Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 13

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề thi giữa kì 1 - Đề số 13

Đề bài

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 :

Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:

(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.   (2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.

(3) X có điện tích hạt nhân là +26.     (4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

  • A.

    2

  • B.

    1

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 2 :

Năm 1911, Rơ-đơ-pho (E. Rutherford) và các cộng sự đã dùng các hạt α bắn phá lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của các hạt α. Kết quả thí nghiệm đã rút ra các kết luận về nguyên tử như sau:

(1) Nguyên tử có cấu tạo rỗng.

(2) Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.

(3) Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm.

(4) Xung quanh nguyên tử là các electron chuyển động tạo nên lớp vỏ nguyên tử.

Số kết luận sai là:

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    1

Câu 3 :

Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 28, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt. Số electron của nguyên tử X là:

  • A.

    9

  • B.

    10.             

  • C.

    11  

  • D.

    14.

Câu 4 :

Cách viết 2Fe, 3Al lần lượt chỉ ý gì?

  • A.

    Hai nguyên tử iron, ba nguyên tử alumium.        

  • B.

    Hai phân tử iron và ba nguyên tử alumium.

  • C.

    Hai phân tử iron và ba phân tử alumium.            

  • D.

    Hai nguyên tử iron và ba phân tử alumium.

Câu 5 :

Kí kiệu hóa học nào sau đây viết sai?

  • A.

    NA.          

  • B.

    Fe.

  • C.

    K.

  • D.

    Al.

Câu 6 :

Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của nguyên tố X là

  • A.

    chu kỳ 3, nhóm IIA. 

  • B.

    chu kỳ 3, nhóm VIA.

  • C.

    chu kỳ 2, nhóm IIIA.                      

  • D.

    chu kỳ 2, nhóm VIA.

Câu 7 :

Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

  • A.

    Mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7) và kết thúc chu kì là một khí hiếm.

  • B.

    Mở đầu chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7), cuối chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1) và kết thúc chu kì là một khí hiếm. 

  • C.

    Mở đầu chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7), cuối chu kì là một khí hiếm và kết thúc chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1).

  • D.

    Mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một khí hiếm và kết thúc chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7). 

Câu 8 :

Biết vị trí nguyên tử X như sau: có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 5 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn thì nguyên tố X là

  • A.

    Phosphorus.            

  • B.

    Chlorine.             

  • C.

    Nitrogen.

  • D.

    Sulfur.

Câu 9 :

Hợp chất Ba(NO3)y có khối lượng phân tử là 261 amu. Giá trị của y là

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    2

  • D.

    1

Câu 10 :

Trong các chất sau, dãy nào gồm đơn chất kim loại?

  • A.

    Al, Fe, C, P.         

  • B.

    Mg, Na, H2, O2.      

  • C.

    Al, Fe, Mg, Na.     

  • D.

    Al, Mg, C, H2.

Câu 11 :

Chất nào sau đây là hợp chất?

  • A.

    khí Nitrogen do nguyên tố N tạo nên.              

  • B.

    kim loại copper do nguyên tố Cu tạo nên.

  • C.

    ethanol do 3 nguyên tố C, H và O tạo nên.      

  • D.

    khí Fluorine do nguyên tố F tạo nên.

Câu 12 :

Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử K và F lần lượt là 1 và 7. Hãy cho biết khi K kết hợp với F để tạo thành phân tử potassium fluoride, nguyên tử K cho hay nhận bao nhiêu electron?

  • A.

    cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng.       

  • B.

    nhận thêm 1 electron.

  • C.

    cho đi 7 electron.                                   

  • D.

    nhận thêm 7 electron.

Câu 13 :

Có các phát biểu sau:

a) Trong hợp chất, kim loại luôn nhường electron, phi kim luôn nhận electron.

b) Để có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng thì nguyên tử aluminium hoặc nhường 3 electron hoặc nhận 5 electron.

c) Liên kết trong hợp chất tạo bởi magnesium và chlorine là liên kết ion.

d) Khi tạo liên kết hóa học, nguyên tử chlorine chỉ tạo ion âm bằng cách nhận thêm 1 electron.

Số phát biểu đúng là:

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    1

  • D.

    4

Câu 14 :

Nguyên tử K kết hợp với nguyên tử Cl tạo thành phân tử potassium chloride. Ở điều kiện thường potassium chloride là chất

  • A.

    rắn.       

  • B.

    lỏng.

  • C.

    khí.        

  • D.

    dung dịch.

Câu 15 :

Nguyên tố X có hóa trị III, công thức hợp chất của X với nhóm SO4 (có hóa trị II) là

  • A.

    X2(SO4)3

  • B.

    XSO4     

  • C.

    X(SO4)3 

  • D.

    X3SO4

Câu 16 :

Hợp chất A trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau, biết X có khối lượng nguyên tử 40 amu. Công thức hóa học của A là

  • A.

    CaSO4

  • B.

    CuSO4

  • C.

    FeSO4

  • D.

    MgSO4

Câu 17 :

Hợp chất (X) tạo bởi 2 nguyên tố potassium K và oxygen O có khối lượng phân tử bằng 94 amu, trong đó potassium K chiếm 82,98% về khối lượng. Công thức hóa học của hợp chất (X) là

  • A.

    K2O       

  • B.

    KO         

  • C.

    KO2       

  • D.

    K3O

Câu 18 :

Liên kết cộng hóa trị là liên kết

  • A.

    được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

  • B.

    trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

  • C.

    được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

  • D.

    giữa các phi kim với nhau.

Câu 19 :

Khối lượng của phân tử Phosphoric acid H3PO4

  • A.

    48 amu.

  • B.

    86 amu.

  • C.

    96 amu.          

  • D.

    98 amu.

Câu 20 :

Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của carbon, dạng còn lại đó là than chì. Kim cương có độ cứng cao và khả năng quang học cực tốt và chúng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp và đặc biệt những viên kim cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn với giá trị kinh tế rất cao. Nguyên tử của nguyên tố carbon có số hiệu nguyên tử là 6 và số khối là 12. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử carbon là:

  • A.

    18

  • B.

    28.      

  • C.

    11.             

  • D.

    8.

Câu 21 :

Quãng đường di chuyển có quan hệ như thế nào với thời gian khi tốc độ không đổi?

  • A.

    Tăng tuyến tính với thời gian

  • B.

    Giảm tuyến tính với thời gian

  • C.

    Không phụ thuộc vào thời gian

  • D.

    Cả A và B

Câu 22 :

Công cụ nào có thể dùng để đo tốc độ của xe máy?

  • A.

    Đồng hồ bấm giờ

  • B.

    Thước đo

  • C.

    Tốc kế

  • D.

    La bàn

Câu 23 :

Nếu quãng đường di chuyển của một người đi bộ trong 30 phút là 2 km, tốc độ trung bình của người đó là bao nhiêu?

  • A.

    1 km/h

  • B.

    2 km/h

  • C.

    3 km/h

  • D.

    4 km/h

Câu 24 :

Một chiếc xe đi từ A đến B trong 4 giờ với tốc độ 80 km/h. Quãng đường từ A đến B là:

  • A.

    160 km

  • B.

    200 km

  • C.

    320 km

  • D.

    400 km

Câu 25 :

Khi xe di chuyển nhanh, thì lực tác dụng lên người lái trong trường hợp tai nạn:

  • A.

    Giảm đi

  • B.

    Không thay đổi

  • C.

    Tăng lên

  • D.

    Không phụ thuộc vào tốc độ

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Lời giải và đáp án

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 :

Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:

(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.   (2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.

(3) X có điện tích hạt nhân là +26.     (4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

  • A.

    2

  • B.

    1

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Vì p = e nên X có 26 electron ở vỏ nguyên tử và X có điện tích hạt nhân là +26.

Đáp án A

Câu 2 :

Năm 1911, Rơ-đơ-pho (E. Rutherford) và các cộng sự đã dùng các hạt α bắn phá lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của các hạt α. Kết quả thí nghiệm đã rút ra các kết luận về nguyên tử như sau:

(1) Nguyên tử có cấu tạo rỗng.

(2) Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.

(3) Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm.

(4) Xung quanh nguyên tử là các electron chuyển động tạo nên lớp vỏ nguyên tử.

Số kết luận sai là:

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

1. Đúng

2. Đúng

3. Sai, hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương.

4. sai, vì xung quanh nguyên tử có các lớp vỏ nguyên tử, trên các lớp vỏ có các electron chuyển động.

Đáp án A

Câu 3 :

Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 28, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt. Số electron của nguyên tử X là:

  • A.

    9

  • B.

    10.             

  • C.

    11  

  • D.

    14.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Ta có: P + N + E = 28.

N = P + 1

P = E

\( \to \)P = E = 9; N = 10

Vậy số electron của X là 10.

Đáp án A

Câu 4 :

Cách viết 2Fe, 3Al lần lượt chỉ ý gì?

  • A.

    Hai nguyên tử iron, ba nguyên tử alumium.        

  • B.

    Hai phân tử iron và ba nguyên tử alumium.

  • C.

    Hai phân tử iron và ba phân tử alumium.            

  • D.

    Hai nguyên tử iron và ba phân tử alumium.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kí hiệu hóa học.

Lời giải chi tiết :

Cách viết 2Fe, 3Al lần lượt chỉ hai nguyên tử iron, ba nguyên tử alumium.

Đáp án A

Câu 5 :

Kí kiệu hóa học nào sau đây viết sai?

  • A.

    NA.          

  • B.

    Fe.

  • C.

    K.

  • D.

    Al.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kí hiệu hóa học.

Lời giải chi tiết :

NA là kí hiệu viết sai, cách viết đúng là Na.

Đáp án A

Câu 6 :

Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của nguyên tố X là

  • A.

    chu kỳ 3, nhóm IIA. 

  • B.

    chu kỳ 3, nhóm VIA.

  • C.

    chu kỳ 2, nhóm IIIA.                      

  • D.

    chu kỳ 2, nhóm VIA.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học.

Lời giải chi tiết :

Chu kì = số lớp electron.

Nhóm = số electron lớp ngoài cùng.

Vậy X thuộc chu kỳ 3, nhóm IIA.

Đáp án A

Câu 7 :

Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

  • A.

    Mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7) và kết thúc chu kì là một khí hiếm.

  • B.

    Mở đầu chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7), cuối chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1) và kết thúc chu kì là một khí hiếm. 

  • C.

    Mở đầu chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7), cuối chu kì là một khí hiếm và kết thúc chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1).

  • D.

    Mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một khí hiếm và kết thúc chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7). 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học.

Lời giải chi tiết :

Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7) và kết thúc chu kì là một khí hiếm.

Đáp án A

Câu 8 :

Biết vị trí nguyên tử X như sau: có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 5 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn thì nguyên tố X là

  • A.

    Phosphorus.            

  • B.

    Chlorine.             

  • C.

    Nitrogen.

  • D.

    Sulfur.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học.

Lời giải chi tiết :

Vì X có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 5 electron nên X có tổng số 15 electron.

Vậy nguyên tố X là phosphorus (P).

Đáp án A

Câu 9 :

Hợp chất Ba(NO3)y có khối lượng phân tử là 261 amu. Giá trị của y là

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    2

  • D.

    1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc hóa trị.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng phân tử hợp chất Ba(NO3)y = 137 + (14 + 16.3).y = 261

\( \to \)y = 2

Đáp án C

Câu 10 :

Trong các chất sau, dãy nào gồm đơn chất kim loại?

  • A.

    Al, Fe, C, P.         

  • B.

    Mg, Na, H2, O2.      

  • C.

    Al, Fe, Mg, Na.     

  • D.

    Al, Mg, C, H2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ lược bảng tuần hoàn hóa học.

Lời giải chi tiết :

Dãy gồm đơn chất kim loại gồm: Al, Fe, Mg, Na.

Đáp án C

Câu 11 :

Chất nào sau đây là hợp chất?

  • A.

    khí Nitrogen do nguyên tố N tạo nên.              

  • B.

    kim loại copper do nguyên tố Cu tạo nên.

  • C.

    ethanol do 3 nguyên tố C, H và O tạo nên.      

  • D.

    khí Fluorine do nguyên tố F tạo nên.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về hợp chất

Lời giải chi tiết :

Ethanol là hợp chất do được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H và O.

Đáp án C

Câu 12 :

Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử K và F lần lượt là 1 và 7. Hãy cho biết khi K kết hợp với F để tạo thành phân tử potassium fluoride, nguyên tử K cho hay nhận bao nhiêu electron?

  • A.

    cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng.       

  • B.

    nhận thêm 1 electron.

  • C.

    cho đi 7 electron.                                   

  • D.

    nhận thêm 7 electron.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào liên kết hóa học.

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử K có 1 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng để có lớp electron giống khí hiếm.

Câu 13 :

Có các phát biểu sau:

a) Trong hợp chất, kim loại luôn nhường electron, phi kim luôn nhận electron.

b) Để có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng thì nguyên tử aluminium hoặc nhường 3 electron hoặc nhận 5 electron.

c) Liên kết trong hợp chất tạo bởi magnesium và chlorine là liên kết ion.

d) Khi tạo liên kết hóa học, nguyên tử chlorine chỉ tạo ion âm bằng cách nhận thêm 1 electron.

Số phát biểu đúng là:

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    1

  • D.

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào liên kết hóa học.

Lời giải chi tiết :

a. sai, vì phi kim có thể nhường electron như nguyên tử H.

b. sai, nguyên tử aluminium chỉ có thể nhường 3 electron.

c. đúng

c. đúng

Đáp án A

Câu 14 :

Nguyên tử K kết hợp với nguyên tử Cl tạo thành phân tử potassium chloride. Ở điều kiện thường potassium chloride là chất

  • A.

    rắn.       

  • B.

    lỏng.

  • C.

    khí.        

  • D.

    dung dịch.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào liên kết ion.

Lời giải chi tiết :

ở điều kiện thường, KCl là hợp chất rắn do tạo thành từ liên kết ion.

Đáp án A

Câu 15 :

Nguyên tố X có hóa trị III, công thức hợp chất của X với nhóm SO4 (có hóa trị II) là

  • A.

    X2(SO4)3

  • B.

    XSO4     

  • C.

    X(SO4)3 

  • D.

    X3SO4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc hóa trị.

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức chung là Xa(SO4)b

Theo quy tắc hóa trị: a.III = b.II \( \to \)a : b = 2 : 3

Công thức hợp chất là X2(SO4)3

Đáp án A

Câu 16 :

Hợp chất A trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau, biết X có khối lượng nguyên tử 40 amu. Công thức hóa học của A là

  • A.

    CaSO4

  • B.

    CuSO4

  • C.

    FeSO4

  • D.

    MgSO4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức hóa học.

Lời giải chi tiết :

Vì khối lượng nguyên tử X là 40amu nên X là Ca.

Công thức hóa học của A là CaSO4.

Đáp án A

Câu 17 :

Hợp chất (X) tạo bởi 2 nguyên tố potassium K và oxygen O có khối lượng phân tử bằng 94 amu, trong đó potassium K chiếm 82,98% về khối lượng. Công thức hóa học của hợp chất (X) là

  • A.

    K2O       

  • B.

    KO         

  • C.

    KO2       

  • D.

    K3O

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức hóa học.

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức hóa học chung là KxOy

%K = \(\frac{{39.x}}{{94}}.100 = 82,98\%  \to x = 2\)

Công thức hợp chất X là: K2O.

Đáp án A

Câu 18 :

Liên kết cộng hóa trị là liên kết

  • A.

    được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

  • B.

    trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

  • C.

    được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

  • D.

    giữa các phi kim với nhau.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về liên kết cộng hóa trị.

Lời giải chi tiết :

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

Đáp án A

Câu 19 :

Khối lượng của phân tử Phosphoric acid H3PO4

  • A.

    48 amu.

  • B.

    86 amu.

  • C.

    96 amu.          

  • D.

    98 amu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khối lượng phân tử.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng của phân tử H3PO4 là: 3.1 + 31 + 16.4 = 98amu

Đáp án D

Câu 20 :

Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của carbon, dạng còn lại đó là than chì. Kim cương có độ cứng cao và khả năng quang học cực tốt và chúng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp và đặc biệt những viên kim cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn với giá trị kinh tế rất cao. Nguyên tử của nguyên tố carbon có số hiệu nguyên tử là 6 và số khối là 12. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử carbon là:

  • A.

    18

  • B.

    28.      

  • C.

    11.             

  • D.

    8.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 6.

Số khối = số proton + số neutron = 12

\( \to \)số neutron = 12 – 6 = 6.

Tổng số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử carbon là:  6 + 6 + 6 = 18

Đáp án A

Câu 21 :

Quãng đường di chuyển có quan hệ như thế nào với thời gian khi tốc độ không đổi?

  • A.

    Tăng tuyến tính với thời gian

  • B.

    Giảm tuyến tính với thời gian

  • C.

    Không phụ thuộc vào thời gian

  • D.

    Cả A và B

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào mối quan hệ quãng đường thời gian

Lời giải chi tiết :

Quãng đường di chuyển Tăng tuyến tính với thời gian khi tốc độ không đổi

Đáp án A

Câu 22 :

Công cụ nào có thể dùng để đo tốc độ của xe máy?

  • A.

    Đồng hồ bấm giờ

  • B.

    Thước đo

  • C.

    Tốc kế

  • D.

    La bàn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đo tốc độ

Lời giải chi tiết :

Tốc kế có thể dùng để đo tốc độ của xe máy

Đáp án C

Câu 23 :

Nếu quãng đường di chuyển của một người đi bộ trong 30 phút là 2 km, tốc độ trung bình của người đó là bao nhiêu?

  • A.

    1 km/h

  • B.

    2 km/h

  • C.

    3 km/h

  • D.

    4 km/h

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính tốc độ

Lời giải chi tiết :

Tốc độ trung bình của người đó là: \[v = \frac{s}{t} = \frac{2}{{0,5}} = 4km/h\]

Đáp án D

Câu 24 :

Một chiếc xe đi từ A đến B trong 4 giờ với tốc độ 80 km/h. Quãng đường từ A đến B là:

  • A.

    160 km

  • B.

    200 km

  • C.

    320 km

  • D.

    400 km

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính quãng đường

Lời giải chi tiết :

Quãng đường từ A đến B là: s = v.t = 80.4 = 320 km

Đáp án C

Câu 25 :

Khi xe di chuyển nhanh, thì lực tác dụng lên người lái trong trường hợp tai nạn:

  • A.

    Giảm đi

  • B.

    Không thay đổi

  • C.

    Tăng lên

  • D.

    Không phụ thuộc vào tốc độ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào an toàn giao thông

Lời giải chi tiết :

Khi xe di chuyển nhanh, thì lực tác dụng lên người lái trong trường hợp tai nạn tăng lên

Đáp án C

PHẦN 2. TỰ LUẬN
Lời giải chi tiết :

Tổng số hạt = Số p + Số e + Số n = 34                       (1)      

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt 

→ Số p + Số e – Số n = 10                                         (2)                  

Từ (1) và (2) suy ra Số n = 12 

Nguyên tử trung hòa về điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.

→ Số p = Số e = \(\frac{{34 - 12}}{2} = 11\)

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử M có 2 electron ở lớp ngoài cùng => M nằm ở nhóm IIA

- Nguyên tử M có 3 lớp electron => M nằm ở chu kì 3

=> M thuộc ô số 12, nằm ở nhóm IIA, chu kì 3

- Ô số 12 màu xanh => Nguyên tử M là kim loại

Lời giải chi tiết :

a) Ta có: hoá trị của C và S trong hợp chất cần xác định là (IV).

Công thức hoá học chung: MxOy ; với M là nguyên tố đại diện cho C, S.

Theo quy tắc hoá trị, ta có: x. IV = y x II <=> x : y = II: IV = 1 : 2

Chọn x = 1, y = 2. Vậy công thức hoá học của các hợp chất này là CO2 hoặc SO2

KLPT(CO2) = 12 + 16 x 2 = 44 (amu).

KLPT(SO2) = 32 + 16 x 2 = 64 (amu).

b) Liên kết trong các phân tử CO2, SO2 là liên kết cộng hoá trị.

Lời giải chi tiết :

Tốc độ di chuyển quyết định quãng đường phanh khi xảy ra tình huống bất ngờ. Khi di chuyển nhanh, người lái cần nhiều thời gian và khoảng cách hơn để dừng xe, nên khả năng xảy ra tai nạn tăng lên. Quãng đường di chuyển phụ thuộc vào thời gian và tốc độ, nên việc kiểm soát tốc độ sẽ giúp người lái có thể điều chỉnh kịp thời trong các tình huống đột ngột, giảm nguy cơ gây nguy hiểm.

Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 12

Đề thi giữa kì 1 - Đề số 12

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 11

Đề thi giữa kì 1 - Đề số 11

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 10

Câu 1: Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử calcium có số proton là A. 2. B. 10. C. 18. D. 20.

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 9

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron.

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

Câu 1: Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa có giá trị bằng A. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen.

Xem chi tiết
Đề thi giữa học kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7

Câu 1: Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử? A. Các hạt mang điện tích âm (electron).

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 1 KHTN Chân trời sáng tạo - Đề số 6

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho – Bo? A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử.

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 5

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện là 16. Số lớp eletron và số electron lớp ngoài cùng của X lần lượt là? Nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 13. Số neutron trong X bằng 14. Tên gọi của nguyên tố X là

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 4

Phát biểu nào không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo? Hạt nhân nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong A là

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 3

Nguyên tử của nguyên tố X có số electron bằng 8. Tổng số hạt trong X là 24. X có số neutron là? Trong một nguyên tử có số proton bằng 9, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 2

Nguyên tử của nguyên tố X có số electron bằng 8. Tổng số hạt trong X là 24. X có số neutron là? Trong một nguyên tử có số proton bằng 9, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

Nguyên tử của nguyên tố X có số electron bằng 8. Tổng số hạt trong X là 24. X có số neutron là? Trong một nguyên tử có số proton bằng 9, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là

Xem chi tiết

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.