Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 7>
Tải vềNỘI DUNG ÔN TẬP BÀI TẬP
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
Chủ đề 1: Từ
3. Chế tạo nam châm điện đơn giản
Chủ đề 2: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
1. Khái quát về trao đổi chất ở sinh vật
5. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng
Chủ đề 3: Cảm ứng ở sinh vật
Chủ đề 4: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Chủ đề 5: Sinh sản ở sinh vật
3. Điều khiển điều hòa sinh sản
4. Cơ thể là một thể thống nhất
B. BÀI TẬP
I. Đề bài
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Nam châm hút mạnh nhất ở vị trí nào?
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng về nam châm:
A. Nam châm hút được tất cả các vật bằng kim loại.
B. Nam châm nào cũng có 2 cực một cực gọi là cực Bắc, một cực gọi là cực Nam.
C. Hai nam châm cứ để gần nhau là hút nhau.
D. Kim la bàn là một kim nam châm. Đầu kim la bàn chỉ hướng Bắc là đầu cực Nam của kim nam châm.
Câu 3: Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?
A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
Câu 4: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Dùng kéo.
B. Dùng nam châm.
C. Dùng kìm.
D. Dùng panh.
Câu 5: Chọn phát biểu sai: Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta phải bảo quản nam châm như thế nào?
A. Không nung nóng nam châm hoặc đặt nam châm ở nơi có nhiệt độ cao.
B. Không bẻ gãy, tránh làm va đập nam châm.
C. Nên đặt nam châm vào môi trường nước.
D. Nên đặt một thanh sắt non nối hai từ cực của nam châm hoặc đặt hai nam châm ngược chiều nhau.
Câu 6: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?
A. Vật liệu bị hút.
B. Vật liệu có từ tính.
C. Vật liệu có điện tính.
D. Vật liệu bằng kim loại.
Câu 7: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì
A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
B. cả hai nửa đều mất từ tính.
C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.
D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.
Câu 8: Trong thực tế để tránh ô nhiễm tiếng ồn người ta sử dụng các biện pháp nào sau đây?
A. Xây dựng hàng rào chống ồn được ghép bằng các tấm cách âm để ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc. Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà.
B. Treo biển báo “Cấm sử dụng còi” tại những tuyến đường gần bệnh viện, trường học.
C. Hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân bằng cách tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Trường họp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng còi xe cứu thương.
B. Loa phát thanh vào buổi sáng.
C. Tiếng sấm dội tới tai người trưởng thành.
D. Bệnh viện, trạm xá cạnh chợ.
Câu 10: Người ta ứng dụng hiện tượng phản xạ sóng âm để đo độ sâu của biển. Sóng âm có tần số cao (siêu âm) từ con tàu trên mặt biển phát ra truyền tới đáy biển (Hình vẽ). Tại đó sóng âm bị phản xạ trở lại và được một thiết bị trên tàu ghi lại. Trong một phép đo độ sâu của đáy biển người ta ghi lại được từ lúc phát ra siêu âm đến khi nhận được âm phản xạ là 1,2 s. Biết tốc độ truyền âm trong nước biển là 1 500 m/s. Tính độ sâu của đáy biển.
A. 450 m
B. 900 m
C. 1 500 m
D. 1 800 m
Câu 11: Thực vật có hai hình thức sinh sản vô tính là
A. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.
B. sinh sản sinh dưỡng và nảy chồi.
C. sinh sản bào tử và phân mảnh.
D. nảy chồi và phân mảnh.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sinh sản vô tính ở sinh vật?
A. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chỉ có sự tham gia của một cơ thể (mẹ).
B. Từ một cơ thể mẹ ban đầu tiến hàn sinh sản vô tính luôn tạo ra hai cơ thể con mới.
C. Sinh sản vô tính xuất hiện ở nhiều nhóm sinh vật như: vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động vật.
D. Trong sinh sản sinh dưỡng, cơ thể mới được tạo thành từ các cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
Câu 13: Khi quan sát cây lá bỏng, nhận thấy trên lá cây mọc ra mầm cây con. Sau đó, cây con rơi xuống đất rồi phát triển thành cây bỏng trưởng thành. Hình thức sinh sản của cây lá bỏng là
A. sinh sản sinh dưỡng.
B. nảy chồi.
C. phân đôi.
D. sinh sản bằng bào tử.
Câu 14: Quá trình di chuyển của hạt phấn đến đầu nhụy gọi là
A. thụ tinh.
B. thụ phấn.
C. hình thành quả.
D. hình thành hạt.
Câu 15: Trong quá trình sinh sản hữu tính ở động vật, phôi có thể phát triển thành cơ thể con ở bên ngoài cơ thể mẹ đối với
A. loài đẻ trứng.
B. loài đẻ con.
C. loài đẻ trứng và loài đẻ con.
D. loài sinh sản nảy chồi.
Câu 16: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở sinh vật?
A. Ở thực vật, noãn đã thụ tinh phát triển thành hợp tử, hợp tử phát triển thành hạt.
B. Ở động vật, các loài có hình thức thụ tinh ngoài thường sống ở trên cạn.
C. Ở động vật, phôi phát triển bên trong cơ thể mẹ đối với động vật đẻ trứng và đẻ con.
D. Ở thực vật, nếu không xảy ra thụ tinh, bầu nhụy sẽ phát triển thành quả không hạt.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quả?
A. Phôi phân chia và sinh trưởng dày lên hình thành quả.
B. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
C. Quả có thể là phương tiện để phát tán hạt.
D. Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên, phát triển thành.
Câu 18: Trong điều khiển sinh sản ở động vật, biện pháp nào sau đây có thể thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt?
A. Thay đổi yếu tố môi trường.
B. Thụ tinh nhân tạo.
C. Nuôi cấy phôi.
D. Sử dụng hormone.
Câu 19: Cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể là
A. các hoạt động lấy nước và chất dinh dưỡng.
B. các hoạt động lấy oxygen và carbon dioxide.
C. các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.
D. các hoạt động sống ở cấp độ cơ quan.
Câu 20: Gần đến Tết, người ta thường thắp đèn vào những ruộng hoa cúc vì
A. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài; thắp đèn để kích thích quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
B. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
C. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
D. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
Câu 21: Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?
A. Vì thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.
B. Vì tốc độ thoát hơi nước của các cây trên rất nhanh.
C. Vì cành của các cây trên quá to, khó đứng vững.
D. Vì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây trên kém.
Câu 22: Trinh sản là hình thức sinh sản trong đó
A. chồi được mọc ra từ cơ thể mẹ.
B. mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thể mới.
C. tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cơ thể mới.
D. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
Câu 23: Đâu không phải là ưu điểm của hình thức mang thai và sinh con ở động vật có vú so với hình thức đẻ trứng ở các động vật khác?
A. Được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục.
B. Được bảo vệ tốt hơn trước kẻ thù.
C. Có điều kiện nhiệt độ thích hợp hơn.
D. Có thể tạo ra con non mang đặc điểm giống mẹ.
Câu 24: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì
A. dễ trồng, tốn ít công chăm sóc và cho năng suất quả cao vượt trội.
B. dễ nhân nhanh giống, tốn ít công chăm sóc và cho năng suất quả cao vượt trội.
C. tránh được sâu bệnh gây hại, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 25: Mục đích thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long nhằm
A. kích thích thanh long ra nhiều hoa và tạo quả trái vụ.
B. kích thích khả năng sinh trưởng của cây thanh long.
C. tăng cường khả năng chống chịu của cây thanh long.
D. kéo dài thời gian sinh sản của cây thanh long.
Câu 26: Chiết cành là phương pháp
A. cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi, cắm xuống đất ẩm hoặc giá thể cho cành đó ra rễ và phát triển thành cây mới.
B. dùng bộ phận sinh dưỡng của một cây rồi gắn vào cây khác cho tiếp tục phát triển thành cây mang cành của các cây khác nhau.
C. làm cho cành ra rễ ngay trên cắt, rồi cắt đoạn cành mang rễ đó đem trồng thành cây mới.
D. nuôi cấy tế bào từ mô hoặc các phần của cơ thể thực vật trong môi trường thích hợp, ở điều kiện vô trùng để tạo thành cây con.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính ở sinh vật?
A. Tạo giống cây sạch bệnh.
B. Duy trì được tính trạng tốt ở sinh vật phục vụ cho con người.
C. Tạo ra thế hệ cây con có nhiều đặc tính mới nhờ lai tạo.
D. Nhân nhanh giống cây trồng giúp hạ thấp giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 28: Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có hình thức sinh sản vô tính?
A. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.
B. Sứa, thủy tức, trùng roi, hải quỳ, san hô.
C. Sứa, san hô, giun đất, tôm, cua, thủy tức.
D. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.
Câu 29: Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình tạo ra cơ thể mới từ
A. một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
B. sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
C. sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
D. cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
Câu 30: Sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử xảy ra trong giai đoạn nào của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật?
A. Giai đoạn hình thành giao tử.
B. Giai đoạn thụ tinh.
C. Giai đoạn phát triển phôi.
D. Giai đoạn đẻ con.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa?
A. Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
B. Hoa đơn tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.
C. Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên cùng một hoa.
D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.
Câu 32: Sinh sản vô tính khác sinh sản hữu tính ở đặc điểm nào dưới đây?
A. Các cơ thể con thích nghi tốt với đời sống thay đổi do có sự đa dạng về mặt di truyền.
B. Các cơ thể con có đặc điểm giống bố mẹ và có đặc điểm khác bố mẹ.
C. Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành con non.
D. Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành con non.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn?
A. Thụ tinh nhân tạo có tác dụng là sử dụng hiệu quả các con đực mang đặc điểm tốt.
B. Điều khiển giới tính đàn con bằng cách sử dụng hormone hoặc lọc, tách tinh trùng.
C. Sử dụng hormone nhân tạo để kích thích ra hoa, phân hóa hoa đực hoặc hoa cái.
D. Kích thích cây thanh long ra hoa trái vụ bằng cách tưới nước liên tục vào ban đêm.
Câu 34: Trong các hoạt động sống, hoạt động sống nào là cơ bản và làm nền tảng cho các hoạt động sống khác?
A. Sinh trưởng và phát triển.
B. Cảm ứng.
C. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
D. Sinh sản.
Câu 35: Tại sao vào mùa đông, cây trồng lại ít bị sâu ăn lá hơn so với các mùa khác trong năm?
A. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng nhiều.
B. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do nhiệt độ lạnh.
C. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do độ ẩm thấp.
D. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.
Câu 36: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì
A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản.
D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản.
Câu 37: Sinh trưởng là
A. quá trình tăng về chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
B. quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
C. quá trình tăng về khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
D. quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
Câu 38: Ở thực vật Một lá mầm, mô phân sinh lóng nằm ở vị trí
A. các mắt của thân, có tác dụng làm tăng chiều dài của rễ.
B. các mắt của thân, có tác dụng làm tăng chiều dài của lóng.
C. chồi ngọn, có tác dụng làm tăng chiều dài của thân và cành.
D. chồi nách, có tác dụng làm tăng chiều ngang của lóng.
Câu 39: Nếu thiếu nước, sự sinh trưởng và phát triển của thực vật sẽ
A. diễn ra bình thường.
B. diễn ra chậm hoặc ngừng lại.
C. ngay lập tức bị dừng lại.
D. diễn ra nhanh chóng hơn.
Câu 40: Trong quá trình trồng rừng, người trồng rừng thường để mật độ dày khi cây còn non. Biện pháp này nhằm
A. kích thích cây ra nhiều rễ và cành nhánh.
B. kích thích cây phát triển về chiều cao và thẳng.
C. kích thích thân cây phát triển đường kính.
D. kích thích cây ra nhiều cành và lá.
Phần tự luận
Câu 1:Quan sát hai thanh nam châm đặt trong ống thủy tinh ở hình vẽ. Tại sao thanh nam châm B lại lơ lửng phía trên thanh nam châm A?
Câu 2:Nêu đặc điểm của đường sức từ xuất hiện trong lòng nam châm chữ U. Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào?
Câu 3: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau và xảy ra hiện tượng như hình vẽ. Mô tả hiện tượng và tên từ cực của hai đầu A, B của thanh nam châm
Câu 4: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:
Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?
Câu 5: Khi nào thì nam châm điện có khả năng hút các vật bằng sắt, thép?
Câu 6: Trình bày khái niệm từ phổ, cách tạo từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.
Câu 7: Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật như thế nào? Tại sao quang hợp ở thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ?
Câu 8: Cho biết điểm khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?
Câu 9: Em hãy làm rõ ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính trong trồng trọt.
Câu 10: Chứng minh quang hợp là tiền đề của sự hô hấp tế bào?
II. Đáp án
Phần trắc nghiệm
1A |
2B |
3D |
4B |
5C |
6B |
7C |
8D |
9D |
10B |
11A |
12B |
13A |
14B |
15A |
16D |
17A |
18D |
19C |
20B |
21A |
22C |
23D |
24D |
25A |
26C |
27C |
28B |
29C |
30B |
31B |
32C |
33D |
34C |
35D |
36B |
37D |
38B |
39B |
40B |
Phần tự luận
Câu 1: Quan sát hai thanh nam châm đặt trong ống thủy tinh ở hình vẽ. Tại sao thanh nam châm B lại lơ lửng phía trên thanh nam châm A?
Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức đã học về từ trường
Cách giải
Thanh nam châm B lại lơ lửng phía trên thanh nam châm A vì lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau
Câu 2: Nêu đặc điểm của đường sức từ xuất hiện trong lòng nam châm chữ U. Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào?
Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức đã học về từ trường
Cách giải
Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện Trong lòng của một nam châm chữ U
Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng Cực Bắc chỉ hướng Bắc, cực Nam chỉ hướng Nam
Câu 3: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau và xảy ra hiện tượng như hình vẽ. Mô tả hiện tượng và tên từ cực của hai đầu A, B của thanh nam châm
Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức đã học về từ trường
Cách giải
Chúng hút nhau, đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam
Câu 4: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:
Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?
Cách giải
Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm
Câu 5: Khi nào thì nam châm điện có khả năng hút các vật bằng sắt, thép?
Cách giải
Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì nam châm điện có khả năng hút các vật bằng sắt, thép
Câu 6: Trình bày khái niệm từ phổ, cách tạo từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.
Phương pháp giải
Lý thuyết từ phổ
Cách giải
- Khái niệm từ phổ: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.
- Cách tạo từ phổ bằng mạt sắt và nam châm: Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa trong, phẳng. Đặt tấm nhựa này lên trên một thanh nam châm rồi gõ nhẹ.
Câu 7: Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật như thế nào? Tại sao quang hợp ở thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ?
Phương pháp giải
Lý thuyết quang hợp ở thực vật
Cách giải
- Ánh sáng mạnh hoặc yếu có thể làm quang hợp của cây xanh tăng lên hoặc giảm xuống.
- Quang hợp ở thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ vì :
+ Quang hợp ở thực vật chỉ diễn ra ở điều kiện nhiệt độ bình thường trong khoảng 20-30 độ C.
+ Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì quá trình quang hợp ở thực vật sẽ bị giảm hoặc ngưng trệ. Nên quang hợp ở thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 8: Cho biết điểm khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?
Phương pháp giải
Lý thuyết sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Cách giải
- Sinh trưởng: Quá trình tăng kích thước cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển: Quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
Câu 9: Em hãy làm rõ ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính trong trồng trọt.
Phương pháp giải
Lý thuyết nhân giống vô tính
Cách giải
- Ưu điểm:
+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.
+ Tạo ra số lượng lớn cá thể mới trong một thời gian ngắn.
- Nhược điểm:
Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền vì vậy khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết.
Câu 10: Chứng minh quang hợp là tiền đề của sự hô hấp tế bào?
Phương pháp giải
Lý thuyết mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
Cách giải
- Quang hợp là quá tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
- Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp → Quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại
- Đề thi học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 1
- Đề thi học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 2
- Đề thi học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 3
- Đề thi học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 4
- Đề thi học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 5
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay