Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 5

Tải về

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

A. Sơn Tinh, Thủy Tinh

B. Thánh Gióng

C. Cây Khế

D. Thạch Sanh

Câu 2: Văn bản trên thuộc thể loại văn học dân gian nào?

A. Cổ tích

B. Tục ngữ

C. Truyền thuyết

D. Ca dao

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Miêu tả kết hợp biểu cảm

Câu 4: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ mượn?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 5: Trong các từ sau từ nào là từ mượn?

A. Tục truyền

B. Vợ chồng

C. Mặt mũi

D. Làm ăn

Câu 6. Nguồn gốc của từ mượn “thụ thai”?

A. Từ mượn Anh - Mỹ

B. Từ mượn Hán Việt

C. Từ mượn Pháp

D. Từ mượn Nga

Câu 7: Nội dung của đoạn trích trên là gì?

A. Thánh Gióng lớn lên và đi đánh giặc.

B. Thánh Gióng đánh thắng quân giặc và bay về trời.

C. Thánh Gióng được nuôi lớn bởi sự đoàn kết của toàn dân

D. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

Câu 8: Giải thích nghĩa của từ tục truyền”.

A. Truyền đạt ý kiến nào đó.

B. Tổ tiên trong gia đình truyền lại một nghề gì đó.

C. Chỉ người có quyền hành

D. Theo dân gian truyền lại.

Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Theo em cái vươn vai thần kì của Thánh Gióng có ý nghĩa gì?

Câu 2 (5 điểm): Em hãy đóng vai một nhân vật mà yêu yêu thích trong truyện cổ tích Thạch Sanh để kể lại truyện Thạch Sanh.

Đáp án

Phần I:

Câu 1:

Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

A. Sơn Tinh, Thủy Tinh

B. Thánh Gióng

C. Cây Khế

D. Thạch Sanh

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích trên được trích từ văn bản Thánh Gióng

=> Đáp án: B

Câu 2:

Văn bản trên thuộc thể loại văn học dân gian nào?

A. Cổ tích

B. Tục ngữ

C. Truyền thuyết

D. Ca dao

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên thuộc thể loại truyền thuyết

=> Đáp án: C

Câu 3:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Miêu tả kết hợp biểu cảm

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý ngôn ngữ

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự

=> Đáp án: A

Câu 4:

Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ mượn?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của từ mượn

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 5:

Trong các từ sau từ nào là từ mượn?

A. Tục truyền

B. Vợ chồng

C. Mặt mũi

D. Làm ăn

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của từ mượn

Lời giải chi tiết:

Từ mượn là từ “tục truyền”

=> Đáp án: A

Câu 6:

Nguồn gốc của từ mượn “thụ thai”?

A. Từ mượn Anh - Mỹ

B. Từ mượn Hán Việt

C. Từ mượn Pháp

D. Từ mượn Nga

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của từ mượn

Lời giải chi tiết:

Nguồn gốc của từ mượn “thụ thai” là từ mượn Hán Việt

=> Đáp án: B

Câu 7:

Nội dung của đoạn trích trên là gì?

A. Thánh Gióng lớn lên và đi đánh giặc.

B. Thánh Gióng đánh thắng quân giặc và bay về trời.

C. Thánh Gióng được nuôi lớn bởi sự đoàn kết của toàn dân

D. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích kể về sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng

=> Đáp án: D

Câu 8:

Giải thích nghĩa của từ “tục truyền”.

A. Truyền đạt ý kiến nào đó.

B. Tổ tiên trong gia đình truyền lại một nghề gì đó.

C. Chỉ người có quyền hành

D. Theo dân gian truyền lại.

Phương pháp giải:

Dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa

Lời giải chi tiết:

Tục truyền nghĩa là theo dân gian truyền lại

=> Đáp án: D

Phần II:

Câu 1:

Theo em cái vươn vai thần kì của Thánh Gióng có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa:

+ Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hung: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công.

+ Cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước.

+ Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân

+ Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện.

Câu 2:

Em hãy đóng vai một nhân vật mà yêu yêu thích trong truyện cổ tích Thạch Sanh để kể lại truyện Thạch Sanh.

Phương pháp giải:

Bài viết đảm bảo yêu cầu về hình thức, ngôi kể phù hợp, trình bày sạch đẹp

Lời giải chi tiết:

1. Mở bài: Đóng vai nhân vật để kể lại sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

2. Thân bài:

- Xuất thân của nhân vật.

- Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

- Diễn biến chính.

+ Cuộc gặp gỡ giữa Lý Thông và Thạch Sanh, hai người kết nghĩa huynh đệ.

+ Thạch Sanh giết trăn tinh bị Lý Thông cướp công.

+ Thạch Sanh cứu công chúa bị Lý Thông cướp công.

+ Thạch Sanh Cứu con vua thủy tề.

+ Thạch Sanh bị vu oan và phải ngồi tù

+ Thạch Sanh gảy đàn, công chúa nghe hiểu tiếng đàn, Thạch Sanh được minh oan.

+ Mẹ con Lý Thông phải trả giá bằng cái chết.

+ Thạch Sanh dẹp loạn quân 18 nước.

+ Thạch Sanh lên ngôi vua, sống vui vẻ hạnh phúc bên công chúa.

- Khi kể có sử dụng yếu tố tưởng tượng.

3. Kết bài:

- Kết thúc câu chuyện

- Rút ra bài học từ câu chuyện


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí