Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 2>
Tải vềPHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Nhân vật phản diện trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là ai?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Nhân vật phản diện trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là ai?
A. Ông lão đánh cá
B. Con cá
C. Bà vợ
D. Biển
Câu 2. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám
B. Trong thời kì chống Pháp
C. Thời kì chống Mĩ
D. Khi đất nước hòa bình
Câu 3. Từ tấm lòng của Bác qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em rút ra được bài học đạo đức nào?
A. Sống tiết kiệm
B. Quan tâm, yêu thương mọi người
C. Cần vù trong lao động
D. Khiêm tốn
Câu 4. Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì?
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đời nương
A. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả
B. Chỉ người lao động
C. Chỉ công việc lao động
D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động
Câu 5. Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?
A. Tăng tiến, tượng trưng
B. So sánh, liệt kê
C. Tăng tiến, hoán dụ
D. Tăng tiến, liệt kê
Câu 6. Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?
A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương
B. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận
C. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng
D. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan
Câu 7. Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản
A. 4 kiểu
B. 5 kiểu
C. 6 kiểu
D. 7 kiểu
Câu 8. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là gì?
Chọn đáp án không đúng.
A. Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của bài thơ
B. Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ
C. Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả
D. Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ
Câu 9. Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?
A. Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể
B. Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng
C. Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
D. Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
Câu 10. Câu sau có mấy cụm danh từ?
“Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng”.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 11. Tình cảm nổi bật trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ là tình cảm gì?
A. Tình yêu quê hương, đất nước
B. Tình cảm gia đình
C. Tình bạn
D. Tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng
Câu 12. Cụm danh từ là gì?
A. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ
B. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
C. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn
D. Tất cả đáp án trên
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Đóng vai cá vàng kể lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0.5 điểm)
Nhân vật phản diện trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là ai? A. Ông lão đánh cá B. Con cá C. Bà vợ D. Biển |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Nhân vật phản diện trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là mụ vợ tham lam, độc ác
=> Đáp án: C
Câu 2 (0.5 điểm)
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám B. Trong thời kì chống Pháp C. Thời kì chống Mĩ D. Khi đất nước hòa bình |
Phương pháp:
Nhớ lại hoàn cảnh xuất xứ của bài thơ
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời trong thời kì chống Pháp
=> Đáp án: B
Câu 3 (0.5 điểm)
Từ tấm lòng của Bác qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em rút ra được bài học đạo đức nào? A. Sống tiết kiệm B. Quan tâm, yêu thương mọi người C. Cần vù trong lao động D. Khiêm tốn |
Phương pháp:
Từ nội dung bài thơ rút ra bài học đạo đức
Lời giải chi tiết:
Từ tấm lòng của Bác qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em rút ra được bài học đạo đức: Quan tâm, yêu thương mọi người
=> Đáp án: B
Câu 4 (0.5 điểm)
Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì? Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đời nương A. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả B. Chỉ người lao động C. Chỉ công việc lao động D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về hoán dụ
Lời giải chi tiết:
Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho quá trình lao động nặng nhọc, vất vả
=> Đáp án: A
Câu 5 (0.5 điểm)
Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì? A. Tăng tiến, tượng trưng B. So sánh, liệt kê C. Tăng tiến, hoán dụ D. Tăng tiến, liệt kê |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là tăng tiến, liệt kê
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.5 điểm)
Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ? A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương B. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận C. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng D. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về ẩn dụ
Lời giải chi tiết:
Ẩn dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng
=> Đáp án: C
Câu 7 (0.5 điểm)
Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản A. 4 kiểu B. 5 kiểu C. 6 kiểu D. 7 kiểu |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về hoán dụ
Lời giải chi tiết:
Có 4 kiểu hoán dụ cơ bản
=> Đáp án: A
Câu 8 (0.5 điểm)
Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là gì? Chọn đáp án không đúng. A. Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của bài thơ B. Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ C. Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả D. Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ |
Phương pháp:
Nhớ lại quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Lời giải chi tiết:
Ý không đúng: Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ
=> Đáp án: D
Câu 9 (0.5 điểm)
Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào? A. Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể B. Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng C. Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng D. Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về biện pháp hoán dụ
Lời giải chi tiết:
Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng
=> Đáp án: B
Câu 10 (0.5 điểm)
Câu sau có mấy cụm danh từ? “Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng”. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về cụm danh từ
Lời giải chi tiết:
Có 4 cụm danh từ
=> Đáp án: C
Câu 11 (0.5 điểm)
Tình cảm nổi bật trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ là tình cảm gì? A. Tình yêu quê hương, đất nước B. Tình cảm gia đình C. Tình bạn D. Tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng |
Phương pháp:
Nhớ lạ nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Tình cảm nổi bật trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ là tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng
=> Đáp án: D
Câu 12 (0.5 điểm)
Cụm danh từ là gì? A. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ B. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành C. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Nhớ lại khái niệm cụm danh từ
Lời giải chi tiết:
Tất cả đáp án trên
=> Đáp án: D
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Đóng vai cá vàng kể lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung, các sự kiện chính của truyện và kể lại dưới góc nhìn của cá vàng
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Tôi là cá vàng, trong một lần dạo chơi dưới biển tôi vô tình bị mắc vào lưới đánh cá của một ông lão. Ông lão kéo tấm lưới lên, nhìn thấy tôi, ông lão nói:
- Ta đã giăng lưới cả một buổi sáng, lần thứ nhất ta chỉ kéo được bùn, lần thứ hai thì thấy toàn là rong biển, lần này cuối cùng cũng có một chú cá vàng nhà ngươi.
Tôi chưa muốn rời xa biển cả đại dương bao la nên cất tiếng kêu van:
- Ông lão ơi! Ông sinh phúc thả tôi trở về biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được.
Ông lão ngạc nhiên lắm, nhưng rồi cũng thả tôi xuống biển và nói:
- Trời phù hộ cho nhà ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì.
Quả là một ông lão nhân hậu và tốt bụng, tôi cảm ơn ông rối rít và quẫy đuôi lặn xuống biển. Thế nhưng một lúc sau, ông lão quay lại tìm tôi. Lúc này, biển gợn sóng êm ả, tôi ngoi lên hỏi ông lão:
- Ông lão ơi! Ông cần gì thế?
Ông lão chào tôi và nói rằng mụ vợ của ông đòi một cái máng lợn mới. Thương ông lão hiền lành, tôi liền đáp ứng ngay yêu cầu của mụ. Những tưởng chỉ vậy là xong, ông lão lại tới tìm tôi nhiều lần hơn và mỗi lần đều đòi hỏi những thứ lớn hơn. Lần thứ hai, biển xanh bắt đầu nổi sóng, mụ đòi một tòa nhà đẹp, tôi cũng biến túp lều của họ thành một ngôi nhà rộng lớn khang trang. Lần thứ ba, sóng biển nổi dữ dội, mụ lại muốn trở thành một nhất phẩm phu nhân. Tôi cũng đồng ý và mụ không còn là một người nông dân nữa mà trở thành một nhất phẩm phu nhân quyền quý. Lần thứ tư, biển nổi sóng mù mịt, ông lão lủi thủi nói rằng vợ lão muốn làm nữ hoàng. Đúng như yêu cầu của mụ, mụ đã trở thành nữ hoàng, kẻ hầu người hạ tấp nập. Không thấy ông lão tìm tôi nữa, có lẽ mụ vợ đã thỏa mãn với những đòi hỏi của mình. Vậy mà tôi đã nhầm, được ít tuần, ông lão đến tìm tôi, một cơn giông tố kinh khủng kéo đến. Lần này, mụ vợ của ông lão quá quắt đến mức muốn trở thành Long Vương để bắt tôi hầu hạ theo ý muốn của mụ. Tôi không nói gì cả, liền quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển. Thật là một con người tham lam!
Một thời gian sau, tôi nghe ngư dân trên biển kể với nhau rằng nhà ông lão đã quay trở về túp lều tranh rách rưới với cái máng lợn sứt mẻ, mụ vợ lão chẳng còn là phu nhân hay bà hoàng gì nữa.
- Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3
- Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4
- Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 5
- Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 6 cánh diều có đáp án
- Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 6
>> Xem thêm