Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 6

Tải về

Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1. Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò gì?

A. Nêu toàn bộ nội dung của sự kiện

B. Giới thiệu tóm tắt về sự kiện

C. Nêu nhân vật có trong sự kiện

D. Cả ba phương án trên

Câu 2. Từ khi trông thấy chiếc ô tô, Hon-đa đã có ước mơ gì?

A. Lớn lên mua được một chiếc xe

B. Trở thành tài xế lái xe

C. Tự làm một chiếc xe

D. Trở thành ông chủ bán xe

Câu 3. Xác định biện pháp nghệ thuật của hai câu thơ sau:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông

A. Nhân hóa

B. Hoán dụ

C. Câu hỏi tu từ

D. So sánh

Câu 4. Nội dung chính của văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa là?

A. Kể lại tuổi thơ và ước mộng của Hon-đa

B. Cung cấp thông tin tiểu sử của Hon-đa

C. Cuộc đời sóng gió của Hon-đa

D. Cách Hon-đa tạo ra chiếc xe

Câu 5. Chọn đáp án đúng nhất.

Bài ca dao sau diễn đạt điều gì?

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ

B. Ca ngợi công sinh thành, dưỡng dục trời bể của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người sống có hiếu

C. So sánh công cha với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước Biển Đông

D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 6. Gươm thần Long Quân cho mượn trong văn bản Sự tích hồ Gươm tượng trưng cho điều gì?

A. Sức mạnh của thần linh

B. Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân

C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm

D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Câu 7. Đâu không phải là câu nói nổi tiếng của Hon-đa?

A. Đối với tôi, thành công chỉ đạt được khi đã trả qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm

B. Thất lại mẹ thành công

C. Nếu tin tưởng một cái gì đó sâu sắc, ai cũng có thể tự tìm thấy năng lực bên trong của mình

D. Những con người có nhiều khuyết điểm cũng là những con người có nhiều điểm đặc biệt

Câu 8. Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, em có thể làm gì để bài văn hấp dẫn, sinh động hơn?

A. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu

B. Thêm một vài chi tiết; các yếu tố miêu tả, biểu cảm

C. Nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình

D. Tất cả đáp án trên

Câu 9. Xác định nội dung chính của đoạn trích sau:

Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a và công tiu Lê-ơ Bớc-nét Xít-ni bắt đầu xây dựng một ý tưởng tắt điện ở quy mô lớn, dự án có tên gọi “Tiếng tắt lớn”. […]

Một năm sau đó (2009), chiến dịch Giờ Trái Đất đã thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người. Hơn 4000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới cùng biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu bằng hành động tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ.

(Giờ Trái Đất – baudautu.vn)

A. Sự ra đời và phát triển của giờ Trái Đất

B. Khởi phát của giờ Trái Đất

C. Khái quát và nêu lên sự kiện thông tin

D. Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu

Câu 10. Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?

A. Đất nước còn nhiều quân giặc

B. Chiếc gươm bị gẫy

C. Giặc Minh đã bị đánh đuổi

D. Giặc khác sang xâm lược

Câu 11. Bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân gồm mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 12. Khi viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?

A. 1 phần

B. 2 phần

C. 3 phần

D. 4 phần

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Xác định ý nghĩa của các từ chânchạy trong mỗi trường hợp dưới đây:

Chân:

a. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.

(Nguyên Hồng)

b. 

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

(Ca dao)

c. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc.

(Thánh Gióng)

Chạy:

a. Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân... (Cao Duy Sơn)

b. Xe chạy chậm chậm (Nguyên Hồng)

c. Vào Thanh Hóa đi tao chạy cho tiền tàu (Nguyên Hồng)

d. Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thước (Mộng Tuyết)

Câu 2. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật cậu bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò gì?

A. Nêu toàn bộ nội dung của sự kiện

B. Giới thiệu tóm tắt về sự kiện

C. Nêu nhân vật có trong sự kiện

D. Cả ba phương án trên

Phương pháp giải:

Chú ý nội dung sa pô của văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.25 điểm):

Từ khi trông thấy chiếc ô tô, Hon-đa đã có ước mơ gì?

A. Lớn lên mua được một chiếc xe

B. Trở thành tài xế lái xe

C. Tự làm một chiếc xe

D. Trở thành ông chủ bán xe

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.25 điểm):

Xác định biện pháp nghệ thuật của hai câu thơ sau:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông

A. Nhân hóa

B. Hoán dụ

C. Câu hỏi tu từ

D. So sánh

Phương pháp giải:

Đọc kĩ và xác định biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 4 (0.25 điểm):

Nội dung chính của văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa là?

A. Kể lại tuổi thơ và ước mộng của Hon-đa

B. Cung cấp thông tin tiểu sử của Hon-đa

C. Cuộc đời sóng gió của Hon-đa

D. Cách Hon-đa tạo ra chiếc xe

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.25 điểm):

Chọn đáp án đúng nhất.

Bài ca dao sau diễn đạt điều gì?

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ

B. Ca ngợi công sinh thành, dưỡng dục trời bể của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người sống có hiếu

C. So sánh công cha với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước Biển Đông

D. Cả 3 đáp án đều sai

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài ca dao, rút ra nội dung

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 6 (0.25 điểm):

 Gươm thần Long Quân cho mượn trong văn bản Sự tích hồ Gươm tượng trưng cho điều gì?

A. Sức mạnh của thần linh

B. Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân

C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm

D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản Sự tích hồ Gươm

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 7 (0.25 điểm):

Đâu không phải là câu nói nổi tiếng của Hon-đa?

A. Đối với tôi, thành công chỉ đạt được khi đã trả qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm

B. Thất lại mẹ thành công

C. Nếu tin tưởng một cái gì đó sâu sắc, ai cũng có thể tự tìm thấy năng lực bên trong của mình

D. Những con người có nhiều khuyết điểm cũng là những con người có nhiều điểm đặc biệt

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 8 (0.25 điểm):

Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, em có thể làm gì để bài văn hấp dẫn, sinh động hơn?

A. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu

B. Thêm một vài chi tiết; các yếu tố miêu tả, biểu cảm

C. Nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp giải:

Nhớ lại quy trình viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 9 (0.25 điểm):

Xác định nội dung chính của đoạn trích sau:

Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a và công tiu Lê-ơ Bớc-nét Xít-ni bắt đầu xây dựng một ý tưởng tắt điện ở quy mô lớn, dự án có tên gọi “Tiếng tắt lớn”. […]

Một năm sau đó (2009), chiến dịch Giờ Trái Đất đã thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người. Hơn 4000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới cùng biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu bằng hành động tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ.

(Giờ Trái Đất – baudautu.vn)

A. Sự ra đời và phát triển của giờ Trái Đất

B. Khởi phát của giờ Trái Đất

C. Khái quát và nêu lên sự kiện thông tin

D. Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu

Phương pháp giải:

Đọc kĩ và rút ra nội dung chính

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 10 (0.25 điểm):

Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?

A. Đất nước còn nhiều quân giặc

B. Chiếc gươm bị gẫy

C. Giặc Minh đã bị đánh đuổi

D. Giặc khác sang xâm lược

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung truyện Sự tích Hồ Gươm

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 11 (0.25 điểm):

Bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân gồm mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Phương pháp giải:

Nhớ lại quy trình viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 12 (0.25 điểm):

Khi viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?

A. 1 phần

B. 2 phần

C. 3 phần

D. 4 phần

Phương pháp giải:

Nhớ lại quy trình viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tíc

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Phần II.

Câu 1 (2 điểm):

Xác định ý nghĩa của các từ chânchạy trong mỗi trường hợp dưới đây:

Chân:

a. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.

(Nguyên Hồng)

b. 

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

(Ca dao)

c. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc.

(Thánh Gióng)

Chạy:

a. Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân... (Cao Duy Sơn)

b. Xe chạy chậm chậm (Nguyên Hồng)

c. Vào Thanh Hóa đi tao chạy cho tiền tàu (Nguyên Hồng)

d. Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thước (Mộng Tuyết)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các ví dụ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Chân:

a. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để nâng đỡ cơ thể, đi, đứng, chạy, nhảy.

b. Phần dưới cùng, phần gốc và nâng đỡ của một vật.

c. Phần dưới cùng của một ngọn núi, tiếp giáp mặt đất, nâng đỡ cả ngọn núi.

Chạy

a. Là động từ chỉ tốc độ đi của con người, đi nhanh quá là chạy. 

b. Là hoạt động một phương tiện đang di chuyển tới nơi khác trên một bề mặt.

c. Khẩn trương lo liệu để mau chóng có được, đạt được cái đang cần, đang muốn.

d. Trải dài, kéo dài, nằm trải ra thành dải dài.

Câu 2 (5 điểm):

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật cậu bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phương pháp giải:

- Mở bài: giới thiệu nhân vật cần bàn luận và thể hiện ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật

- Thân bài:

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm để giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật cần phân tích

+ Nêu ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật

- Kết bài: khẳng định lại ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật, nêu cảm nghĩ của người viết về nhân vật

Lời giải chi tiết:

Dàn ý chi tiết:

1. Mở bài: giới thiệu nhân vật cần bàn luận và thể hiện ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật

- Nhân vật bé Hồng – nhân vật trung tâm của đoạn trích “Trong lòng mẹ” (chương thứ IV của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”) hiện lên với cảnh ngộ đáng thương và tình yêu thương mẹ đáng trân trọng.

- Tình cảnh đáng thương của chú bé Hồng và tình cảm yêu thương mẹ sâu sắc, mãnh liệt của em đã để lại cho người đọc nhiều rung cảm.

2. Thân bài:

* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm để giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật cần phân tích

- Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí “Những ngày thơ ấu” được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

- Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là tập hồi kí viết về những ngày tuổi thơ cay đắng và khắc nghiệt của chính tác giả – một tuổi thơ mồ côi, chịu bao nhiêu tủi nhục, thiếu thốn. Và có lẽ, trong tác phẩm, làm cho người đọc cảm động nhất chính là đoạn trích “Trong lòng mẹ” – trích Chương IV. Đoạn trích đã cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương cùng nỗi đau tinh thần bấy lâu của bé Hồng đồng thời ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

* Nêu ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật

- Đặc điểm 1: Hồng là đứa trẻ nhạy cảm, em luôn dành cho mẹ tình yêu thương sâu sắc và niềm tin yêu tuyệt đối; đồng thời em căm phẫn những hủ tục lạc hậu đã đày đọa người mẹ kính yêu của em

+ Hoàn cảnh bé Hồng: Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ: bố mất trong vòng nghiện ngập, người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự dè bỉu, khinh bỉ của người đời. Hồng ở với bà cô cay nghiệt, ghẻ lạnh, luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.

+ Một lần, nghe bà cô hỏi có muốn vào Thanh Hóa chơi với “mợ mày không?”, bé lập tức tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ. Bé nhớ mẹ, muốn gặp mẹ nên đã toan trả lời là có, nhưng tâm hồn nhạy cảm đã khiến bé Hồng nhận ra ngay ý đồ thâm hiểm trong giọng nói và trên nét mặt bà cô, cho nên bé cúi đầu không đáp. Cử chỉ ấy là một cách phản kháng ý đồ gieo rắc vào đầu óc cậu bé những hoài nghi để cậu khinh miệt mẹ. Trong em, sự độc ác của bà cô đã cho em một bài học về cách tính toán của người lớn, đã biến em thành một người khôn ngoan,  “phòng thủ kẻ xấu” đã trở thành bản năng tự vệ, và vũ khí duy nhất của em, để bảo vệ cho danh dự của người mẹ thân yêu. Và tiếng cười của em khi trả lời bà cô: “Cháu không muốn vào” như gây cho người đọc cảm giác dường như Hồng không chú ý, không buồn bã khi phải xa mẹ. Mặc dù trả lời như vậy nhưng chắc rằng lúc bấy giờ, trong lòng Hồng, hình ảnh và những tình cảm yêu thương mặn nồng đối với mẹ đang trào dâng nghện ngào.

+ Bé Hồng đã bênh vực mẹ bằng những ý nghĩ quyết liệt: đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. Họ hàng bên nội có thể ruồng rẫy mẹ, kết tội mẹ, thóa mạ mẹ… nhưng với bé Hồng, mẹ vẫn là người mẹ hiền từ, yêu quý mà cậu ra sức bảo vệ.

+ Trước sự mỉa mai của bà cô, bé không chịu nổi đã òa lên khóc. Bé khóc vì căm tức những thành kiến bất công của bà cô, của người đời đối với mẹ. Bé khóc vì thương xót người mẹ yếu đuối do sợ miệng lưỡi thế gian mà phải xa lìa con, trốn tránh tìm nơi sinh nở.

+ Tình thương mẹ của bé Hồng trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết và đã biến thành khát vọng phản kháng quyết liệt: giá như cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi. Chi tiết này chứng tỏ tình cảm của Hồng đối với mẹ thật bao la, vô bờ bến.

+ Khi nghe bà cô hỏi chuyện, là một cậu bé nhạy cảm Hồng nhận ra ngay ý nghĩ cay độc sau giọng nói và nét mặt “rất kịch” của bà cô. Cậu thầm nghĩ về mẹ và không đáp lại lời bà cô, trong lòng cậu vẫn có một niềm tin mãnh liệt chắc chắn thế nào mẹ cũng về, cậu trả lời bà cô mà lòng thắt lại, khóe mắt đã bắt đầu cay cay. Hồng đau đớn, xót thương mẹ khi thấy cô nói xấu, xúc xiểm người mẹ mà em hằng tôn quý.

+ Hồng không trách mẹ, dù mẹ chưa đoạn tang cha mà đã chửa đẻ với người khác. Chính bởi em cũng hiểu cuộc hôn nhân của cha mẹ hoàn toàn bị ép buộc không có hạnh phúc. Cho nên việc mẹ xây dựng hạnh phúc với người khác, chẳng qua vì mẹ cố tìm lại thời thanh xuân mà mình đã đánh mất, đã chôn vùi dưới nấm mồ thời gian mà thôi.

+ Nhà văn miêu tả rất thành công điệu cười của Hồng: “cười dài trong tiếng khóc”. Cái tiếng cười ấy chứa đựng biết bao hàm ý. Trước hết đó là một tiếng cười chua xót, tủi phận khi không có một gia đình như ai. Sau nữa là tiếng cười căm giận, mỉa mai.

=> Hồng là một đứa bé nhạy cảm, thông minh. Trong tận sâu thẳm trái tim mình, Hồng vẫn có một niềm tin mãnh liệt về mẹ. Càng yêu thương mẹ và xót xa trước những bất hạnh của mẹ bao nhiêu, Hồng càng căm phẫn những hủ tục đã đầy đọa cuộc đời mẹ. Những trạng thái cảm xúc của Hồng đã được nhà văn Nguyên Hồng thể hiện chân thực, xúc động bằng những dòng hồi kí đượm chất trữ tình. Những câu văn thấm đượm giá trị nhân văn này đã lay động trái tim bạn đọc, khiến chúng ta cẳm thấy khóe mắt cay cay, tâm hồn rung động cùng diễn biến tâm trạng của nhân vật…

- Đặc điểm 2: Niềm sung sướng, hạnh phúc của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.

+ Bằng những trực giác hết sức tinh tế nhạy bén của mình, thêm vào đó là tình cảm nồng nàn Hồng dành cho mẹ, em đã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ mình. Nhưng nếu em nhầm lẫn thì cảm giác thất vọng, sụp đổ được Hồng tưởng tượng như “người bộ hành đi giữa sa mạc mênh mông thì bắt gặp ảo ảnh của bóng râm và dòng suối”.

+ Hình ảnh em hồng hộc choáng ngợp tâm trí nên em có thể quên ngay những lời đồn đại xấu xa về mẹ. Từ những cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm “trong lòng mẹ”, nhà văn nêu lên nhận xét khái quát và đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: “Phải bé lại và để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Lúc nỗi nhớ, niềm thương, nỗi uất ức lâu ngày bị dồn nén, bỗng đột ngột được giải tỏa, bé Hồng òa lên khóc rồi cứ thế nức nở…”

=> Nhờ tình yêu thương và niềm tin ấy, đến khi gặp mẹ, bé Hồng đã nhận được niềm sung sướng và hạnh phúc lớn lao. Người mẹ của bé Hồng trở về đúng thời điểm quan trọng nhất, đã xua tan mọi đau đớn, dằn vặt trong tâm hồn chú bé. Hồng lúc ấy chỉ là một chú bé con, trở về trong lòng người mẹ yêu dấu, rất thơ ngây và trong trắng. Em thực sự phải được hưởng niềm hạnh phúc to lớn lao ấy bởi con người, tâm hồn em đích thực là một vì sao lạc lõng, nhỏ bé nhưng sáng chói giữa bầu trời bao la.

3. Kết bài: khẳng định lại ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật, nêu cảm nghĩ của người viết về nhân vật

- Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình qua việc xây dựng tình huống, ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật, nhà văn Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu cháy bỏng của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh.

- Hình ảnh nhân vật chú bé Hồng khiến người đọc xúc động với tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý


Bình chọn:
2.8 trên 5 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí