán dụ là gì? A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp giải:
Nhớ lại khái niệm hoán dụ
Lời giải chi tiết:
Hoán dụ là là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
=> Đáp án: C
Câu 7 (0.25 điểm):
Mô típ chính của truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì? A. Ba lần liên tục bắt được con, vật gì đó B. Chồng khờ khạo, hiền lành, vợ gian tham, ác độc C. Người hiền được hưởng sung sướng, kẻ ác bị trừng trị D. Mọi chuyện đều có thể trở về như lúc đầu |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Mô típ chính của truyện là: chồng khờ khạo, hiền lành, vợ gian tham, độc ác
=> Đáp án: B
Câu 8 (0.25 điểm):
Đâu là lời nhắn nhủ của tác giả qua văn bản Khan hiếm nước ngọt? A. Phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn nước B. Cần dừng ngay hành động khai thác nước ngọt C. Nước ngọt là nguồn vô tận trên hành tinh D. Nước mặn và nước ngọt khác nhau |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn nước là lời nhắn nhủ của tác giả qua văn bản Khan hiếm nước ngọt
=> Đáp án: A
Câu 9 (0.25 điểm):
Ý nghĩa của khổ thơ sau là gì? Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng A. Tâm hồn Lượm hòa vào với đồng quê B. Tâm hồn Lượm thơm ngát như đồng quê C. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ
Lời giải chi tiết:
Tất cả đáp án trên
=> Đáp án: D
Câu 10 (0.25 điểm):
Nhận định nào dưới đây không đúng về hình thức nghệ thuật của Ông lão đánh cá và con cá vàng? A. Biện pháp lặp góp phần quan trọng vào việc làm nổi bật chủ đề, phẩm chất của tác phẩm B. Kịch tính của tác phẩm mỗi lúc một cao hơn, không có thoái trào, không có nút gỡ, đỉnh điểm của kịch tính là lúc mụ vợ ông lão quay về điểm xuất phát ban đầu của số phận C. Cũng như thời gian, địa điểm, các nhân vật ông lão, mụ vợ, con cá vàng, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng đều không có tên riêng, không xác định được cụ thể, đó chính là tính phiếm chỉ của truyện D. Nhân hóa là biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Nhân hóa là biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là nhận định không đúng
=> Đáp án: D
Câu 11 (0.25 điểm):
Câu văn dưới đây nói về nội dung gì? Do gắn bó với nhau từ lâu nên các cầu thủ Việt Nam hiểu rõ nhiệm vụ của mình và đồng đội trên sân. (Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?) A. Lòng khao khát của các cầu thủ B. Sự tự tin C. Các cầu thủ Việt Nam gắn bó với nhau trong thời gian dài D. Được dẫn dắt bởi huấn luyện viên giỏi |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và xác định nội dung
Lời giải chi tiết:
Nội dung: các cầu thủ Việt Nam gắn bó với nhau trong thời gian dài
=> Đáp án: C
Câu 12 (0.25 điểm):
Văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? cùng thể loại với văn bản nào? A. Lượm B. Bức tranh của em gái tôi C. Chích bông ơi! D. Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? cùng thể loại với văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
=> Đáp án: D
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) rút ra bài học cho bản thân? |
Phương pháp giải:
Từ nội dung câu chuyện rút ra bài học
Lời giải chi tiết:
Từ nội dung bài học của Dế Mèn, rút ra bài học cho bản thân: không nên huênh hoang tự mãn, cần biết cảm thông, chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì. Hãy khiêm tốn, biết lắng nghe, thấu hiểu, chịu khó học hỏi và yêu thương nhau nhiều hơn.
Câu 2 (5 điểm):
Viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người bạn thân. |
Phương pháp giải:
Nhớ lại một kỉ niệm đáng nhớ với người bạn thân của em và kể lại
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Trong khi các bạn khác có rất nhiều bạn bè, ai cũng có thể chơi cùng và kết thân. Còn em vì tính cách hướng nội nên rất khó kết bạn, chỉ có một người bạn thân là Lan. Lan là người bạn thân duy nhất của em vì thế mọi kỉ niệm về tình bạn này em đều ghi nhớ.
Lan là một cô gái xinh xắn, dễ mến và rất tốt bụng. Em và Lan tuy không học cùng lớp nhưng vì nhà gần nên đã chơi với nhau từ hồi còn nhỏ. Đã nhiều năm trôi qua chúng em vẫn luôn thân thiết, tình bạn ngày càng bền chặt và hiểu nhau như hai chị em gái.
Kỉ niệm nhớ nhất giữa em và Lan là lần chúng em giận dỗi nhau vì hiểu nhầm. Lần đó là vào mùa hè năm lớp 4, em hẹn Lan cùng đi công viên với gia đình em nhưng đến hôm đi em chờ mãi vẫn không thấy Lan tới. Suốt quá trình đi chơi em đã rất giận Lan vì không giữ lời hứa, khiến em và gia đình phải chờ. Khi về đến nhà, em bắt gặp Lan đi đâu đó cùng mẹ, em vì còn giận nên cũng không bắt chuyện với bạn. Lan gọi em mấy câu liền em cũng không hề trả lời mà đi thẳng vào nhà.
Hôm sau mẹ Lan sang nhà em chơi mới kể chuyện Lan bị ốm sốt cao vào đêm trước ngày nhà em đi công viên, nghe đến đó em biết mình đã hiểu nhầm Lan. Thế rồi cùng với sự xấu hổ, ăn năn của mình em đã mua sữa và quả đến thăm Lan ốm. Em xin lỗi Lan vì đã hiểu nhầm và giận dỗi vô cớ, Lan cũng xin lỗi vì thất hứa với em, cũng không giận em vì đã hiểu nhầm. Chúng em cứ như thế mà làm hoà với nhau, em kể lại cho Lan nghe về chuyến đi công viên của mình, hai đứa lại cười đùa vui vẻ như chưa có chuyện gì xảy ra.
Tình bạn quan trọng nhất chính là sự thấu hiểu và chân thành, em tin tình bạn của chúng em sẽ mãi mãi không thay đổi, có chăng chỉ là thân thiết hơn, đặc biệt hơn. Dù sau này có thêm nhiều bạn bè thì tình bạn này đối với em vẫn là đáng quý nhất.
(Nguồn: sưu tầm)
- Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 8
- Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 9
- Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 10
- Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 11
- Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 12
>> Xem thêm