Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 9>
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (6đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
ANH BỘ ĐỘI VÀ TIẾNG NHẠC LA
(Hoàng Nhuận Cầm)
Anh bộ đội xắn quần đi trong mưa
Bầy la theo rừng già, rừng thưa
Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ
Còn có tiếng nhạc trên cổ la
Những cây nấm nâu, màu nâu già
Tự dưng thức dậy bên vòm lá
Những bông hoa chưa có tên hoa
Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng
Tiếng nhạc trên cổ la rung rung
Đã sáu năm là bài hát của rừng
Có những con đường hoang dại lắm
Chỉ in chân la và chân anh
Những con đường xa, con đường xanh
Sáng lên viên đạn vàng căm giận
Cần mẫn bầy la đi ra trận
Bao gùi hàng hồi hộp trên lưng
Câu hỏi
Câu 1. Anh bộ đội và bầy la làm nhiệm vụ gì?
A. Làm giao liên.
B. Gùi hàng ra chiến trường.
C. Trinh sát.
D. Cải thiện kinh tế cho đơn vị.
Câu 2. Chi tiết, hình ảnh nào trong khổ thơ sau gợi tả nhiệm vụ của anh bộ đội, hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ.
Những con đường xa, con đường xanh
Sáng lên viên đạn vàng căm giận
Cần mẫn bầy la đi ra trận
Bao gùi hàng hồi hộp trên lưng..
A. Con đường xa; gùi hàng hồi hộp trên lưng..
B. Viên đạn căm giận; bầy la ra trận.
C. Cần mẫn; con đường xanh.
D. Con đường xanh; căm giận.
Câu 3. Dòng nào nói lên yếu tố tự sự và tác dụng của chúng trong bài thơ?
A. Kể cây nấm, bông hoa nghe tiếng nhạc la; để thể hiện sự ngộ nghĩnh.
B. Anh bộ đội dẫn bầy la gùi hàng giữa rừng; để bộc lộ cảm xúc.
C. Anh bộ đội dẫn bầy la gùi hàng ra trận 6 năm liền; để tái hiện nhiệm vụ gian khổ của người lính trong chiến tranh vệ quốc, để bộc lộ cảm xúc.
D. Kể hành trình gùi hàng ra trận vẫn tiếp diễn; để thể hiện sự khâm phục.
Câu 4. Yếu tố miêu tả đã làm rõ điều gì trên hành trình của anh bộ đội?
A. Một mình cần mẫn với bầy la gùi hàng giữa rừng già hoang vắng.
B. Anh bộ đội làm việc giữa không gian lãng mạn, thơ mộng.
C. Anh bộ đội được khám phá rừng già.
D. Anh bộ đội làm việc giữa muôn vàn âm thanh, hương sắc của rừng
Câu 5. Phân tích hiện thực và cảm xúc được thể hiện trong khổ thơ cuối (1đ)
Câu 6. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội trong bài thơ Anh bộ đội và tiếng nhạc la của Hoàng Nhuận Cầm (viết đoạn văn dài từ 6-8 câu) (1đ)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)
Câu 1. Đọc 2 ngữ liệu, quan sát bức ảnh sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ)
1. Thích nghi với việc ở một mình. Có rất nhiều cách giúp bạn hiểu hơn về bản thân. Ví dụ như dành thời gian nghĩ về mong ước lớn lao nhất của bạn. Khi dành nhiều thời gian cho các hoạt động một mình, bạn sẽ dần cảm thấy thoải mái hơn khi không có sự hiện diện của người khác. Việc đối mặt với nỗi sợ ở một mình sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ sợ hãi hơn và quen với điều đó. Hãy bắt đầu làm quen với việc ở một mình trong khoảng thời gian ngắn và tăng dần thời lượng.
2. Trở nên độc lập: để được vui vẻ ngay cả khi chỉ có một mình, điều đầu tiên mà chúng ta cần làm là ít dựa dẫm vào niềm hạnh phúc mà người khác đem lại cho chúng ta, và trở nên “tự lực cánh sinh” hơn.
Bạn có thể duy trì tính hướng ngoại và tính xã hội của mình ngay cả khi bạn chỉ có một mình. Tập trung phát triển sự tự tin bằng cách luyện tập và tham gia vào hoạt động mà bạn có thể làm một mình và đào sâu vào lĩnh vực mà bạn chưa khám phá.
a. Chỉ ra mối liên quan giữa văn bản đọc với 2 ngữ liệu và hình ảnh trên
b. Mục đích của ngữ liệu 1,2 là gì? Chúng có giúp ích gì cho em không?
Câu 2. Suy nghĩ của em về một trong hai vấn đề được gợi ra từ ngữ liệu 1 hoặc 2 (bài văn dài từ 1-1,5 trang giấy) (4đ)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
B |
B |
C |
A |
Câu 1. Anh bộ đội và bầy la làm nhiệm vụ gì? A. Làm giao liên. B. Gùi hàng ra chiến trường. C. Trinh sát. D. Cải thiện kinh tế cho đơn vị. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Anh bộ đội và bầy la làm nhiệm vụ: Gùi hàng ra chiến trường
→ Đáp án B
Câu 2. Chi tiết, hình ảnh nào trong khổ thơ sau gợi tả nhiệm vụ của anh bộ đội, hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Những con đường xa, con đường xanh Sáng lên viên đạn vàng căm giận Cần mẫn bầy la đi ra trận Bao gùi hàng hồi hộp trên lưng.. A. Con đường xa; gùi hàng hồi hộp trên lưng.. B. Viên đạn căm giận; bầy la ra trận. C. Cần mẫn; con đường xanh. D. Con đường xanh; căm giận. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ
Lời giải chi tiết:
Chi tiết, hình ảnh trong khổ thơ gợi tả nhiệm vụ của anh bộ đội, hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ: Viên đạn căm giận; bầy la ra trận
→ Đáp án B
Câu 3. Dòng nào nói lên yếu tố tự sự và tác dụng của chúng trong bài thơ? A. Kể cây nấm, bông hoa nghe tiếng nhạc la; để thể hiện sự ngộ nghĩnh. B. Anh bộ đội dẫn bầy la gùi hàng giữa rừng; để bộc lộ cảm xúc. C. Anh bộ đội dẫn bầy la gùi hàng ra trận 6 năm liền; để tái hiện nhiệm vụ gian khổ của người lính trong chiến tranh vệ quốc, để bộc lộ cảm xúc. D. Kể hành trình gùi hàng ra trận vẫn tiếp diễn; để thể hiện sự khâm phục. |
Phương pháp giải
Đọc kĩ bài thơ và các đáp án
Chú ý các yếu tố tự sự và rút ra tác dụng
Lời giải chi tiết
Dòng nói lên yếu tố tự sự và tác dụng của chúng trong bài thơ: Anh bộ đội dẫn bầy la gùi hàng ra trận 6 năm liền; để tái hiện nhiệm vụ gian khổ của người lính trong chiến tranh vệ quốc, để bộc lộ cảm xúc
→ Đáp án C
Câu 4. Yếu tố miêu tả đã làm rõ điều gì trên hành trình của anh bộ đội? A. Một mình cần mẫn với bầy la gùi hàng giữa rừng già hoang vắng. B. Anh bộ đội làm việc giữa không gian lãng mạn, thơ mộng. C. Anh bộ đội được khám phá rừng già. D. Anh bộ đội làm việc giữa muôn vàn âm thanh, hương sắc của rừng |
Phương pháp giải
Đọc kĩ bài thơ, chú ý các yếu tố miêu tả
Lời giải chi tiết
Yếu tố miêu tả đã làm rõ hành trình một mình cần mẫn với bầy la gùi hàng giữa rừng già hoang vắng của anh bộ đội
→ Đáp án A
Câu 5. Phân tích hiện thực và cảm xúc được thể hiện trong khổ thơ cuối (1đ) |
Phương pháp giải
Đọc kĩ khổ thơ cuối
Lời giải chi tiết
- Hiện thực: chiến tranh chưa chấm dứt, anh bộ đội tiếp tục hành trình của mình (chở hàng ra chiến trường)
- Cảm xúc: Căm giận quân xâm lược; lo lắng, mong (hồi hộp) chờ chuyến hàng an toàn và hy vọng vào ngày mai tươi sáng (con đường xanh)
Câu 6. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội trong bài thơ Anh bộ đội và tiếng nhạc la của Hoàng Nhuận Cầm (viết đoạn văn dài từ 6-8 câu) (1đ) |
Phương pháp giải
Dựa vào những phân tích ở trên
Chú ý những chi tiết thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội
Lời giải chi tiết
- Anh bộ đội kiên nhẫn thực hiện nhiệm vụ với trách nhiệm cao
- Sống lạc quan: một mình với bầy la và rừng núi hoang vắng nhưng anh không buồn bã mà luôn lạc quan hòa mình với thiên nhiên và tin tưởng vào tương lai tươi sáng
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)
Câu 1.
a. Chỉ ra mối liên quan giữa văn bản đọc với 2 ngữ liệu và hình ảnh trên
b. Mục đích của ngữ liệu 1,2 là gì? Chúng có giúp ích gì cho em không?
Phương pháp giải:
a. Đọc kĩ văn bản đọc và hình ảnh
b. Rút ra nội dung của 2 ngữ liệu
Lời giải chi tiết:
a. Mối liên hệ giữa văn bản đọc và 2 ngữ liệu: Đều nói tới sống, làm việc khi chỉ có một mình theo hướng tích cực, lạc quan
b. Mục đích: Tập thích nghi khi sống một mình (thoát nỗi sợ hãi). Khi sống một mình sẽ khám phá, rèn luyện mình để trở nên độc lập hơn
- Giúp ích: học sinh tự trả lời
Câu 2. Suy nghĩ của em về một trong hai vấn đề được gợi ra từ ngữ liệu 1 hoặc 2 (bài văn dài từ 1-1,5 trang giấy) (4đ)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết:
|
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
-Nêu hiện tượng/vấn đề bàn luận: Thích nghi với việc ở một mình/ Trở nên độc lập khi sống một mình - Nêu khái quát quan điểm đối với vấn đề cần bàn luận |
Thân bài |
2,0 |
- Cách hiểu sống một mình (gắn vào hoàn cảnh cụ thể, tình huống buộc ta chỉ có một mình…) - Các trạng thái khi một mình (tích cực, tiêu cực) + Biểu hiện tích cực (dẫn chứng, lí lẽ) →hiệu quả + Biểu hiện tiêu cực (dẫn chứng, lí lẽ) →hiệu quả - Phản đề/ lật lại vấn đề: nếu không biết sống tích cực khi một mình sẽ ra sao |
Kết bài |
0,25 |
- Khẳng định vai trò của thái độ sống tích cực khi buộc phải sống một mình - Nhận thức, hành động của bản thân khi sống một mình |
Yêu cầu khác |
0,25 |
- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận) - Dẫn chứng đa dạng phù hợp với lí lẽ, ý kiến |
Loigiaihay.com
- Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 10
- Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 11
- Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 12
- Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 13
- Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 8
>> Xem thêm