Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 3>
Tải vềMột cành hoa bị héo sau khi được cám vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?
Đề bài
Câu 1: Một cành hoa bị héo sau khi được cám vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?
A. Mạch rây B. Mạch gỗ C. Lông hút D. Vỏ rễ
Câu 2: Cho các nguyên tố sau: H, N, O, C, S, Na, Mg, Al, Fe. Số nguyên tố có nhiều hóa trị trong hợp chất là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 3: Đứng trước một hành lang dài, cách một bức tường 10m, một học sinh gõ mạnh lên sàn nhà. Nếu vận tốc âm trong không khí là 340 m/s thì sau bao lâu bạn học sinh đó sẽ nghe được âm phản xạ?
A. 0,015s B. 0,029s C. 0,059s D. 1,7s
Câu 4: Ở động vật thiếu chất dinh dưỡng nào sẽ gây ra hiện tượng chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém?
A. Protein B. Calcium C. Carbon D. Nitrogen
Câu 5: Tại sao khi trồng một số loại cây như rau su su, cây đỗ,… người ta thường bấm ngọn?
A. Để kích thích mọc thêm nhiều rễ phụ, tạo nhiều quả.
B. Để kích thích cho cây ra nhiều cành, tạo nhiều quả.
C. Để kích thích cây cho ra nhiều lá, tạo nhiều quả.
D. Để kích thích cây cho ra nhiều tua cuốn, tạo nhiều quả.
Câu 6: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:
Cực Bắc của nam châm ở:
A. Ở đầu 2 B. Ở đầu 1
C. Nam châm thử định hướng sai. D. Không xác định được
Câu 7: Nguyên tố X có cấu hình lớp e ngoài cùng là ns1. Nguyên tố Y có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np5. Liên kết hóa học trong phân tử giữa X và Y là:
A. Liên kết ion B. Liên kết cộng hóa trị có cực
C. Liên kết cộng hóa trị không cực. D. Liên kết kim loại.
Câu 8: Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?
A. Mép lá có giọt nước nhỏ vào những ngày có độ ẩm không khí cao.
B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ trên thân cây, sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to.
C. Lá cây bị héo quắt do ánh sáng Mặt trời đốt nóng.
D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân.
Câu 9: Khi trồng một hạt đỗ đã nảy mầm trong chậu, Lan nhận thấy: Sau 2 ngày, cây tăng 3 cm; sau 5 ngày, cây tăng 7 cm. Những dữ liệu Lan thu được chứng minh cho
A. quá trình quang hợp của cây.
B. quá trình sinh trưởng của cây.
C. quá trình hô hấp của cây.
D. quá trình phát triển của cây.
Câu 10: Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?
A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh.
B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu.
C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt tại đó có cùng độ càng lớn.
D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều.
Câu 11: Yếu tố chủ yếu điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng là
A. kích thước của các tế bào hạt đậu.
B. độ trương nước của tế bào hạt đậu.
C. số lượng các tế bào nhu mô quanh khí khổng.
D. kích thước của tế bào nhu mô quanh khí khổng.
Câu 12: Chất có phân tử khối bằng nhau là (biết O = 16, N = 14, S = 32, C = 12):
A. O3 và N2 B. CO và N2 C. SO2 và O2 D. NO2 và SO2
Câu 13: Chọn phát biểu đúng.
A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.
B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.
C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.
D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.
Câu 14: Hiện tượng nào sau đay không phải là cảm ứng ở thực vật?
A. Lá cây trinh nữ cụp lại khi có vật tiếp xúc.
B. Gà con phản ứng với tiếng kêu của gà mẹ.
C. Ngọn cây uốn cong về hướng ánh sáng.
D. Lá cây bị héo khi bị ngắt khỏi cành.
Câu 15: Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình. Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng 600. Góc tạo bởi ảnh và mặt gương là:
A. 300 B. 600 C. 900 D. 1200
Câu 16: Phát biểu nào không đúng khi nói về trao đổi khí ở động vật?
A. Các loài đơn bào trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
B. Các loài côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
C. Các loài sống dưới nước như cá, tôm, cua trao đổi khí qua da.
D. Ở người, sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở phế nang.
Câu 17: Vì sao người ta lại bảo quản nhiều loại trái cây trong môi trường có nồng độ khí carbon dioxide cao?
A. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản.
B. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải tăng giúp kéo dài thời gian bảo quản.
C. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ kích thích quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản.
D. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ kích thích quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản.
Câu 18: Đâu là ứng dụng của tập tính động vật?
A. Dùng đèn bẫy côn trùng. B. Nuôi lợn trong chuồng.
C. Nuôi cá trong ao. D. Cho bò ăn cỏ.
Câu 19: Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng quá cao:
A. Cây sẽ tăng cường độ quang hợp. B. Cây sẽ chết vì ngộ độc.
C. Cây sẽ giảm cường độ quang hợp. D. Cây quang hợp bình thường.
Câu 20: Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị:
A. Máy phát điện. B. Làm các la bàn.
C. Rơle điện từ. D. Bàn ủi điện.
Đáp án
1. B |
2. C |
3. C |
4. A |
5. B |
6. B |
7. A |
8. B |
9. B |
10. B |
11. B |
12. B |
13. A |
14. D |
15. B |
16. C |
17. A |
18. A |
19. B |
20. C |
Câu 1:
Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên? A. Mạch rây B. Mạch gỗ C. Lông hút D. Vỏ rễ |
Phương pháp giải:
Nước và chất khoáng được vận chuyển từ rễ lên lá theo dòng mạch gỗ.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng cành hoa tươi trở lại sau khi được cắm vào nước một thời gian là nhờ có dòng mạch gỗ dẫn nước từ dưới lên ngọn để cung cấp cho tất cả các tế bào.
Chọn B.
Câu 2:
Cho các nguyên tố sau: H, N, O, C, S, Na, Mg, Al, Fe. Số nguyên tố có nhiều hóa trị trong hợp chất là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 |
Lời giải chi tiết:
Nguyên tố có nhiều hòa trị trong hợp chất là: N, O, C, S, Fe.
Ví dụ:
N có hóa trị IV trong NO2, có hóa trị III trong NH3.
O có hóa trị II trong nhiều hợp chất, có hóa trị I trong H2O2.
C có hóa trị II trong CO, có hóa trị IV trong CO2
S có hóa trị IV trong SO2, có hóa trị II trong H2S
Fe có hóa trị II trong FeO, có hóa trị III trong Fe2O3.
Chọn C.
Câu 3:
Đứng trước một hành lang dài, cách một bức tường 10m, một học sinh gõ mạnh lên sàn nhà. Nếu vận tốc âm trong không khí là 340 m/s thì sau bao lâu bạn học sinh đó sẽ nghe được âm phản xạ? A. 0,015s B. 0,029s C. 0,059s D. 1,7s |
Phương pháp giải:
Xác định quãng đường mà âm truyền đi.
Sử dụng công thức tính thời gian: t = s/v.
Lời giải chi tiết:
Quãng đường mà âm truyền được: s = 2 . 10 = 20 (m)
Quãng đường âm truyền từ lúc bạn học sinh đó gõ mạnh lên sàn nhà => truyền đến tường => phản xạ lại bạn học sinh đó.
Thời gian bạn đó nghe thấy âm phản xạ là:
t = s/v = 20 : 340 = 0,059s.
Chọn C.
Câu 4:
Ở động vật thiếu chất dinh dưỡng nào sẽ gây ra hiện tượng chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém? A. Protein B. Calcium C. Carbon D. Nitrogen |
Phương pháp giải:
Các nhóm chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Ở động vật, khi cơ thể thiếu protein sẽ gây ra hiện tượng chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.
Chọn A.
Câu 5:
Tại sao khi trồng một số loại cây như rau su su, cây đỗ,… người ta thường bấm ngọn? A. Để kích thích mọc thêm nhiều rễ phụ, tạo nhiều quả. B. Để kích thích cho cây ra nhiều cành, tạo nhiều quả. C. Để kích thích cây cho ra nhiều lá, tạo nhiều quả. D. Để kích thích cây cho ra nhiều tua cuốn, tạo nhiều quả. |
Cách giải:
Trong quá trình sinh trưởng của một số loại cây như rau su su, cây đỗ … người ta thường bấm ngọn để kích thích cho cây tạo nhiều cành và tạo nhiều quả.
Chọn B.
Câu 6: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:
Cực Bắc của nam châm ở:
A. Ở đầu 2 B. Ở đầu 1
C. Nam châm thử định hướng sai. D. Không xác định được
Phương pháp giải:
Vận dụng tính chất của đường sức từ.
Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
Lời giải chi tiết:
Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
Căn cứ vào sự định hướng của kim nam châm đã cho, ta xác định được 1 là cực Bắc.
Chọn B.
Câu 7:
Nguyên tố X có cấu hình lớp e ngoài cùng là ns1. Nguyên tố Y có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np5. Liên kết hóa học trong phân tử giữa X và Y là: A. Liên kết ion B. Liên kết cộng hóa trị có cực C. Liên kết cộng hóa trị không cực. D. Liên kết kim loại. |
Lời giải chi tiết:
Nguyên tố X sẽ nhường 1 electron cho nguyên tố Y => Tạo thành ion X+ và Y-
=> Liên kết hóa học trong phân tử giữa X và Y là liên kết ion.
Chọn A.
Câu 8:
Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây? A. Mép lá có giọt nước nhỏ vào những ngày có độ ẩm không khí cao. B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ trên thân cây, sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to. C. Lá cây bị héo quắt do ánh sáng Mặt trời đốt nóng. D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân. |
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây là: khi cắt bỏ một khoanh vỏ trên thân cây, sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to.
Khi cắt bỏ khoanh vỏ thì sẽ cắt bỏ mạch rây của thân, chất hữu cơ được tổng hợp từ lá trong quá trình quang hợp sẽ không được vận chuyển xuống phía dưới của vết cắt, nên bị ứ đọng ở phía trên của vết cắt.
Chọn B.
Câu 9:
Khi trồng một hạt đỗ đã nảy mầm trong chậu, Lan nhận thấy: Sau 2 ngày, cây tăng 3 cm; sau 5 ngày, cây tăng 7 cm. Những dữ liệu Lan thu được chứng minh cho A. quá trình quang hợp của cây. B. quá trình sinh trưởng của cây. C. quá trình hô hấp của cây. D. quá trình phát triển của cây. |
Lời giải chi tiết:
Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng lên về số lượng và kích thước của tế bào khiến cơ thể lớn lên.
Chọn B.
Câu 10:
Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường? A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh. B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu. C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt tại đó có cùng độ càng lớn. D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều. |
Lời giải chi tiết:
Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu.
Chọn B.
Câu 11:
Yếu tố chủ yếu điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng là A. kích thước của các tế bào hạt đậu. B. độ trương nước của tế bào hạt đậu. C. số lượng các tế bào nhu mô quanh khí khổng. D. kích thước của tế bào nhu mô quanh khí khổng. |
Lời giải chi tiết:
Yếu tố chủ yếu điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng là độ trương nước của các tế bào hạt đậu.
Chọn B.
Câu 12:
Chất có phân tử khối bằng nhau là (biết O = 16, N = 14, S = 32, C = 12): A. O3 và N2 B. CO và N2 C. SO2 và O2 D. NO2 và SO2 |
Lời giải chi tiết:
O3 = 16 x 3 = 48; N2 = 14 x 2 = 28 => Loại A.
CO = 28; N2 = 28 => B thỏa mãn.
SO2 = 32 + 16 x 2 = 64; O2 = 32 => Loại C.
NO2 = 14 + 16 x 2 = 46; SO2 = 32 + 16 x 2 = 64 => Loại D.
Chọn B.
Câu 13:
Chọn phát biểu đúng. A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường. B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện. C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu. D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh. |
Lời giải chi tiết:
B sai, vì từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.
C sai, vì nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh.
D sai, vì nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu.
Chọn A.
Câu 14:
Hiện tượng nào sau đay không phải là cảm ứng ở thực vật? A. Lá cây trinh nữ cụp lại khi có vật tiếp xúc. B. Gà con phản ứng với tiếng kêu của gà mẹ. C. Ngọn cây uốn cong về hướng ánh sáng. D. Lá cây bị héo khi bị ngắt khỏi cành. |
Phương pháp giải:
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng không phải là cảm ứng của thực vật là: lá cây bị héo khí bị ngắt khỏi cành.
Chọn D.
Câu 15:
Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình. Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng 600. Góc tạo bởi ảnh và mặt gương là:
A. 300 B. 600 C. 900 D. 1200 |
Phương pháp giải:
Xác định ảnh của vật qua gương: lấy đối xứng qua gương.
Xác định góc cần tìm.
Lời giải chi tiết:
Lấy A’ đối xứng với A, B’ đối xứng với B qua gương phẳng, sau đó nối A’ với B’ ta được ảnh của AB qua gương.
Do tính đối xứng của ảnh – vật qua gương nên góc tạo bởi ảnh và mặt gương cũng bằng 600.
Chọn B.
Câu 16:
Phát biểu nào không đúng khi nói về trao đổi khí ở động vật? A. Các loài đơn bào trao đổi khí qua bề mặt cơ thể. B. Các loài côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí. C. Các loài sống dưới nước như cá, tôm, cua trao đổi khí qua da. D. Ở người, sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở phế nang. |
Lời giải chi tiết:
Các loài động vật sống dưới nước như cá, tôm, cua trao đổi khí qua mang.
Chọn C.
Câu 17:
Vì sao người ta lại bảo quản nhiều loại trái cây trong môi trường có nồng độ khí carbon dioxide cao? A. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản. B. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải tăng giúp kéo dài thời gian bảo quản. C. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ kích thích quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản. D. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ kích thích quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản. |
Lời giải chi tiết:
Người ta bảo quản nhiều loại trái cây trong môi trường có nồng độ khí carbon dioxide cao vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản.
Chọn A.
Câu 18:
Đâu là ứng dụng của tập tính động vật? A. Dùng đèn bẫy côn trùng. B. Nuôi lợn trong chuồng. C. Nuôi cá trong ao. D. Cho bò ăn cỏ. |
Lời giải chi tiết:
Ví dụ ứng dụng tập tính của động vật là dùng đèn bẫy côn trùng.
Chọn A.
Câu 19:
Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng quá cao: A. Cây sẽ tăng cường độ quang hợp. B. Cây sẽ chết vì ngộ độc. C. Cây sẽ giảm cường độ quang hợp. D. Cây quang hợp bình thường. |
Lời giải chi tiết:
Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng quá cao, cây sẽ chết vì ngộ độc.
Chọn B.
Câu 20:
Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị: A. Máy phát điện. B. Làm các la bàn. C. Rơle điện từ. D. Bàn ủi điện. |
Lời giải chi tiết:
Nam châm điện được sử dụng trong role điện từ.
Chọn C.
- Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
- Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
- Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
- Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7
- Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 8
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay