Đề thi học kì 1 KHTN 9 Kết nối tri thức - Đề số 5

Đề thi học kì 1 - Đề số 5

Đề bài

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 :

Vật có cơ năng khi

  • A.

    vật có khả năng sinh công.

  • B.

    vật có khối lượng lớn.

  • C.

    vật có tính ì lớn.

  • D.

    vật có đứng yên.

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?

  • A.

    Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng.

  • B.

    Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.

  • C.

    Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, cơ năng không được bảo toàn.

  • D.

    Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại.

Câu 3 :

Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

  • A.

    Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.

  • B.

    Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.

  • C.

    Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần.

  • D.

    Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần.

Câu 4 :

Đầu tàu hoả kéo toa xe với lực \(F = 500000\,N\). Công của lực kéo của đầu tàu khi xe dịch chuyển 0,2 km là

  • A.

    \(A = {10^5}\,J\)

  • B.

    \(A = {10^8}\,J\)

  • C.

    \(A = {10^6}\,J\)

  • D.

    \(A = {10^4}\,J\)

Câu 5 :

Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây?

  • A.

    1500 W.

  • B.

    500 W.

  • C.

    1000 W.

  • D.

    250 W.

Câu 6 :

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng ánh sáng bị

  • A.

    gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

  • B.

    giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

  • C.

    hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

  • D.

    thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Câu 7 :

Chiết suất của nước và của thủy tinh đối với một ánh sáng đơn sắc có giá trị lần lượt là 1,333 và 1,532. Chiết suất tỉ đối của nước đối với thủy tinh ứng với ánh sáng đơn sắc này là

  • A.

    0,199.

  • B.

    0,870.

  • C.

    1,433.

  • D.

    1,149.

Câu 8 :

Trên nhiều dụng cụ điện trong gia đình thường có ghi 220V và số oát W. Số oát này có ý nghĩa gì?

  • A.

    Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.

  • B.

    Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

  • C.

    Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

  • D.

    Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

Câu 9 :

Máy khử rung tim hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?

  • A.

    Tác dụng nhiệt.

  • B.

    Tác dụng phát sáng.

  • C.

    Tác dụng từ.

  • D.

    Tác dụng sinh lí.

Câu 10 :

Nội dung nào sau đây không phải là ưu điểm của năng lượng mặt trời?

  • A.

    Nguồn năng lượng luôn sẵn trong thiên nhiên.

  • B.

    Không phát thải các chất gây ô nhiễm.

  • C.

    Không gây hiệu ứng nhà kính.

  • D.

    Giá thành sản xuất pin mặt trời rẻ.

Câu 11 :

Cho dãy các kim loại Mg, Cr, K, Li. Kim loại mềm nhất trong dãy là

  • A.

    Cr

  • B.

     Mg

  • C.

    K

  • D.

    Li

Câu 12 :

Điện trở đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện. Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện của kim loại càng giảm. Cho 4 kim loại X, Y, Z, T ngẫu nhiên tương ứng với Ag, Al, Fe, Cu. Cho bảng giá trị điện trở của các kim loại như sau:

Kim loại

X

Y

Z

T

Điện trở

2,82.10-8

1,72.10-8

1,00.10-8

1,59.10-8

Y là kim loại nào trong các kim loại dưới đây?

  • A.

    Fe

  • B.

    Ag

  • C.

    Cu

  • D.

    Al

Câu 13 :

Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch base và giải phóng khí hydrogen là

  • A.

    K, Ca

  • B.

    Zn, Ag

  • C.

    Mg, Ag

  • D.

    Cu, Ba

Câu 14 :

Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Kết luận nào sau đây là sai?

  • A.

    Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội là Al, Fe.

  • B.

    Kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, HCl là Cu, Ag

  • C.

    Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH là Al.

  • D.

    Kim loại Mg, Al, Fe tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hydrogen.

Câu 15 :

Cho các thí nghiệm sau:

1. Cho K vào nước

2. Cho Na vào dung dịch CuSO4

3. Cho Zn vào dung dịch HCl

4. Cho Mg vào dung dịch CuCl2.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo thành chất khí là

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    1

  • D.

    4

Câu 16 :

Chất nào sau đây không phải là nguyên liệu sản xuất thép?

  • A.

    Gang

  • B.

    Thép phế liệu

  • C.

    Khí oxygen

  • D.

    Khí carbon dioxide

Câu 17 :

Lĩnh vực nào sau đây không phải là ứng dụng của lưu huỳnh?

  • A.

    Lưu hóa cao su              

  • B.

    Làm chín hoa quả

  • C.

    Sản xuất sulfuric acid             

  • D.

    Sản xuất pháo hoa, diêm.

Câu 18 :

Phát biểu nào sau đây về các phương pháp tách kim loại từ hợp chất của kim loại là không đúng?

  • A.

    Phương pháp điện phân nóng chảy thường được dùng để tách các kim loại có mức độ hoạt động hóa học mạnh như Na, Mg, Al,…

  • B.

    Phương pháp nhiệt luyện thường được dùng để tách các kim loại có mức độ hoạt động hóa học trung bình như Zn, Fe, Pb,…

  • C.

    Phương pháp thủy luyện thường được dùng để tách các kim loại có mức độ hoạt động hóa học yếu như Cu, Ag, Au,…

  • D.

    Các kim loại có độ hoạt động hóa học khác nhau đáng kể thường được tách ra khỏi hợp chất của chúng bằng phương pháp khác nhau.

Câu 19 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khhi nói về magnesium oxide (MgO), zinc oxide (ZnO), iron(III) oxide (Fe2O3) và phương pháp tách kim loại ra khỏi mỗi oxide.

  • A.

    Do Zn và Fe có độ hoạt động hóa học trung bình, Mg có độ hoạt động hóa học mạnh nên ZnO, Fe2O3 là các oxide kém bền hơn so với MgO.

  • B.

    Trong công nghiệp, việc tách Zn và Fe ra khỏi oxide theo phương trình hóa học sau:

  • C.

    Nếu thực hiện phản ứng: thì dự đoán rằng phản ứng (3) sẽ tốn ít năng lượng hơn so với phản ứng (2).

  • D.

    (1) và (2) là phản ứng tách kim loại theo phương pháp nhiệt luyện.

Câu 20 :

Số lượng các alkane có công thức phân tử C4H8 và có cấu tạo phân tử khác nhau là:

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    1

  • D.

    2

Câu 21 :

Có các hợp chất: C2H6, CH3Cl, CO, C2H6O, Na2CO3, C2H4O2, CaCO3, CO2. Số lượng các hợp chất hữu cơ trong các chất trên là:

  • A.

    3

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 22 :

Khi đốt cháy hoàn toàn alkane sẽ tạo ra sản phẩm là:

  • A.

    CO2

  • B.

    H2O

  • C.

    CO2 và H2O

  • D.

    CO2 và H2

Câu 23 :

Cho các hydrocarbon sau: CH3 – CH3, CH2 = CH2, CH3 – CH2 – CH3,

CH3 – CH = CH – CH3, CH2 = CH – CH = CH2,

Số lượng alkene trong các hydrocarbon trên là:

  • A.

    5

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 24 :

Những nhiên liệu phổ biến và quan trọng hiện nay là

  • A.

    gas, xăng, dầu hỏa và điện.

  • B.

    gas, xăng, dầu hỏa và than.

  • C.

    điện, xăng, dầu hỏa và gỗ

  • D.

    gas, gỗ, năng lượng mặt trời và than

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Lời giải và đáp án

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 :

Vật có cơ năng khi

  • A.

    vật có khả năng sinh công.

  • B.

    vật có khối lượng lớn.

  • C.

    vật có tính ì lớn.

  • D.

    vật có đứng yên.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cơ năng của một vật thể hiện ở khả năng sinh công của vật đó, bao gồm động năng (liên quan đến vận tốc) và thế năng (liên quan đến vị trí hoặc độ cao).

Lời giải chi tiết :

Cơ năng là đại lượng vật lý biểu thị khả năng sinh công của vật. Vật có cơ năng khi nó có khả năng thực hiện công do có vận tốc (động năng) hoặc vị trí (thế năng).

Đáp án: A

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?

  • A.

    Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng.

  • B.

    Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.

  • C.

    Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, cơ năng không được bảo toàn.

  • D.

    Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cơ năng bao gồm động năng và thế năng. Trong nhiều trường hợp, động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng trong hệ cô lập, tổng cơ năng luôn bảo toàn.

Lời giải chi tiết :

- Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại.

- Trong hệ cô lập (không có tác dụng của lực cản), tổng cơ năng không đổi.

- Đáp án C không đúng vì nói cơ năng không được bảo toàn.

Đáp án: D

Câu 3 :

Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

  • A.

    Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.

  • B.

    Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.

  • C.

    Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần.

  • D.

    Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức: \(P = \frac{A}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Thời gian trâu cày: ttrâu = 2 giờ = 120 phút

Thời gian máy cày: tmáy = 20 phút

Tỉ số công suất: \(\frac{{{P_m}}}{{{P_{tr}}}} = \frac{{120}}{{20}} = 6\)

Đáp án: B

Câu 4 :

Đầu tàu hoả kéo toa xe với lực \(F = 500000\,N\). Công của lực kéo của đầu tàu khi xe dịch chuyển 0,2 km là

  • A.

    \(A = {10^5}\,J\)

  • B.

    \(A = {10^8}\,J\)

  • C.

    \(A = {10^6}\,J\)

  • D.

    \(A = {10^4}\,J\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức tính công: A = F.s

Lời giải chi tiết :

Công của lực kéo của đầu tàu là: \(A = F.s = 500000.0,2.1000 = {10^8}J\)

Đáp án: B

Câu 5 :

Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây?

  • A.

    1500 W.

  • B.

    500 W.

  • C.

    1000 W.

  • D.

    250 W.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức \(P = \frac{A}{t} = F.v\)

Lời giải chi tiết :

\(v = 9\,{\rm{km/h}} = \frac{9}{{3,6}} = 2,5\,{\rm{m/s}}\)

\(P = 200.2,5 = 500\,{\rm{W}}\)

Đáp án: B

Câu 6 :

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng ánh sáng bị

  • A.

    gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

  • B.

    giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

  • C.

    hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

  • D.

    thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị đổi phương (gãy khúc) khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có chiết suất khác nhau.

Lời giải chi tiết :

Khúc xạ không liên quan đến thay đổi cường độ, màu sắc hoặc hắt lại ánh sáng.

Đáp án: A

Câu 7 :

Chiết suất của nước và của thủy tinh đối với một ánh sáng đơn sắc có giá trị lần lượt là 1,333 và 1,532. Chiết suất tỉ đối của nước đối với thủy tinh ứng với ánh sáng đơn sắc này là

  • A.

    0,199.

  • B.

    0,870.

  • C.

    1,433.

  • D.

    1,149.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức tính chiết suất tỉ đối

Lời giải chi tiết :

\({n_{{\rm{n/tt}}}} = \frac{{{n_{\rm{n}}}}}{{{n_{{\rm{tt}}}}}} = \frac{{1,333}}{{1,532}} \approx 0,87\)

Đáp án: B

Câu 8 :

Trên nhiều dụng cụ điện trong gia đình thường có ghi 220V và số oát W. Số oát này có ý nghĩa gì?

  • A.

    Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.

  • B.

    Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

  • C.

    Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

  • D.

    Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công suất tiêu thụ điện là mức năng lượng tiêu thụ trong một giây khi thiết bị hoạt động đúng hiệu điện thế định mức.

Lời giải chi tiết :

Số oát biểu thị công suất tiêu thụ điện khi thiết bị sử dụng đúng hiệu điện thế ghi trên nhãn.

Đáp án: B

Câu 9 :

Máy khử rung tim hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?

  • A.

    Tác dụng nhiệt.

  • B.

    Tác dụng phát sáng.

  • C.

    Tác dụng từ.

  • D.

    Tác dụng sinh lí.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Máy khử rung tim sử dụng tác dụng sinh lý của dòng điện để kích thích cơ tim hoạt động trở lại.

Lời giải chi tiết :

Tác dụng sinh lý là tác dụng của dòng điện lên cơ thể sinh vật.

Đáp án: D

Câu 10 :

Nội dung nào sau đây không phải là ưu điểm của năng lượng mặt trời?

  • A.

    Nguồn năng lượng luôn sẵn trong thiên nhiên.

  • B.

    Không phát thải các chất gây ô nhiễm.

  • C.

    Không gây hiệu ứng nhà kính.

  • D.

    Giá thành sản xuất pin mặt trời rẻ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phân tích ưu điểm và nhược điểm của năng lượng mặt trời. Giá thành sản xuất pin mặt trời hiện vẫn còn cao, đây là nhược điểm.

Lời giải chi tiết :

- Ưu điểm: Sẵn có, không gây ô nhiễm, không phát thải khí nhà kính.

- Nhược điểm: Giá thành sản xuất cao.

Đáp án: D

Câu 11 :

Cho dãy các kim loại Mg, Cr, K, Li. Kim loại mềm nhất trong dãy là

  • A.

    Cr

  • B.

     Mg

  • C.

    K

  • D.

    Li

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.

Lời giải chi tiết :

K là kim loại mềm nhất trong dãy kim loại trên.

Đáp án C

Câu 12 :

Điện trở đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện. Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện của kim loại càng giảm. Cho 4 kim loại X, Y, Z, T ngẫu nhiên tương ứng với Ag, Al, Fe, Cu. Cho bảng giá trị điện trở của các kim loại như sau:

Kim loại

X

Y

Z

T

Điện trở

2,82.10-8

1,72.10-8

1,00.10-8

1,59.10-8

Y là kim loại nào trong các kim loại dưới đây?

  • A.

    Fe

  • B.

    Ag

  • C.

    Cu

  • D.

    Al

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng giá trị điện trở của các kim loại.

Lời giải chi tiết :

Kim loại Y là Cu vì có giá trị điện trở lớn thứ 2 đứng sau X là Ag.

Đáp án C

Câu 13 :

Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch base và giải phóng khí hydrogen là

  • A.

    K, Ca

  • B.

    Zn, Ag

  • C.

    Mg, Ag

  • D.

    Cu, Ba

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Các kim loại như Na, K, Li, Ca, Ba có thể phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch base và giải phóng khí hydrogen.

Đáp án A

Câu 14 :

Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Kết luận nào sau đây là sai?

  • A.

    Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội là Al, Fe.

  • B.

    Kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, HCl là Cu, Ag

  • C.

    Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH là Al.

  • D.

    Kim loại Mg, Al, Fe tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hydrogen.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết :

A. Đúng

B. Sai vì Cu và Ag không phản ứng với acid loãng

C. đúng

D. đúng

Đáp án B

Câu 15 :

Cho các thí nghiệm sau:

1. Cho K vào nước

2. Cho Na vào dung dịch CuSO4

3. Cho Zn vào dung dịch HCl

4. Cho Mg vào dung dịch CuCl2.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo thành chất khí là

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    1

  • D.

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết :

1. K + H2O → KOH + ½ H2

2. Na + H2O → NaOH + ½ H2

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

3. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

4. Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

Đáp án B

Câu 16 :

Chất nào sau đây không phải là nguyên liệu sản xuất thép?

  • A.

    Gang

  • B.

    Thép phế liệu

  • C.

    Khí oxygen

  • D.

    Khí carbon dioxide

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp sản xuất gang, thép.

Lời giải chi tiết :

Khí carbon dioxide không phải nguyên liệu chính để sản xuất thép

Đáp án D

Câu 17 :

Lĩnh vực nào sau đây không phải là ứng dụng của lưu huỳnh?

  • A.

    Lưu hóa cao su              

  • B.

    Làm chín hoa quả

  • C.

    Sản xuất sulfuric acid             

  • D.

    Sản xuất pháo hoa, diêm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của lưu huỳnh.

Lời giải chi tiết :

Lưu huỳnh không dùng làm chín hoa quả.

Đáp án B

Câu 18 :

Phát biểu nào sau đây về các phương pháp tách kim loại từ hợp chất của kim loại là không đúng?

  • A.

    Phương pháp điện phân nóng chảy thường được dùng để tách các kim loại có mức độ hoạt động hóa học mạnh như Na, Mg, Al,…

  • B.

    Phương pháp nhiệt luyện thường được dùng để tách các kim loại có mức độ hoạt động hóa học trung bình như Zn, Fe, Pb,…

  • C.

    Phương pháp thủy luyện thường được dùng để tách các kim loại có mức độ hoạt động hóa học yếu như Cu, Ag, Au,…

  • D.

    Các kim loại có độ hoạt động hóa học khác nhau đáng kể thường được tách ra khỏi hợp chất của chúng bằng phương pháp khác nhau.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương pháp tách kim loại.

Lời giải chi tiết :

Phương pháp nhiệt luyện thường được dùng để tách các kim loại có mức độ hoạt động hóa học trung bình và yếu như Zn, Fe, Pb, Cu,…

Đáp án B

Câu 19 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khhi nói về magnesium oxide (MgO), zinc oxide (ZnO), iron(III) oxide (Fe2O3) và phương pháp tách kim loại ra khỏi mỗi oxide.

  • A.

    Do Zn và Fe có độ hoạt động hóa học trung bình, Mg có độ hoạt động hóa học mạnh nên ZnO, Fe2O3 là các oxide kém bền hơn so với MgO.

  • B.

    Trong công nghiệp, việc tách Zn và Fe ra khỏi oxide theo phương trình hóa học sau:

  • C.

    Nếu thực hiện phản ứng: thì dự đoán rằng phản ứng (3) sẽ tốn ít năng lượng hơn so với phản ứng (2).

  • D.

    (1) và (2) là phản ứng tách kim loại theo phương pháp nhiệt luyện.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp tách kim loại

Lời giải chi tiết :

C sai, vì MgO không phản ứng với carbon.

Đáp án C

Câu 20 :

Số lượng các alkane có công thức phân tử C4H8 và có cấu tạo phân tử khác nhau là:

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    1

  • D.

    2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết đồng phân cấu tạo của C4H8.

Lời giải chi tiết :

CH2 = CH – CH2 – CH3; CH3 – CH = CH – CH3, CH2 = C(CH3) – CH3

Đáp án A

Câu 21 :

Có các hợp chất: C2H6, CH3Cl, CO, C2H6O, Na2CO3, C2H4O2, CaCO3, CO2. Số lượng các hợp chất hữu cơ trong các chất trên là:

  • A.

    3

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

Số hợp chất hữu cơ là: C2H6, CH3Cl, C2H6O, C2H4O2.

Đáp án C

Câu 22 :

Khi đốt cháy hoàn toàn alkane sẽ tạo ra sản phẩm là:

  • A.

    CO2

  • B.

    H2O

  • C.

    CO2 và H2O

  • D.

    CO2 và H2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng cháy của alkane.

Lời giải chi tiết :

Khi đốt cháy hoàn toàn alkane sẽ tạo ra CO2 và H2O.

Đáp án C

Câu 23 :

Cho các hydrocarbon sau: CH3 – CH3, CH2 = CH2, CH3 – CH2 – CH3,

CH3 – CH = CH – CH3, CH2 = CH – CH = CH2,

Số lượng alkene trong các hydrocarbon trên là:

  • A.

    5

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của alkene.

Lời giải chi tiết :

CH2 = CH2, , CH3 – CH = CH – CH3

Là các chất thuộc dãy alkene vì chứa 1 liên kết đôi giữa C và C và có cấu tạo mạch hở.

Đáp án C

Câu 24 :

Những nhiên liệu phổ biến và quan trọng hiện nay là

  • A.

    gas, xăng, dầu hỏa và điện.

  • B.

    gas, xăng, dầu hỏa và than.

  • C.

    điện, xăng, dầu hỏa và gỗ

  • D.

    gas, gỗ, năng lượng mặt trời và than

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào một số nhiên liệu thông dụng.

Lời giải chi tiết :

Nhiên liệu phổ biến và quan trọng là: gas, xăng, dầu hỏa và than.

Đáp án B

PHẦN 2. TỰ LUẬN
Phương pháp giải :

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng

Lời giải chi tiết :

\({n_{kk}}.\sin i = {n_n}.\sin r \Rightarrow \sin r = \frac{{{n_{kk}}.\sin i}}{{{n_n}}} = \frac{{\sin 60^\circ }}{{1,325}} \Rightarrow r \approx 40,9^\circ \)

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính công, công suất, công thức tính vận tốc

Lời giải chi tiết :

a) A = F.s = 50.15 = 750 J

b) \(v = \frac{{15\,}}{{30\,}} = 0,5\,{\rm{m/s}}\)

c) \(P = \frac{{750\,}}{{30\,}} = 25\,{\rm{W}}\)

\(\begin{array}{l}A = F.s\\v = \frac{s}{t}\\ \Rightarrow P = \frac{A}{t} = \frac{{F.s}}{t} = F.\frac{s}{t} = Fv\end{array}\)

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng đốt cháy butane.

Lời giải chi tiết :

Lượng nhiệt cần thiết để đun sôi 2 L (giả thiết 2L = 2kg = 2.103 g) nước từ nhiệt độ ban đầu 25oC đến 100oC là:

Q = m. C. ∆T = 2.103.4,2.(100 – 25) = 630000 J = 630 kJ.

Số gam khí butane cần dùng để đun sôi 2L nước là: \(\frac{Q}{{2878}}:40\% .58 = \)31,74g